Vì sao vào ngày Tết Đoan Ngọ ăn cơm rượu?

Tết diệt sâu bọ là dịp lễ được diễn ra vào ngày 5/5 Âm lịch hàng năm. Trong đó, Tết Đoan Ngọ ăn cơm rượu là hoạt động phổ biến nhất bởi đây được xem là món ăn đặc trưng và không thể thiếu vào dịp này.

Tại sao Tết Đoan Ngọ lại ăn cơm rượu?

Có thể nói, cơm rượu (hay còn gọi là rượu cái) là món ăn truyền thống và đặc sắc của châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng trong ngày Tết Đoan Ngọ. Một món ăn được lên men từ cơm nếp và hội tụ đủ các vị cay, ngọt, chua, đắng khác nhau.  

Theo quan niệm dân gian, người ta cho rằng ăn cơm rượu sẽ giúp loại bỏ các loại “sâu bọ” bên trong cơ thể vào những ngày khí dương thịnh như là vào dịp Tết Đoan Ngọ.

Sự khác nhau của món cơm rượu ba miền ngày Tết Đoan Ngọ

Tuỳ theo từng đặc điểm của mỗi vùng miền, cơm rượu sẽ có những hình thức chế biến khác nhau. Cụ thể như sau: 

Miền Bắc

Đối với món cơm rượu miền Bắc, món ăn thường được chế biến từ gạo nếp cẩm - một nguyên liệu rất phổ biến ở miền Tây Bắc vào dịp Tết Đoan Ngọ. Từ nguyên liệu này, người miền Bắc sẽ có cách làm rượu nếp với công thức đặc biệt và mang đến một hương vị đặc biệt của miền Bắc.

Theo đó, gạo nếp cẩm sẽ được nấu lên sau khi xay xong, sau đó đổ ra nia và dàn cho đến khi cơm nguội. Men rượu sẽ được cạo sạch lớp trấu bên ngoài và giã nhỏ thành bột. 

Khi cơm nguội, người miền Bắc sẽ dùng một lớp lá chuối lót dưới đáy các rá rồi cho từng phần cơm vào rá, đồng thời rắc thêm men lên cơm đan xen với nhau. Sau đó sẽ được phủ kín miệng bằng lá chuối và để lên một chiếc bát trong khoảng hai ngày. 

Với cách này, men rượu sẽ ngấm vào cơm và làm cho những hạt cơm căng mọng. Sự kết hợp hơi men với cái nóng của cơm nếp sẽ tạo ra những giọt rượu nguyên chất, từ từ chảy xuống chiếc bát được đặt sẵn phía dưới rá. Sau hai ngày, cơm rượu nếp cẩm sẽ ngấu, dừ và có thể thưởng thức vào lúc đó.  

Ảnh: NKH

Miền Trung

Cơm rượu miền Trung vào dịp Tết Đoan Ngọ thường là những viên cơm nguyên miếng, thơm ngọt, được làm từ những hạt nếm ngỗng cũ được vo sạch rồi để ráo sau 8 giờ ngâm với nước. 

Tiếp đến, những hạt nếm này sẽ được đem hấp trong một tấm vải màn và được nhúng vào thau nước khi nếp có độ trong nhất định. Nếp sẽ được hấp hai lần đến khi chín hoàn toàn sẽ được xới ra để nguội rồi nén thật chặt. 

Tiếp đến, men rượu được giã thật mịn rồi rắc đều lên mặt xôi. Sau đó, người ta dùng một chiếc dao được nhúng qua muối đặc và cắt cơm rượu thành những viên hình vuông rồi được bọc xung quanh bởi những miếng lá chuối tươi xanh. 

Ảnh: Tiki

Miền Nam

Ở miền Nam, cơm rượu sẽ được làm từ gạo nếp giống với miền Bắc nhưng khác là chúng sẽ được vo tròn thành những viên rượu xinh xắn trước khi ủ.

Theo đó, nếp sau khi được ngâm trong khoảng 2 - 3 tiếng với một ít muối sẽ được gạn ra rổ sạch để chuẩn bị đem đi nấu. Khi nấu chính bằng nồi cơm điện, xôi nếp được xới ra lá chuối và đánh tơi lên để cho nguội bớt, sau đó bạn rải đều men lên xôi là có thể thưởng thức. 

Ngoài ra, người miền Nam rất hảo ngọt nên họ sẽ pha thêm chút đường vào nước tiết ra từ cơm rượu trong quá trình nấu. 

Ảnh: YouTube

chọn
ĐHĐCĐ Đạt Phương: Luật mới sẽ không tác động nhiều đến thị trường bất động sản, vụ Tập đoàn Thuận An không ảnh hưởng đến doanh nghiệp
Chủ tịch Đạt Phương cho biết, doanh nghiệp có liên danh với Tập đoàn Thuận An và nhiều nhà thầu khác tại hai dự án xây dựng. Về bản chất, mỗi nhà thầu độc lập với nhau, Đạt Phương ký hợp đồng độc lập với chủ đầu tư và khẳng định không liên quan gì đến Thuận An.