'Thâm cung bí sử' Trung Nguyên qua lời kể của Tổng Giám đốc '100 ngày' Đỗ Hòa

Về Trung Nguyên để đảm nhận vị trí tổng giám đốc tập đoàn, nhưng ông Hoà phải nhận chức Trưởng ban biên soạn giáo lý đạo cà phê, kiêm trưởng ban truyền bá đạo.

Mới đây, ông Đỗ Hoà, Thành viên Hội Đồng Cố Vấn Harvard Business Review, nguyên giám đốc Chiến lược và Tiếp thị Châu Á - Thái Bình Dương - Tập đoàn năng lượng đa quốc gia Shell xác nhận rằng ông đã từng giữ chức vụ Tổng giám đốc CTCP Tập đoàn Trung Nguyên trong giai đoạn 2007-2008.

Trước những vụ việc và thông tin liên quan đến Trung Nguyên gần đây, ông Hòa viết những chia sẻ về Trung Nguyên trong thời gian ông làm việc tại tập đoàn (2007-2008).

tham cung bi su trung nguyen qua loi ke cua tong giam doc 100 ngay do hoa

Ông Đỗ Hoà, cựu tổng giám đốc điều hành tập đoàn Trung Nguyên.

Từ bỏ doanh nghiệp nước ngoài, về làm cho Trung Nguyên

Khi quyết định chuyển từ giai đoạn làm việc cho các tập đoàn nước ngoài sang đầu quân cho các doanh nghiệp Việt Nam, Trung Nguyên là chọn lựa đầu tiên của Đỗ Hòa. Lúc ấy, một số công ty khác cũng chào mời ông với những sự hứa hẹn tốt hơn Trung Nguyên.

Nhận lời về Trung Nguyên mà không mặc cả về thu nhập hay quyền lợi, Đỗ Hòa chỉ thương lượng về quyền hạn mà ông nghĩ là cần thiết để có thể phát huy, đóng góp nhiều nhất cho Trung Nguyên.

So với mức thu nhập cao nhất mà ông đã từng nhận ở công ty cũ, mức của Trung Nguyên chào mời chỉ chưa đến một nửa.

"Ngoài ra các quyền lợi khác như tiêu chuẩn chăm sóc sức khỏe, nghỉ phép, phương tiện đi lại, tiếp khách cũng không tốt bằng nơi cũ tôi làm.

Khi từ bỏ những thứ ấy, để chuyển hướng sự nghiệp, tôi đã xác định rằng yếu tố chính để tôi chọn nơi đến, phải là nơi mà tôi tin tôi có thể phát huy, đóng góp nhiều nhất cho doanh nghiệp, còn thu nhập hay quyền lợi là chuyện thứ yếu", ông thổ lộ.

Làm Trưởng ban biên soạn giáo lý đạo cà phê

Mọi thứ đã không xảy ra như Đỗ Hòa nghĩ. Ngoài việc bị hạn chế quyền hạn, ông còn phải đảm nhân những việc không dính dáng gì đến quản lý kinh doanh.

"Tôi nhận ra rằng nơi đây không chỉ là một doanh nghiệp thuần túy, mà nó là sự tổng hợp của ba hoạt động: tôn giáo, chính trị và kinh doanh, mà không được phân định rõ ràng.

Rồi chủ doanh nghiệp ở đây quyết định giao cho tôi làm Trưởng ban biên soạn giáo lý đạo cà phê, kiêm trưởng ban truyền bá đạo. Và tôi được yêu cầu phải làm thủ tục lạy trước bàn thờ đạo đặt ở một số điểm kinh doanh.

Lúc ấy, khi Trung Nguyên tham dự hội chợ, bên cạnh gian hàng trưng bày sản phẩm, còn có thêm gian bàn thờ.

Tôi quan sát thấy khách nước ngoài tò mò dòm ngó cái gian bàn thờ nhưng không dám bước vào mà chỉ đứng ngoài", ông kể.

tham cung bi su trung nguyen qua loi ke cua tong giam doc 100 ngay do hoa
Một ảnh trên trang Facebook của ông Đỗ Hoà.

Câu chuyện tâm linh của Trung Nguyên

Đỗ Hòa cho rằng người bên ngoài hẳn cũng ngạc nhiên khi ông Vũ ra sách về danh nhân văn hóa Việt, rồi sau đó lại nghe về "thánh địa cà phê toàn cầu".

Với ông và những người đã từng tham gia Trung Nguyên thì câu chuyện tâm linh của ông Vũ là một chuỗi sự kiện, đi từ nhỏ đến lớn, từ trong ra ngoài (theo sách lược Tôn Tử mà ông Vũ vẫn lấy làm chiến lược dẫn dắt Trung Nguyên), và tham vọng ấy ngày càng được đẩy lên cao dần.

Nó đi từ thương hiệu cà phê số một của Việt Nam, đến cà phê đạo của người Việt, đến tự phong vua cà phê, rồi đến doanh nhân văn hóa Việt Nam, và sau đó mở ra cả thế giới với thánh địa cà phê toàn cầu.

Diễn biến mới gần đây là câu chuyện thiền và hiện tượng "thông linh", với thông điệp bề trên tối cao giao trọng trách chăn dắt nhân loại cho ông Vũ, để ông biến Trung Nguyên thành một tôn giáo duy nhất là trung tâm của tất cả các tôn giáo khác với sứ mệnh "cứu nhân loại".

