Tháng cô hồn: Giải mã \"18 điều kiêng kỵ\" gây xôn xao cộng đồng mạng

Gần đây dân mạng truyền tay nhau danh sách những điều kiêng kị trong tháng cô hồn để tránh xui xẻo trong cả tháng. Với quan niệm "có thờ có thiêng, có kiêng có lành" nhiều người vẫn tin và chú trọng làm theo. Nhưng theo nhà nghiên cứu văn hóa, đây là một quan niệm cực đoan...
thang co hon giai ma 18 dieu kieng ky gay xon xao cong dong mang Di động giảm giá hàng loạt đón tháng cô hồn
thang co hon giai ma 18 dieu kieng ky gay xon xao cong dong mang Thị trường bánh trung thu “vào mùa”
thang co hon giai ma 18 dieu kieng ky gay xon xao cong dong mang Vivo vào top 5 smartphone thế giới

Vì sao tháng 7 Âm lịch là “tháng cô hồn”?

Thông tin trên báo Giao thông, theo quan niệm dân gian, tháng 7 âm lịch hàng năm được coi là tháng của ma quỷ. Đặc biệt, ngày rằm tháng 7 (15/7) là ngày “xá tội vong nhân” hay ngày Diêm Vương mở cửa Quỷ Môn Quan để ma quỷ được tự do trở về dương gian. Ngày rằm tháng 7 cũng chính là ngày “âm khí xung thiên”.

Cúng cô hồn được coi là một tín ngưỡng tâm linh truyền thống của người Việt, được truyền từ đời này sang đời khác.

Quan niệm của người Việt cho rằng, con người bao gồm hai phần là hồn và xác. Khi chết, phần hồn con người vẫn tồn tại; có người được đầu thai kiếp khác, có người bị đày xuống địa ngục làm quỷ đói.

Tháng 7 hàng năm, người Việt chọn ngày trong tháng để cúng cô hồn, không nhất thiết phải là ngày rằm. Ngày cúng cô hồ có thể tùy thuộc vào từng gia đình, từng vùng miền khá nhau.

Ngoài ra, theo quan niệm, tháng cô hồn là tháng ma quỷ, không đem lại may mắn nên hầu hết các công việc cưới hỏi, khởi công xây dựng, mua sắm, đi xa,… đều tránh tháng 7.

Trong tháng 7 âm lịch hàng năm, ngoài cúng cô hồn người Việt còn có ngày lễ Vu lan. Lễ Vu lan hay còn gọi là lễ báo hiếu, là một trong những ngày lễ chính của Phật giáo.

Nguồn lễ Vu lan gắn với sự tích về Mục Kiền Liên, đệ tử của Đức Phật - là một vị tôn giả có nhiều phép thần thông. Theo Phật giáo, để báo hiếu cha mẹ thì cần cử hành lễ Vu Lan cầu siêu cho các đấng sinh thành và cầu phá địa ngục cho những vong hồn.

"Tháng cô hồn", lễ Vu lan không chỉ phố biến ở Việt Nam, Trung Quốc mà còn nhiều quốc gia Á Đông khác. Tại Nhật Bản, ngày lễ này được tổ chức vào ngày 7/7 Âm lịch và ngày rằm tháng bảy. Còn ở Đài Loan ngày lễ này được kéo dài cả tháng nhưng chủ yếu tập trung vào ngày rằm với các phần như mời các vong hồn, cúng tế vào ngày 15 và đưa tiễn họ vào ngày 29.

"Tháng cô hồn" hay tháng “xá tội vong nhân” được người Việt rất coi trọng. Ngoài những lễ tiết cúng bái, trong dân gian còn lưu truyền những điều con người nên làm và không nên làm trong tháng cô hồn để cầu mong được bình an, hạnh phúc.

Vì thời gian này kéo dài cả tháng nên nhiều người lo sợ nó sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống thường nhật, mang điềm xui xẻo tới. Nên một mặt sắm lễ cúng bái, mặt khác truyền tai nhau những điều kiêng kị để có thể bình an vượt qua tháng cô hồn. Đa phần trong số đó đều là những điều truyền miệng, chưa được khoa học chứng minh.

thang co hon giai ma 18 dieu kieng ky gay xon xao cong dong mang
"Tháng cô hồn" hay tháng “xá tội vong nhân” được người Việt rất coi trọng. (Ảnh minh họa).

