Nhiều người sử dụng dầu dừa mà không biết đó là chất độc | |
Các loại dầu tự nhiên giúp tóc suôn mượt |
Dầu dừa có một số lợi ích là do chứa các axit béo chuỗi trung bình (MCFA) được gọi là chất béo lành mạnh.
Dầu dừa cũng chứa các đặc tính kháng khuẩn và kháng nấm, giúp hỗ trợ điều trị các vấn đề về da như eczema và bệnh vẩy nến, cải thiện hệ thần kinh.
Tuy nhiên, có sự khác biệt lớn giữa dầu dừa nguyên chất tự nhiên và dầu dừa qua chế biến từ các công ty. Dầu dừa mua sẵn có thể tiềm ẩn những tác dụng phụ dưới đây:
1. Xuất hiện mụn trứng cá
Nếu bạn đã từng sử dụng dầu dừa để giảm mụn thì bạn nên dừng hành động này ngay. Sự hiện diện của axit lauric trong dầu dừa thường hỗ trợ tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Điều này chỉ có hiệu quả nếu da của bạn không có dầu, nếu không có thể khiến mụn trứng cá mọc lên nhiều hơn.
Bạn có thể sử dụng các loại tinh dầu khác pha trộn với dầu dừa để giảm mụn trứng cá.
2. Có thể gây hại cho tim
Tiêu thụ ít chất béo bão hòa và nhiều chất béo không bão hòa là cách tốt nhất để giữ cho trái tim của bạn khỏe mạnh, theo Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ. Dầu dừa được biết là chứa nhiều chất béo bão hòa, có thể gây hại cho tim của bạn bởi vì nó làm tăng cholesterol xấu đến mức độ lớn hơn so với dầu thực vật không no.
Trong 100 g dầu dừa chứa 87 g chất béo bão hòa. Dầu dừa chứa hơn 80% chất béo bão hòa. Với tỉ lệ chất béo bão hòa cao, các nhà nghiên cứu cho rằng nó làm tăng LDL (cholesterol xấu) có tác động không tốt đến sức khỏe tim mạch.
3. Gây nhức đầu
Những người thường xuyên sử dụng dầu dừa để giải độc, đặc biệt là nhiễm trùng nấm men thường bị đau đầu. Điều này xảy ra là vì các axit béo chuỗi trung bình hiện diện trong dầu dừa phá vỡ các tế bào nấm men, làm giải phóng độc tố nấm vào máu gây đau đầu.
4. Tăng mức cholesterol
Một báo cáo của Trường Y Harvard cho biết dầu dừa không thực sự lành mạnh so với các loại dầu thực vật khác như dầu đậu nành hoặc dầu ô liu, do hàm lượng chất béo bão hòa cao và nó làm tăng mức cholesterol xấu.
5. Có thể gây tiêu chảy
Một số người tiêu thụ dầu dừa bằng đường uống để chống nhiễm khuẩn trong cơ thể. Quá trình tiêu diệt vi khuẩn và vi sinh vật gây hại khác có thể dẫn đến các tác dụng phụ ngắn hạn như tiêu chảy.
Tiêu chảy xảy ra do hàm lượng chất béo cao trong dầu dừa. Để giảm tác dụng phụ này, bạn nên dùng dầu dừa với số lượng nhỏ hơn và sau đó tăng dần.
6. Có thể gây tổn thương gan
Các axit béo chuỗi trung bình có trong dầu dừa được vận chuyển đến gan để chuyển hóa thành năng lượng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, tốc độ mà các axit béo chuỗi trung bình này được vận chuyển đến gan có thể gây áp lực lên gan, nghiêm trọng hơn, có thể làm hỏng cơ quan này.
7. Dị ứng
Nếu bạn nhạy cảm với dầu dừa, bạn có thể bị dị ứng bao gồm phát ban, buồn nôn, chàm da, nôn mửa và sốc phản vệ. Nếu bạn có những triệu chứng dị ứng như sưng mặt và nhịp tim nhanh, hãy đến gặp bác sĩ ngay lập tức.
8. Tránh sử dụng dầu dừa làm chất bôi trơn
Nếu bạn dễ bị nhiễm trùng âm đạo, chẳng hạn như nhiễm nấm men, sử dụng dầu dừa làm chất bôi trơn không phải là lựa chọn an toàn. Bởi vì dầu dừa có tính chất kháng nấm và kháng khuẩn, làm thay đổi sự cân bằng pH của âm đạo, gây ra nhiễm nấm men. Do đó, tốt hơn là tránh sử dụng dầu dừa làm chất bôi trơn.
Bạn nên dùng bao nhiêu dầu dừa trong một ngày?
Vì dầu dừa có hàm lượng chất béo bão hòa cao, nên chỉ nên cần bổ sung một lượng nhỏ trong chế độ ăn uống cân bằng và lành mạnh.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng chỉ 2 muỗng nhỏ dầu dừa là một liều hiệu quả vì nó cung cấp 18 g axit béo chuỗi trung bình, nằm trong mức an toàn từ 15-30 g, đã được chứng minh là làm tăng tỷ lệ trao đổi chất. Ngoài dầu dừa, trong chế độ ăn uống của bạn nên bổ sung cả dầu ô liu, bơ và quả hạch.