"Rõ ràng Trung Nguyên không còn là một doanh nghiệp hoạt động đúng nghĩa như một doanh nghiệp kinh doanh, mà nó là một tôn giáo.

Việc kinh doanh chỉ nhằm để kiếm tiền phục vụ cho sự phát triển tôn giáo, nhằm hướng đến mục tiêu cuối cùng là tạo ra quyền lực cá nhân.

Ai cũng có thể nhìn rõ điều này ở thông điệp sứ mệnh của Trung Nguyên, mục tiêu bao nhiêu tỷ đô la doanh thu thì cũng không bao giờ cao bằng cứu loài người", ông Hòa lập luận.

Vì thế, ông Hòa muốn mọi người không nhìn nhận Trung Nguyên như một doanh nghiệp, cũng không dùng các tiêu chuẩn, thước đo của doanh nghiệp thường thấy để đánh giá về Trung Nguyên. Và do vậy, mọi người cũng không nên xem xét ông Vũ dưới góc độ một doanh nhân.

"Nếu không là doanh nghiệp mà là một tôn giáo, thì cái ý đồ cà phê đạo này có gì hay để mà có thể trở thành hiện thực?

Lý luận của cà phê đạo có gì hay hơn (...) để có thể thu hút được follower (người theo đạo)? Còn bản thân người "được thượng đế tối cao trao quyền" này có tài năng gì đặc biệt, có tư duy gì nổi bật để mà có thể dẫn dắt cả nhân loại?", ông Hòa đặt câu hỏi.

Chưa có câu trả lời cho Trung Nguyên suốt 10 năm qua?

Ông Hoà đã theo dõi diến biến của Trung Nguyên từ hơn 10 năm qua và vẫn chưa tìm thấy câu trả lời cho những thắc mắc của ông.

"Một, hai năm thì còn nói phải chờ vì cần có thời gian, chứ hơn 10 năm rồi mà trong khi mục tiêu nhỏ (cà phê đạo Việt Nam) còn chưa làm được, vị trí số vua cà phê Việt Nam thì đang lung lay (từ số một của toàn thị trường giảm dần xuống còn số một của một vài phân khúc), sự đoàn kết trong nội bộ thì cũng đã suy yếu nhiều, mà trong khi đó mục tiêu thì đẩy lên cao hơn, cao đến tột đỉnh là thống lĩnh toàn nhân loại.

Rõ ràng là có sự vênh rất lớn giữa những gì muốn đạt được với năng lực thực tế, giữa nói được và làm được là cả một khoảng cách quá xa", ông bình luận.

Với ông Hòa, kết quả phản ảnh năng lực của người đứng đầu. Không thể có lý do gì khác để biện minh ngoài sự hạn chế về năng lực.

Bản thân ông từng xem một số tài liệu mà ông Vũ viết ra, từng trực tiếp nói chuyện, tranh luận với ông Vũ, và ông thấy khi đi vào những vấn đề cụ thể, ông Vũ không có gì đặc biệt.

Hơn nữa, dù rất muốn có quyền lực mang tính thống trị như là giáo chủ một tôn giáo, nhưng ông Hòa cảm nhận bản thân ông Vũ lại dường như cũng không biết nên dùng lý luận nào để thu hút và dẫn dắt tín đồ.

Chính vì vậy nên ông chủ Trung Nguyên mới yêu cầu người khác viết giúp mà không đưa một định hướng hay gợi ý gì.

Vậy một người chỉ toàn nói những điều to lớn, những điều siêu phàm nằm ngoài khả năng, một người mà không ai dám chắc có thể hiểu được (kể cả người nhà), thì là người như thế nào?

Đó là câu hỏi của ông Hòa. Tại buổi xuất hiện gần đây nhất, khi phát biểu, ông Vũ cũng nói rằng những người gần anh không hiểu được anh.

"Công ty Trung Nguyên cần được giúp đỡ để có thể thoát ra khỏi khủng hoảng này!", ông Hòa nói.

tham cung bi su trung nguyen qua loi ke cua tong giam doc 100 ngay do hoa Trung Nguyên không thể bỏ qua ý kiến bà Lê Hoàng Diệp Thảo khi bổ nhiệm nhân sự điều hành?

Trong thư gửi ông Đặng Lê Nguyên Vũ, bà Lê Hoàng Diệp Thảo dẫn điều lệ công ty cho rằng việc bổ nhiệm nhân sự ...

tham cung bi su trung nguyen qua loi ke cua tong giam doc 100 ngay do hoa Ông Lữ Ngọc Cư nói gì về thông tin làm Phó tổng Trung Nguyên?

Trao đổi riêng với Báo Người Lao Động, chiều nay (8/8), ông Lữ Ngọc Cư, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk, đã phủ nhận ...

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến quy hoạch cầu vượt sông Uông nối TP Uông Bí - TX Quảng Yên, Quảng Ninh
Một cầu vượt sông Uông dự kiến được xây dựng kết nối TP Uông Bí với - TX Quảng Yên, Quảng Ninh trên tuyến đường từ QL18 đi đường 338.