Taxi dán decal phản đối Uber/Grab: 'Gậy ông đập lưng ông'

Hàng loạt taxi truyền thống dán decal phản đối sự có mặt của Grab cũng như Uber trên sân chơi vận tải nhưng liệu đây là hành động khôn ngoan hay cú "gậy ông đập lưng ông".

Hàng loạt taxi truyền thống dán decal phản đối sự có mặt của Grab cũng như Uber trên sân chơi vận tải nhưng liệu đây là hành động tự phát hay dấu hiệu từ sự bội tín của doanh nghiệp?

Những ngày qua, nhiều hình ảnh được chụp lại tại TP.HCM phản ánh việc nhiều taxi của hãng Vinasun dán khẩu hiệu phản đối Grab và Uber. Cụ thể, dòng chữ được dán phổ biến như: “Đề nghị dừng thí điểm Uber, Grab vì quá nhiều bất công về điều kiện kinh doanh”, “Yêu cầu Uber, Grab phải tuân thủ pháp luật Việt Nam”

taxi dan decal tu phat hay dau hieu tu su boi tin cua doanh nghiep
Một chiếc taxi 4 chỗ ngồi của hãng Vinasun chạy trên đường Nguyễn Văn Cừ, TP HCM vào chiều 9/10. (Ảnh: Đại Việt)

Đầu tiên, hãy xét về hành động này của các lái xe. Liệu đó có phải là điều nên làm? Tất nhiên, câu trả lời là không. Chưa nói đến luật, việc các lái xe taxi truyền thông dán decal trên phần nào đã làm cho dư luận chú ý nhưng lại hướng ánh mắt tiêu cực đến họ.

Trở lại câu chuyện liên quan đến Grab và Uber nhưng ở thị trường dành cho xe máy. Cuộc chiến Grab và xe ôm truyền thống từng lan truyền trên khắp các phương tiện truyền thông. Và rồi thì, kết quả bên nào giành chiến thắng?

Chẳng ai khẳng định nhưng khi mà Grab cứ tăng vùn vụt số lượng đầu xe, từ 6.000 xe đăng ký lên 30.000 xe chỉ trong vài tháng, người ta cũng đủ biết rằng, đâu là nơi mà dư luận ủng hộ.

Grab chiếm ưu thế trên chính sở trường của họ: thị trường xe ôm. Còn Uber - dường như đang mắc kẹt trong cuộc chiến với taxi truyền thống - dù họ đang vượt qua được Grab về thị phần xe ô tô.

Việc dán decal trên các xe Vinasun xứng đáng bị lên án khi một lần nữa, những người mang danh truyền thống lại thất thế.

Thông tin các hãng taxi cắt giảm vài nghìn nhân viên cũng xuất hiện và nó cho thấy sự túng quẫn. Thế nhưng, túng quẫn thì đâu nên làm liều?

Thứ hai, khi xét về luật, nội dung của những tấm decal cũng đã có dấu hiệu vi phạm. Cụ thể, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) cho biết sẽ kiểm tra việc dán khẩu hiệu phản đối xe Grab, Uber sau đuôi xe.

taxi dan decal tu phat hay dau hieu tu su boi tin cua doanh nghiep
Cuộc chiến chưa đi đến hồi kết.

Rõ ràng, việc nhắc đến tên đối thủ cạnh tranh ngay trên "cần câu cơm" là những chiếc xe taxi của mình là một hành động "gậy ông đập lưng ông", công kích chẳng được mà còn vướng phải vòng pháp lý.

Thêm vào đó, rất nhiều lãnh đạo tại các tỉnh thành từng khẳng định không thể bắt Uber/Grab ngừng hoạt động - vì loại hình này giống như việc chuyển hợp đồng bằng giấy sang hợp đồng điện tử và khách hàng là người chủ động yêu cầu dịch vụ.

Câu hỏi tiếp theo được đưa ra là liệu đây là hành động dán decal một cách tự phát của cánh lái xe - những lao động trực tiếp - hay dấu hiệu của sự bội tín đến từ các doanh nghiệp vận hành?

Tự phát? Tất nhiên, khả năng này hoàn toàn có thể xảy ra khi mà những lái xe taxi truyền thống quá bức xúc với Uber/Grab và bản thân họ cũng muốn mình được ưu tiên vì tiền thuế họ đã phải nộp.

Tuy nhiên, đây cũng có thể xem là một hành động bội tín đến từ các doanh nghiệp taxi. Những doanh nghiệp luôn cam kết phục vụ khách hàng một cách tốt nhất. Thế nhưng khi gặp khó khăn, thay vì thay đổi để thích nghi họ lại nhắm vào đối thủ để công kích, và vẫn mong muốn đặt quyền lợi của mình trên lợi ích của "thượng đế" của họ.

Về lý thuyết, để tăng cường cạnh tranh lành mạnh thì các doanh nghiệp cần chú trọng đến 3 yếu tố: giá cả, chất lượng sản phẩm, nhãn hiệu sản phẩm.

Thua về cả giá cả lẫn chất lượng sản phẩm, các doanh nghiệp taxi truyền thống chỉ còn nhãn hiệu sản phẩm để cạnh tranh, thế nhưng qua vụ dán decal trên các xe kinh doanh dịch vụ taxi, nhãn hiệu của doanh nghiệp đã bị nhớ mặt, chỉ tên và nhận được sự tiêu cực của người dùng.

taxi dan decal tu phat hay dau hieu tu su boi tin cua doanh nghiep
Sau khi bị dư luận lên án, lãnh đạo Vinasun ra mặt "đổ lỗi" cho sự tự phát của tài xế (Ảnh minh họa internet)

“Chúng tôi đang cho rà soát lại vì sao lái xe lại dán decal có nội dung như vậy lên xe?", không phải là một phát ngôn xứng đáng đến từ một nhà lãnh đạo. Đơn giản, lái xe taxi không thể thêm bất kỳ một đồ vật gì trên xe mà không bị sự kiểm soát của doanh nghiệp - xe taxi là tài sản của công ty và công ty phải biết cách kiểm soát tài sản của mình.

Cú "gậy ông đập lưng ông" chắc chắn sẽ mang lại những bài học nhất định cho các hãng taxi. Dù sao, decal cũng đã gỡ nhưng câu hỏi về sự bội tín của doanh nghiệp trong kinh doanh vẫn còn mãi.

chọn
Hình ảnh đường kết nối Hà Nội - Bắc Giang qua cầu Xuân Cẩm vừa thông xe
Tuyến đường kết nối từ nút giao Bắc Phú, cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên đến cầu Xuân Cẩm ở Sóc Sơn, Hà Nội dài 4,2 km vừa thông xe kỹ thuật.