18 điều cấm kỵ được cộng đồng mạng lan truyền

Gần đây dân mạng truyền tay nhau danh sách những điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn để tránh xui xẻo trong cả tháng. Với quan niệm " có thờ có thiêng, có kiêng có lành" nhiều người vẫn tin và chú trọng làm theo. Ngoài ra tục lệ lạ thiếu nữ phải cho các chàng trai sờ ngực trong tháng cô hồn cũng gây xôn xao trong cộng đồng mạng.

Dưới đây là 18 điều cấm kỵ được cộng đồng mạng lan truyền theo quan niệm dân gian về "tháng cô hồn":

1. Không treo chuông gió ở đầu giường vì tiếng chuông sẽ thu hút sự chú ý của ma quỷ, khi con người ngủ sẽ dễ bị chúng xâm nhập quấy phá.

2. Người yếu bóng vía không nên đi chơi đêm trong những ngày tháng cô hồn, nếu không sẽ dễ gặp điều không may.

3. Không được nhổ lông chân vào ngày này, vì dân gian cho rằng "một sợi lông chân quản ba con quỷ", người càng có nhiều lông chân thì ma quỷ càng ít dám đến gần.

4. Không tùy tiện đốt giấy, vàng mã vì như vậy sẽ khiến ma quỷ bu đến.

5. Không ăn vụng đồ cúng, vì đó là đồ dành cho ma quỷ, nếu chưa cúng và cầu xin mà lấy ăn sẽ rước tai hoạ vào mình.

6. Không phơi quần áo vào ban đêm, vì ma quỷ trông thấy sẽ "mượn" và để lại "quỷ khí" trong các quần áo ấy.

7. Những người khi đi chơi đêm không được réo gọi tên nhau, nếu không ma quỷ sẽ ghi nhớ tên người được gọi, đó là điềm xấu.

8. Không nên bơi lội, vì ma quỷ sẽ cùng đùa với bạn, nếu không cẩn thận, bạn sẽ bị chúng làm trẹo chân.

9. Không hù doạ người khác khiến họ giật mình "hồn bay phách lạc" dễ bị ma quỷ xâm nhập.

10. Cây đa trước nhà là nơi hội tụ âm khí, ma quỷ rất thích những chỗ như vậy, cho nên kỵ đứng, ngồi, nằm, trốn… ở đó.

11. Không nên thức quá khuya, vì như vậy tinh thần sẽ hao tổn suy nhược, dễ nhiễm "quỷ khí".

12. Nơi góc tường xó tối là những chỗ ma quỷ thường tụ tập nghỉ ngơi, không nên đến gần những chỗ ấy.

13. Không nhặt tiền bạc rơi vãi trên đường, vì có thể đó là tiền người ta cúng mua chuộc bọn quỷ đầu trâu mặt ngựa, nếu người nào phạm kỵ, sẽ gặp tai hoạ không chừng.

14. Khi đi đến qua những nơi vắng vẻ, không ngoái cổ quay đầu nhìn lại phía sau, dù có cảm giác "hình như" có người đang đi theo mình hoặc gọi tên mình. Vì đó có thể do ma quỷ trêu chọc.

15. Khi lên giường ngủ không để mũi dép hướng về phía giường, nếu không ma quỷ nhìn thấy sẽ đoán rằng có người sống đang nằm trên giường và chúng sẽ lên giường ngủ chung với bạn.

16. Không cắm đũa đứng giữa bát cơm, vì đó là hình thức cúng tế, cũng giống như kiểu thắp hương, dễ dẫn dụ ma quỷ vào nhà ăn chung.

17. Không nên ở một mình trong thời gian này, nếu không sẽ dễ bị ma quỷ dẫn dắt hoặc quấy phá.

18. Không chụp ảnh vào ban đêm, bởi ma quỷ luôn lảng vảng chung quanh đó sẽ "vô hình" vào ảnh chung với người sống, đó là điều không tốt.

thang co hon giai ma 18 dieu kieng ky gay xon xao cong dong mang
Gần đây dân mạng truyền tay nhau danh sách 18 điều kiêng kỵ trong tháng cô hồn để tránh xui xẻo trong cả tháng.

