Trạm thu phí số 1 QL5 thuộc địa bàn huyện Văn Lâm, Hưng Yên. (Ảnh: Di Linh) |
Liên quan đến việc tài xế phản đối trạm thu phí số 1 QL5, theo tìm hiểu của chúng tôi, Thường trực Chính phủ đã quvết định giao Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) chủ trì đầu tư tuyến đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng (tại Quyết định 1621/QĐ-TTg ngày 29/11/2007).
Để thực hiện nhiệm vụ này, VDB đã thành lập Tổng công ty Phát triển hạ tầng và Đầu tư tài chính Việt Nam (Vidifi) và được Thủ tướng Chính phủ giao làm chủ đầu tư Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng.
Theo Vidifi, để xây dựng đường cao tốc, số vốn huy động đầu tư rất lớn. Ngoài mặt bằng sạch, Nhà nước phải hỗ trợ từ 30%-50%.
Đối với Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, do ngân sách hạn chế, không có đủ vốn để tham gia ngay từ đầu phần thực hiện của Nhà nước theo hình thức PPP nên Nhà nước đã quvết định thực hiện đầu tư dự án này theo cơ chế thí điểm.
Cụ thể là giao cho Vidifi thu phí tại 2 trạm thu phí QL5 để tạo nguồn thu hồi vốn đầu tư đường cao tốc trước khi có chủ trương thu phí bảo trì đường bộ và thành lập quỹ bảo trì đường bộ.
"Thực chất, đây là hình thức hỗ trợ, tham gia của nhà nước vào dự án bằng nguồn vốn ngân sách từ thu phí", Vidifi thông tin.
Cũng theo Vidifi, cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đã hoạt động gần 3 năm nay và phát huy hiệu quả như rút ngắn thời gian từ Hà Nội đi Hải Phòng chỉ còn 1 giờ (giảm 2,5 giờ so với QL5).
"Các phương tiện hưởng lợi sau khi cao tốc Hà Nội - Hải Phòng đi vào hoạt động. Dự án này cũng góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế, xã hội vùng kinh tế Bắc Bộ", Vidifi cho hay.
QL5 có miễn thu phí với một số đối tượng. (Ảnh: Di Linh) |
Liên quan đến việc đầu tư xây dựng đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng, theo tìm hiểu của chúng tôi, ngày 29/11/2007, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1621/QĐ-TTg về một số cơ chế, chính sách thí điểm đầu tư cho dự án này.
Theo đó, về vốn góp thực hiện dự án, Quyết định cho phép Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) được dùng vốn huy động dài hạn và một phần vốn điều lệ để góp 51% vổn điều lệ của Vidifi trên cơ sở không làm ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước do VDB hiện đang quản lý.
Quyết định 1621 cũng cho phép Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (VCB) được góp 29% vốn điều lệ của Vidifi.
Về vốn vay thực hiện dự án, VDB và VCB thu xếp cho Vidifi vay với tỉ lệ tương ứng là 70% và 30% trong tổng số vốn vay (kể cả vốn lưu động) để thực hiện đầu tư.
Để thu hồi vốn đầu tư, Vidifi được quyền quyết định mức thu phí đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng theo từng thời kì, để đảm bảo hoàn vốn, nhưng vẫn thu hút được các Chủ phương tiện đi vào đường cao tốc.
Vidifi cũng được quản lý, thu phí trên QL5 ngay sau khi được Bộ GTVT bàn giao lại cho đến hết thời gian kinh doanh BOT Dự án đường ô tô cao tốc Hà Nội - Hải Phòng với mức thu phí theo quy định của Bộ Tài chính.
Vidifi thông tin vụ tài xế đâm barie, không trả phí ở QL5 đến công an Hưng Yên
Vidifi cho biết đã thông tin vụ tài xế đâm barie, không trả phí ở trạm thu phí số 1 QL5 đến công an tỉnh ... |
Từ 20/9, người dân có được đi thử tàu Cát Linh - Hà Đông?
Ngày 20/9, Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh - Hà Đông sẽ tiến hành vận hành thử liên động. |
'Phản đối trạm thu phí số 1 QL5': Tài xế muốn phát hình trực tiếp đối thoại trên mạng xã hội
Nhiều tài xế phản đối trạm thu phí số 1 QL5 muốn phát hình trực tiếp khi đối thoại với đơn vị quản lý trạm ... |
Nhiều người xua tay ra hiệu tài xế không trả phí ở QL5
Chiều 17/9, nhiều tài xế đã tụ tập phản đối trạm thu phí số 1 QL5. Nhiều người đã xua tay ra hiệu tài xế ... |
Thu phí trên QL5: Tài xế lại chất vấn nhân viên bán vé
Ngày 16/9, tài xế lại chất vấn nhân viên bán vé ở trạm thu phí số 1 QL5 - trạm hoàn vốn cho cao tốc ... |