Tết Trung thu là ngày Tết dành riêng cho ai?

Từ xưa đến nay, Tết Trung thu là một trong những ngày lễ được yêu thích nhất trong năm dành cho các em thiếu nhi. Tuy nhiên, vẫn có nhiều người thắc mắc chưa biết Tết Trung thu là ngày Tết dành riêng cho ai?

Tết Trung thu dành cho lứa tuổi nào?

Muốn biết Tết Trung thu là ngày tết dành riêng cho ai, ta phải “ngược dòng” lịch sử và tìm hiểu nguồn gốc của ngày lễ này mới có câu trả lời chính xác nhất. 

Tết Trung thu ở Việt Nam đã có từ thời xa xưa, bằng chứng chính là hình ảnh về ngày lễ này đã được in trên mặt trống đồng Ngọc Lũ - loại trống đồng cổ có niên đại lâu đời được tìm thấy ở nước ta. Theo văn bia chùa Đọi, dưới thời nhà Lý năm 1121, Trung thu chính thức được tổ chức ở kinh thành Thăng Long với các hoạt động vui chơi như đua thuyền, múa rối nước và rước đèn. Đến đời Lê - Trịnh, ngày lễ này đã trở nên phổ biến hơn khi được tổ chức ngay trong phủ quý tộc.

Trải qua các đời vua chúa và bao nốt thăng trầm của lịch sử, Tết Trung thu được lưu truyền và trở thành một ngày lễ truyền thống được tổ chức hàng năm tại Việt Nam. Ban đầu, đây là ngày lễ “sum họp” khi tất cả các thành viên trong gia đình đều mong muốn được quây quần bên nhau và làm cỗ cúng gia tiên, thể hiện nét văn hóa “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc.

Càng về sau, ngày lễ này càng được mọi người, đặc biệt là trẻ con yêu thích với các hoạt động rước đèn, múa Lân, trông trăng, phá cỗ,... Dần dần, Trung thu được coi là “Tết thiếu nhi” và đối tượng chính trong dịp lễ này chính là các em nhỏ, thanh thiếu niên đang tuổi ăn, tuổi lớn.

Đến ngày nay, Trung thu chính là dịp được các em nhỏ mong chờ nhất. Trong ngày này, các bé được ba mẹ tặng cho đồ chơi, đồ ăn cũng như được đưa đi chơi, đi xem múa lân,... Tại những khu vực làng quê, các nhóm trẻ em thường kéo nhau đi múa lân trước cả tuần, cả tháng ở các nhà trong xóm, trong làng nhằm xin ít bánh trái, tiền mừng để mua cây kem, hộp sữa.

Như vậy, Tết Trung thu mới đầu là Tết của người lớn để thưởng thức cảnh đẹp thiên nhiên, ăn bánh, uống trà và tiên đoán mùa màng. Giờ đây, ngày Tết Trung thu trở thành Tết của trẻ em với những trò vui chơi rộn ràng, tưng bừng khắp làng xóm. 

Ảnh: Lạc Yên

Các hoạt động phổ biến trong dịp Tết Trung thu

Một cái Tết Trung thu nữa lại sắp đến, khắp phố phường đã nhộn nhịp, sôi động hơn với sự xuất hiện của vô số hàng quán bày bán bánh Trung Thu, lồng đèn nhiều sắc màu. Chắc hẳn tất cả mọi người cũng đang rất háo hức mong đợi ngày lễ hội đặc biệt này. Hãy cùng điểm qua một số hoạt động phổ biến trong ngày Tết này ngay sau đây:

- Rước đèn lồng: Đây là hoạt động mà tất cả các em Thiếu nhi đều vô cùng yêu thích vì được tụ họp và vui đùa cùng nhau. Ngoài ra, đây cũng là một hoạt động vui chơi truyền thống của trẻ em vào mỗi mùa Trung thu

- Phá cỗ đêm trăng: Mâm cỗ Trung thu dùng để tế trăng và trời đất với mong ước mùa màng bội thu, gia đình an lành, hạnh phúc. Sau khi hoàn tất cúng tế, tất cả các thành viên trong nhà, đặc biệt là các em nhỏ, sẽ cùng nhau phá cỗ, thưởng thức hương vị trong bầu không khí đầm ấm, đoàn viên

- Thưởng thức bánh Trung thu: Vào đêm Rằm tháng 8, các thành viên của gia đình thường sẽ quây quần bên nhau, cùng ăn bánh, uống trà và sẻ chia những câu chuyện tâm tình trong cuộc sống

- Xem múa Lân: Đây là hoạt động phổ biến trong dịp Tết Trung thu ở Việt Nam. Theo dân gian, Kỳ Lân là biểu tượng của sự nguy nga, trường thọ. Nên hoạt động múa Lân là sự mong cầu về điềm lành đến mọi người, mọi nhà. Hoạt động này được đông đảo người dân ưu thích, nhất là các em nhỏ

- Ngắm trăng tròn: Đêm Trung thu là lúc trăng đạt độ tròn nhất và sáng nhất. Đây cũng là thời điểm lý tưởng để mọi người ngắm trăng và phá cỗ cùng nhau. Vào dịp này, những người lớn tuổi sẽ kể cho trẻ nhỏ nghe sự tích về chú Cuội, chị Hằng

- Tặng quà dịp Trung thu: Thêm một hoạt động thú vị trong Tết Trung thu đó là tặng quà. Người lớn sẽ chuẩn bị những món quà như bánh kẹo, lồng đèn, quần áo, đồ chơi cho bé... Bên cạnh đó, Trung thu cũng là dịp để con cái tặng quà cho cha mẹ, hay những người có đôi tặng quà cho nhau,…

Ảnh: NEU

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.