Tăng cường giám sát hoạt động phát hành trái phiếu, 'nắn' thị trường BĐS phát triển lành mạnh

Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước kiểm soát chặt chẽ dòng tiền vào các lĩnh vực có tính đầu cơ; tăng cường kiểm tra các tổ chức tín dụng liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu của tổ chức tín dụng và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp. Bộ Xây dựng khắc phục bất cập, hạn chế và triển khai đồng bộ giải pháp phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, ổn định.

Nghị quyết số 50 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2022 về việc khẩn trương thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội nêu rõ, thời gian tới, tình hình thế giới, khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường và khó dự báo.

Đặc biệt, ảnh hưởng của cuộc xung đột tại Ukraine khiến khả năng phục hồi của kinh tế thế giới khó khăn hơn và dự báo tăng trưởng thấp hơn năm 2021. Rủi ro trên thị trường tài chính, tiền tệ quốc tế gia tăng; áp lực lạm phát, giá nguyên vật liệu, giá xăng dầu và nhiều hàng hóa cơ bản khác tăng cao. Trong khi đó, tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp; biến đổi khí hậu, thiên tai, bão lũ, thời tiết cực đoan ngày càng khó lường, tác động ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.

Trong bối cảnh đó, Chính phủ yêu cầu các bộ, cơ quan, địa phương tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp tại các Nghị quyết của Trung ương, Quốc hội, Chính phủ và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ; tập trung vào một số nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm. 

Trong đó, Ngân hàng Nhà nước triển khai các giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng; tập trung xử lý và hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh. Khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm lãi suất cho vay, tăng khả năng tiếp cận tín dụng cho doanh nghiệp, người dân.

Đặc biệt, hướng tín dụng vào sản xuất, kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên; kiểm soát chặt chẽ dòng tiền vào các lĩnh vực có tính đầu cơ. Tăng cường hiệu quả giám sát, thanh tra, kiểm tra các tổ chức tín dụng liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu của tổ chức tín dụng và đầu tư trái phiếu doanh nghiệp.

Bộ Xây dựng chủ trì, phối hợp với cơ quan, địa phương rà soát các cơ chế, chính sách hiện hành để khắc phục những bất cập, hạn chế và triển khai đồng bộ các giải pháp phát triển thị trường bất động sản lành mạnh, ổn định, bền vững.

Chính phủ cũng yêu cầu bộ này tích cực triển khai chương trình nhà ở cho công nhân, nhất là trong các khu công nghiệp. 

Bộ Giao thông vận tải chủ trì, phối hợp tập trung triển khai, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng các dự án giao thông quan trọng quốc gia như Cảng hàng không quốc tế Long Thành; đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông; các tuyến đường bộ kết nối Tây Nguyên với miền Trung; các tuyến đường bộ cao tốc vùng Đông Nam Bộ, đồng bằng sông Cửu Long).

Khẩn trương hoàn thiện hồ sơ, trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư các dự án giao thông quan trọng quốc gia: Ba dự án đường cao tốc: Khánh Hòa - Buôn Ma Thuột, Biên Hòa - Vũng Tàu, Châu Đốc - Cần Thơ - Sóc Trăng.

Bộ Công an tập trung đấu tranh, trấn áp các loại tội phạm, nhất là tội phạm liên quan đến tín dụng đen, chiếm đoạt tài sản, gây rối trật tự công cộng, chứng khoán, trái phiếu doanh nghiệp, đất đai, lợi dụng dịch bệnh để trục lợi.

Về giải ngân kế hoạch vốn đầu tư năm 2022, Chính phủ yêu cầu người đứng đầu các bộ, cơ quan, địa phương coi đây là một nhiệm vụ chính trị trọng tâm của năm. Cần có các giải pháp quyết liệt thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công, đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng, tiến độ thi công, chủ động tháo gỡ khó khăn, vướng mắc liên quan đến đất đai, tài nguyên.

Đồng thời, khẩn trương rà soát, kiên quyết điều chuyển kế hoạch vốn giữa các dự án chậm giải ngân sang dự án có tiến độ giải ngân tốt, còn thiếu vốn...; chịu trách nhiệm toàn diện trước Chính phủ, Thủ tướng về việc chậm giải ngân, gây lãng phí, thất thoát vốn, tài sản nhà nước.

Chính phủ giao các Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính thường xuyên kiểm tra, đôn đốc tình hình thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, báo cáo Chính phủ hàng tháng, đề xuất các giải pháp xử lý kịp thời để bảo đảm mục tiêu đề ra.

Về Báo cáo quy định giới hạn quy mô diện tích sử dụng đất theo từng giai đoạn đối với các khu công nghiệp có quy mô diện tích trên 500 ha trong dự thảo Nghị định về quản lý khu công nghiệp và khu kinh tế, Chính phủ giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, tiếp thu ý kiến thành viên Chính phủ để hoàn thiện dự thảo Nghị định theo hướng có cơ chế linh hoạt, thuận lợi đối với các khu công nghiệp có quy mô đầu tư lớn, tạo cụm liên kết ngành tại các khu vực có lợi thế phát triển, đặc biệt là tại các Vùng kinh tế trọng điểm. Nghiên cứu đơn giản hóa thủ tục thực hiện mở rộng khu công nghiệp; trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ký ban hành.

chọn
Tiến độ Vinhomes Vũ Yên
Vinhomes Vũ Yên có tổng diện tích hơn 877 ha, tổng mức đầu tư 44.044 tỷ đồng. Vingroup cho biết, đến nay đã hoàn thành xây dựng và đi vào hoạt động 46 căn shophouse và 1.076 căn nhà liền kề...