Tết Đoan Ngọ ăn gì cho thời vận may mắn, công việc suôn sẻ?

Cơm gạo nếp, thịt vịt, bánh ú tro, chè trôi nước,... là những món ăn truyền thống đặc trưng trong ngày Tết Đoan Ngọ, giúp đẩy trừ xui xẻo và mang đến may mắn, bình an cho mọi nhà. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau đây.

 

Tết Đoan Ngọ (Tết giết sâu bọ) mùng 5 tháng 5 nên ăn gì?

Câu hỏi “Tết Đoan Ngọ ăn gì để đón vận may?” là điều mà nhiều người thường quan tâm. Dưới đây là một số gợi ý các món ăn ngày Tết mùng 5 tháng 5 mà mọi người nên biết.

Bánh tro (bánh gio, bánh ú tro)

Bánh tro hay còn được biết đến với tên gọi là bánh gio, bánh ú tro là loại bánh truyền thống trong ngày Tết Đoan Ngọ của người Việt. Loại bánh này được làm bằng gạo nếp, ngâm trong nước tro mà tro này sẽ lấy từ việc đốt các loại cây khô.

Gạo nếp sau khi ngâm sẽ gói trong lá chuối hoặc lá dong, có thể có nhân (đậu xanh) hoặc không nhân. Bánh tro sau khi chín sẽ có màu nâu trong, khi ăn bạn cảm nhận được độ mềm, dẻo và thanh mát rất lạ miệng. 

Mùng 5 tháng 5 cũng thời điểm Hè đến và mọi người có thể thưởng thức món bánh thanh ngọt, mát mẻ, dân dã bằng cách chấm bánh tro với mật mía cực kỳ thơm ngon. Món bánh này cũng đặc biệt tốt cho hệ tiêu hóa của trẻ em và người lớn tuổi.

Ảnh: Blog Quảng Nam

 

Thịt vịt

So với nhiều quan niệm ăn thịt vịt vào cuối tháng để "xả xui", trong ngày Tết Đoan Ngọ, nhiều tỉnh miền Trung ăn thịt vịt quay hoặc thịt vịt luộc.

Sở dĩ thịt vịt góp mặt trong mâm cỗ cúng Tết Đoan ngọ là bởi tháng 5 là lúc thịt vịt ngon, thơm và béo múp. Loại thực phẩm này có tính hàn vì thế rất hợp ăn trong những ngày hè nóng bức. 

Hơn nữa, từ “vịt” trong tiếng Hán là "áp". Vịt đồng âm với "áp" nên mang nghĩa trấn áp sự xâm nhập của bệnh tật, tà khí. Đây cũng là lời chúc người thân, bạn bè luôn an lành.

Tùy vào sở thích mỗi người, mỗi nhà mà vịt có thể được chế biến ra nhiều món ăn khác nhau. Chẳng hạn như, dân ta ăn thịt vịt thường luộc chấm mắm gừng, vịt quay/nướng chấm nước tương, xì dầu, nấu cháo vịt, vịt om sấu,... Hoặc mang vịt tiềm với hạt sen, táo đỏ cùng các nguyên liệu tốt khác gọi là vịt tiềm thuốc Bắc.

Ảnh: Ẩm thực

 

Cơm rượu nếp

Nếu được hỏi Tết Đoan ngọ ăn gì thì chắc chắn không thể không nhắc tới cơm rượu nếp. Có thể nói, đây là món ăn đặc trưng không thể thiếu trong ngày Tết diệt sâu bọ của người dân ba miền bởi theo quan niệm dân gian, vị nồng của cơm nếp hòa với men cay của rượu sẽ có tác dụng loại bỏ những loài vi khuẩn ký sinh có hại trong cơ thể người.

Món ăn này được làm từ nếp cái hoa vàng hoặc nếp cẩm, hạt nếp tuyển chọn kỹ càng vừa căng tròn lại bóng mẩy. Người ta đem vo sạch gạo rồi nấu chín sau đỏ ủ men vài ngày sau đó đem ra thưởng thức. 

Cơm rượu nếp ngon có độ cay nồng, thơm ngọt vừa đủ. Thời gian ủ và thưởng thức cơm rượu phải chính xác như thế món ăn này mới không bị chua, cay khó ăn. Dù già hay trẻ, đây đều là một món dễ ăn nhờ vào vị ngọt thanh, chua nhẹ khó cưỡng.

Ảnh: WebGiaDinh.org

 

Chè trôi nước

Là một món tuy đơn giản nhưng lại rất đặc biệt, chè trôi nước được yêu thích và góp mặt trong nhiều dịp lễ quan trọng của người Việt, trong đó có ngày Tết Đoan Ngọ. Đây là một món ăn rất nổi tiếng ở miền Nam Việt Nam, được làm từ bột nếp và nhân đậu xanh, mang nhiều màu sắc bắt mắt. 

Để có một chén chè trôi nước thơm ngon, bột nấu chè cần được nhồi đến khi mềm dẻo sau đó lấy một lượng vừa đủ vào lòng bàn tay dàn mỏng ra rồi để vào giữa một viên nhân đậu xanh rồi vo tròn lại. Khi nấu cho thêm ít gừng giúp món chè có hương thơm và vị nồng ấm của gừng, ăn kèm đó là nước cốt dừa.

Ảnh: FRUITIE CAKE

 

Trái cây theo mùa

Mọi dịp lễ của người Việt Nam luôn có một mâm quả thật đẹp, bao gồm những loại trái cây ngon nhất mùa.

Không chỉ đẹp mắt nhờ màu sắc hài hoà, hương vị của các loại trái cây đầu mùa như mận, vải, xoài, chôm chôm, dưa hấu… còn thơm ngon khó cưỡng. Đặc biệt, theo quan niệm dân gian, hai loại quả mận và vải có tính nóng khi ăn cùng với cơm rượu nếp sẽ giúp diệt trừ sâu tận gốc. 

Người nông dân luôn mong muốn mầm bệnh được tiêu trừ, cây trái sẽ sinh sôi nảy nở, tươi tốt hơn, từ đó họ sẽ có một năm bội thu và gặp nhiều may mắn, bình an.

Ảnh: Đài tiếng nói Việt Nam

chọn
Chủ tịch Lương Minh Tuấn: Kính siêu trắng sẽ là mũi nhọn 5 năm tới của Đạt Phương, dự kiến mang về doanh thu nghìn tỷ từ 2026
Theo kế hoạch, quý I /2025 Đạt Phương sẽ khởi công nhà máy sản xuất kính siêu trắng tại Thừa Thiên - Huế, dự kiến từ 2026 sẽ mang về doanh thu 1.500 - 2.000 tỷ đồng. Chủ tịch Đạt Phương cho biết, đây là ngành mũi nhọn của Đạt Phương trong thời gian tới, doanh nghiệp đang có những lợi thế lớn trên thị trường kính siêu trắng.