Tài xế Uber, Grab tung chiêu kén khách, tăng giá gấp 4 khi mưa

Không chỉ tăng giá dịch vụ lên tới 4 lần, nhiều tài xế còn tung đủ chiêu trò để chọn khách sao có lợi cho mình.

Chị Hạnh, ở quận 5 cho biết, hôm 19/11 mặc dù trời mưa không quá lớn nhưng gọi xe cả tiếng đồng hồ vẫn không được. Ban đầu chị gọi các dịch vụ taxi công nghệ như Uber và Grad đi từ đường Lê Đức Thọ về An Bình (quận 5) thông thường chỉ 140.000-150.000 đồng nhưng nay dù trời mưa lất phất giá dịch vụ tăng lên chóng mặt, tới 617.000 đồng, gấp 4 lần so với khi trời nắng. Không những vậy, khi gọi xe tài xế còn liên tục dò hỏi đi về đâu.

Khi chị Hạnh yêu cầu vào hẻm đón vì có trẻ nhỏ thì tài xế liền “xuất chiêu” xe bị hỏng và yêu cầu khách hủy chuyến để tài xế không bị trừ tiền. Thậm chí có những tài xế tự hủy luôn chuyến và không hề gọi lại để giải thích cho khách hàng.

tai xe uber grab tung chieu ken khach tang gia gap 4 khi mua

Dịch vụ gọi xe ngày càng tung nhiều chiêu trò. Ảnh minh họa.

“Tôi gọi tới 4 lần đều không được dịch vụ. Thấy vậy, tôi liền chuyển qua gọi taxi truyền thống. Ngày thường taxi truyền thống giá cũng chỉ tầm 170.000-180.000 đồng, nhưng nay cũng tăng lên 240.000 đồng. Tổng đài liên tục đề xuất tài xế cho tôi nhưng khi hỏi lịch trình di chuyển thì tài xế tự hủy mà không giải thích. Thậm chí họ còn liên tục cáu gắt và hủy chuyến nếu khách không đứng ở chỗ tài xế yêu cầu”, chị Hạnh nói.

Không chỉ chị Hạnh, mà anh Hòa khách hàng gọi xe trong buổi sáng nay cũng khá bức xúc khi đặt Grab 7 chỗ, trên xe có 2 em bé và 3 người lớn với lộ trình từ quận 1 về Tân Bình, giá cước trên 200.000 đồng. Tuy nhiên, xe chạy được 2 phút thì tài xế nói chuyến đã bị hủy, không giải thích thêm, rồi yêu cầu hành khách xuống xe.

Một trường hợp khác là chị Lan, ở quận 1 muốn di chuyển từ đường Trần Hưng Đạo (quận 1) sang siêu thị co.opmart Cống Quỳnh cách đó vài km, cũng liên tục bị hủy chuyến. “Tôi là khách hàng thường xuyên sử dụng Uber vì dịch vụ này tôn trọng khách hàng. Trên app của tài xế chỉ hiển thị điểm đến, nên tài xế không biết được chuyến đi của tôi ngắn hay dài. Vì vậy, họ gọi điện và hỏi khéo tôi đi đâu để đến đón, nên khi biết quãng đường thì chưa đầy 2 phút sau tài xế gọi lại nhờ tôi hủy chuyến, vì xe bị hư”, chị Lan nói.

Chia sẻ với VnExpress, anh Nghĩa tài xế hãng taxi truyền thống cho biết, thông thường ngày mưa họ rất dễ kiếm khách nên dù đã kết nối với một khách hàng trước đó rồi nhưng khi thấy khách ngoài đường vẫy tay thì tài xế sẵn sàng hủy chuyến để chở người gần mình hơn, đỡ phải gọi điện và chờ đợi.

Còn theo anh Thành, một tài xế Uber cho biết, sở dĩ nhiều tài xế hủy những chuyến đi gần hoặc các chuyến có trẻ em hoặc trong hẻm là vì thu nhập của họ không còn cao như trước đây, nên họ chọn cách sử dụng song song ứng dụng Uber và Grab. Nếu chuyến đi bên Uber mà khách hàng di chuyển gần và trả bằng thẻ thì tài xế sẽ rất ngần ngại. Đúng lúc ấy có chuyến đặt xe từ hệ thống Grab mà khách trả bằng tiền mặt thì tài xế sẵn sàng hủy chuyến để chở khách nào có lợi hơn.

Mặt khác, vì Uber có chính sách tính tiền nếu khách tự hủy chuyến nên tài xế nhờ khách hủy để không bị trừ tiền. Thông thường mỗi chuyến hủy có phí là 15.000 đồng. Còn việc giá liên tục tăng khi trời mưa là do thời điểm đó nhiều khách gọi nhưng xe ít thì giá sẽ cao và lên liên tục nếu lượng khách càng tăng.

tai xe uber grab tung chieu ken khach tang gia gap 4 khi mua Uber chặn quyền truy cập của tài xế sau khi bị tố đánh khách nữ rách môi, bầm mặt

Sau khi bị khách hàng tố đánh rách môi, bầm mặt, Uber đã ngay lập tức chặn quyền truy cập của tài xế vào ứng ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.