Nhà nghiên cứu văn hóa "giải mã"

Theo nhà nghiên cứu văn hóa Nguyễn Ngọc Thơ, Trưởng Phòng Quản lý khoa học-Dự án Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. HCM: "Đây là một quan niệm cực đoan, được một số kẻ xấu (thường là nam giới) lợi dụng đồn thổi với mục đích sàm sỡ, vụ lợi. Hãy nhớ rằng, ngày xưa với quan niệm Nho giáo khá nghiêm ngặt, nam nữ thụ thụ bất tương thân, các cô gái hết sức coi trọng công dung ngôn hạnh, giữ gia giáo, vậy liệu có hay chăng chuyện “để nam giới sờ ngực mới không bị cô hồn bắt cóc”?

Trên tờ Trí thức trẻ, ông Thơ cho rằng quan niệm xấu này cần chóng được loại bỏ, bởi nếu không nó sẽ lây lan do tác động của mạng xã hội và đến một lúc nào đó sẽ phải đối mặt với quan niệm giật gân hơn thế.

Về tục kiêng nhặt tiền rơi trong tháng cô hồn, ông Thơ cho biết đây là quan niệm xuất phát từ dân gian cho rằng những thứ đã cúng (tiền âm phủ, tiền thật, bánh trái...) đều thuộc về thế giới bên kia, người ta sợ khi nhặt những thứ ấy sẽ biến mình thành “đối thủ” của họ.

"Theo tôi, chúng ta nên giáo dục công dân không được nhặt tiền rơi dù trong bất kỳ hoàn cảnh nào, dù là ngày tháng nào trong năm, bởi việc nhặt tiền rơi có thể là nguồn cội của lòng tham", ông Thơ cho biết.

"Suy cho cùng, việc giữ một số kiêng kỵ nhằm hướng cuộc sống con người đến sự an lành, sức khỏe và hạnh phúc, dù cho người ta có thần bí hóa hay tâm linh hóa các tập tục kiêng kỵ ấy đến mức nào. Mỗi người Việt Nam tiến bộ đã đủ tự tin để làm chủ vận mệnh của mình, của gia đình mà không cần phải lo sợ về những điều mơ hồ, thiếu cơ sở khoa học như quan niệm sợ cô hồn quấy phá hay làm tổn hại đến mình", ông Thơ bày tỏ.

Hiểu thế nào cho đúng về tháng cô hồn?

Theo thông tin trên báo Kiến thức, dân gian coi tháng 7 âm lịch là tháng cô hồn, là dịp để dân gian cúng thí cho những linh hồn không có nơi thờ cúng.

Cúng cô hồn là tín ngưỡng từ lâu đời theo thế giới tâm linh, được truyền từ đời này sang đời khác. Bởi chúng ta tin rằng, con người gồm phần xác và phần hồn. Khi cơ thể mất đi nhưng hồn vẫn tồn tại, được đầu thai vào kiếp khác hay bị đầy xuống địa ngục, làm quỷ đói quấy nhiễu dương gian. Vì thế, cần phải dành chút thời gian để “chăm lo” tới những vong hồn lang thang.

Người xưa tin vào ngày này, mọi tù nhân ở địa ngục có cơ hội được xá tội, được thoát sinh về cảnh giới an lành. Vì tin là ngày mở cửa ngục ân xá cho vong linh nên dân gian sắm cỗ cúng các vong linh không nhà cửa không nơi nương tựa.

Tín ngưỡng tôn giáo này thể hiện triết lý nhân văn cao đẹp của tổ tiên, với mong muốn mọi linh hồn đều được cơ hội siêu thoát và mong muốn những ai từng lầm lỡ đều phục thiện.

Trong văn hóa Phật giáo, ngày rằm tháng 7 là ngày lễ Vu Lan, dịp để con cháu báo hiếu cha mẹ, thể hiện truyền thống uống nước nhớ nguồn. Rằm tháng 7 là dịp để người còn sống cúng tế, hướng về người đã khuất, với quan niệm mọi vong linh đều được cầu siêu thoát, đều được cúng tế, quan tâm.

chọn
VIS Rating: Khả năng trả nợ của doanh nghiệp bất động sản vẫn ở mức yếu
Khả năng trả nợ của doanh nghiệp vẫn ở mức yếu ngay cả khi dòng tiền được cải thiện do đòn bẩy cao và nợ đến hạn lớn trong năm 2024.