Tây Nguyên: Dân 'tha hương' vì hồ tiêu

Do thời tiết những năm gần đây thay đổi khiến tiêu bị mắc bệnh, chết do ngập úng, cuộc sống của người nông dân cũng vì thế mà bị đảo lộn. Nhiều gia đình phải “tha hương” do tiêu chết và xuống giá “không phanh”.
 
tay nguyen dan tha huong vi ho tieu
Sau bão số 12 nhiều trụ tiêu của các hộ dân bị gãy đổ, gây thiệt hại nặng nề.

Những năm qua, người dân tại các tỉnh Tây Nguyên chủ yếu sống dựa vào nguồn thu nhập từ cây hồ tiêu. Giá tiêu cao khiến cuộc sống của người dân dần được cải thiện. Tuy nhiên, chỉ mới phấn khởi được không bao lâu, 3 năm trở lại đây, thời tiết thay đổi khiến những hộ trồng tiêu trở nên điêu đứng. Mưa lớn kéo dài, kèm theo bão lũ khiến tiêu của người nông dân bị dịch bệnh tấn công, bên cạnh đó tiêu bị thối, úng rễ gây chết hàng loạt.

Hộ gia đình ông Nguyễn Thành Trung (55 tuổi, thôn Đắk Lư, xã Nâm N’Jang, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông) cho biết, gia đình ông có 12ha tiêu, tương đương gần 10.000 trụ. Trong đó có tới 5 ha tiêu kinh doanh với sản lượng hơn 5 tấn/ha.

Theo ông Trung, hàng năm tiêu không mắc bệnh, không chết do ngập úng thì gia đình ông thu được vài tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, năm nay gia đình ông vừa xuống trụ thì mưa xuất hiện trong nhiều ngày khiến tiêu bị ngập úng, thối rễ và chết dần.

“Với hy vọng cứu lại vườn tiêu năm nay nên gia đình tôi vay mượn tiền ngân hàng để trồng lại, nhưng cũng đâu lại vào đấy. Không những thế giá tiêu liên tục giảm, hiện nay chỉ còn khoảng 80.000/kg nên gia đình chúng tôi rất lo lắng. Giờ đây, hai vợ chồng chỉ mong tiêu phát triển tốt, đừng sâu bệnh để gia đình trả lãi ngân hàng”, ông Trung đưa mắt về phía xa nói.

tay nguyen dan tha huong vi ho tieu
Nhiều gia đình đành nhổ tiêu để trồng cây khác.

Tương tự gia đình ông Trung, chị Nguyễn Thị Hằng (34 tuổi, trú tại xã Ea Lai, huyện M’Đrắk, tỉnh Đắk Lắk) cho hay, gia đình chị có hơn 1.300 trụ tiêu đang chuẩn bị đến kì thu hoạch. Nhưng vừa qua, sau cơn bão số 12 toàn bộ số trụ tiêu trên đều bị gãy, đổ rạp dưới đất. Mặc dù gia đình đã cố gắng dựng lại tiêu để vớt vát lại chút ít công sức bỏ ra nhưng dường như sức của chị không đủ vực dậy khối tài sản trên.

“Gia đình tôi vay tiền ngân hàng để lấy vốn đầu tư vào số tiêu này. Nhưng giờ đây, tiêu bị gãy đổ, giá tiêu lại xuống thấp như thế này gia đình tôi không biết phải xoay sở ra sao”, chị Hằng nghẹn ngào nói.

Còn gia đình chị Lương Thị Bích Phượng (SN 1977, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) do thấy thu nhập “khủng” từ hồ tiêu nên đã vay ngân hàng gần 5 tỷ đồng để trồng 8.000 trụ tiêu, với lãi suất hàng tháng gia đình phải trả là hơn 40 triệu đồng.

tay nguyen dan tha huong vi ho tieu
Mặc dù trồng xen với cà phê, nhưng nhiều cây tiêu bị chết, chỉ còn lác đác lại một vài cây.

Do nhiều năm liền thu không đủ chi nên gia đình chị đã nhổ hồ tiêu để trồng lại cây nông sản. Tuy nhiên, nông sản bán ra giá cũng không được là bao nên số nợ nhà chị vẫn mãi không trả hết. Giờ đây, nhà chị như ngồi trên đống lửa khi lãi chưa lo nổi mà tiền gốc thì quá nhiều.

Không chỉ riêng ở các khu vực trên, mà tại nhiều xã, huyện trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên người dân điêu đứng vì hồ tiêu. Nhiều người dân phải bán nhà, bán rẫy để “tha hương” nơi khác.

Về vấn đề này, ông Nguyễn Long Khánh, phó Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Chư Pưh thông tin, toàn huyện có hơn 2.800 ha đất trồng hồ tiêu. Nhưng 3 năm trở lại đây số hồ tiêu của nhiều xã bị chết khiến cuộc sống của người dân đảo lộn.

Theo ông Khánh, trước tình hình trên huyện cũng nhiều lần đề xuất lên ủy ban tỉnh để có chủ trương giúp đỡ người dân qua khó khăn. Không những thế, phòng cũng đã tham mưu huyện chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, tránh việc phụ thuộc mạnh vào cây hồ tiêu.

tay nguyen dan tha huong vi ho tieu Nguyên Phó chánh thanh tra lãnh án vì nhận hối lộ

Sau khi phiên tòa xét xử nguyên Phó chánh thanh tra bị trả hồ sơ để giao lại cho VKSND tỉnh Đắk Nông điều tra ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.