Tận mắt chứng kiến cơ sở sản xuất cà phê từ bột đá và pin ở Đắk Nông

Ước tính cơ sở này đang dự trữ khoảng hơn 20 tấn cà phê được làm bằng vỏ cà phê, bột đá ngâm tẩm với nước bột pin đèn.

Đến trưa 17/4, Phòng Cảnh sát Môi trường PC49, Công an tỉnh Đắk Nông tiếp tục phối hợp với các lực lượng chức năng kiểm đếm, tiếp tục điều tra làm rõ các hành vi vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm tại cơ sở chế biến cà phê từ bột đá và pin, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây hại đến sức khỏe con người.

Đây là cơ sở chế biến cà phê của bà Nguyễn Thị Thanh Loan, tại thôn 13, xã Đăk Wer, huyện Đăk Rlấp, tỉnh Đắk Nông.

Theo cơ quan chức năng, ước tính cơ sở này đang dự trữ khoảng hơn 20 tấn cà phê được làm bằng vỏ cà phê, bột đá ngâm tẩm với nước bột pin đèn. Toàn bộ đang chuẩn bị đưa đi các tỉnh tiêu thụ nếu không bị phát hiện.

tan mat chung kien co so san xuat ca phe tu bot da va pin o dak nong
Những đồ dùng nhếch nhác trong quy trình sản xuất cà phê.

Cơ sở sản xuất này được chia thành hai khu riêng biệt, nằm phía sau một tòa nhà được xây kiên cố. Một khu chứa nguyên liệu bao gồm vỏ cà phê, bột đá, bột pin đèn, nhiều thùng đựng nước màu đen, máy trộn và lò sấy.

Nằm cạnh đó là kho chứa thành phẩm, bao gồm hàng trăm bao cà phê chuẩn bị xuất xưởng.

tan mat chung kien co so san xuat ca phe tu bot da va pin o dak nong
Nước hòa từ bột pin có màu đen đặc để chuẩn bị cho công đoạn trộn với vỏ cà phê và cà phê tạp.

Theo một cán bộ Phòng Cảnh sát môi trường, cà phê ở đây được sản xuất theo kiểu: vỏ cà phê trộn với bột đá, cà phê thải loại ngâm qua nước pha bột pin, trong đó thành phần chủ yếu là bột đá và vỏ cà phê.

Sau khi ngâm, ủ với nước bột pin, tất cả nguyên liệu được cho vào một máy trộn cỡ lớn để có màu đồng nhất trước khi đưa vào một lò sấy thủ công nằm ngay cạnh đó.

tan mat chung kien co so san xuat ca phe tu bot da va pin o dak nong
Sau đó cà phê tạp chất được trộn đều trong máy trộn.

Thành phẩm là những bao cà phê bẩn, được đóng bao xuất đi nhiều nơi, mỗi bao có trọng lượng khoảng 50-70kg. Trong những bao này, bằng mắt thường có thể thấy thành phần cà phê rất ít và tất cả bị vỡ vụn.

Theo một cán bộ công an địa phương, cơ sở sản xuất cà phê này hoạt động từ năm 2016, toàn bộ nhân công của xưởng là người địa phương khác về đây làm. Xưởng nằm ở một bãi đất trống, không gần với khu dân cư và lúc nào cũng đóng cửa kín mít.

tan mat chung kien co so san xuat ca phe tu bot da va pin o dak nong
Sau khi trộn đều cà phê dởm được sấy thủ công.

Trong khi đó, theo lời khai của chủ cơ sở- Nguyễn Thị Thanh Loan, từ đầu năm tới nay, cơ sở sản xuất này cung cấp ra thị trường khoảng 3 tấn cà phê bẩn.

tan mat chung kien co so san xuat ca phe tu bot da va pin o dak nong
Theo lực lượng chức năng, cơ sở sản xuất này đã đóng gói hàng chục tấn cà phê bẩn và chuẩn bị đưa ra thị trường tiêu thụ.

Nguyên liệu được thu gom từ nhiều nơi, với giá thành rẻ. Cục pin cũng được thu gom về với số lượng lớn, đập dẹp, dùng lõi pin hòa với nước rồi nhuộm vào cà phê, đóng gói bán ra thị trường.

Hiện vụ việc vẫn đang được tiếp tục điều tra, làm rõ.

tan mat chung kien co so san xuat ca phe tu bot da va pin o dak nong Tác hại kinh hoàng khi 'nhuộm' cà phê bằng lõi pin

Nếu lượng mangan trong lõi pin khô hấp thu vào cơ thể cao có thể gây suy giảm trí nhớ, ảnh hưởng hệ thần kinh, ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.