Thanh Hóa: Dân thiếu nước sạch, nhà máy 80 tỉ phơi sương

Từ tháng 4/2017, khi khối lượng hoàn thành được khoảng 50% thì nhà thầu dừng thi công và rút toàn bộ công nhân, máy móc.

Ngày 30/10/2014, UBND tỉnh Thanh Hóa phê duyệt dự án đầu tư xây dựng nhà máy cấp nước sạch cho hơn 19.000 nhân khẩu thuộc 3 xã: Cẩm Tâm, Cẩm Vân (huyện Cẩm Thủy) và Yên Lâm (huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa). Dự án có tổng mức đầu tư hơn 80 tỉ đồng, đặt tại thôn Tiên Lăng, xã Cẩm Vân. Chủ đầu tư là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thanh Hóa.

Việc xây dựng nhà máy nước sạch là niềm mong mỏi của người dân nơi đây khi nguồn nước ngầm bị ô nhiễm nặng. Vì thế, nhiều gia đình đã nhanh chóng nhường đất để dự án triển khai, 100% các hộ dân cũng đăng ký sẽ sử dụng nước sạch.

Tuy nhiên, sau một thời gian thi công rầm rộ, từ tháng 4/2017, khi khối lượng hoàn thành được khoảng 50% thì công trình bất ngờ dừng thi công và toàn bộ công nhân, máy móc rút đi.

Hiện một số hạng mục như thép chờ của bể chứa, các ống đấu nối bể nước đã hoen gỉ. Nhiều hạng mục như nhà điều hành, nhà bảo vệ… bỏ hoang đang bắt đầu xuống cấp.

thanh hoa dan thieu nuoc sach nha may 80 ti phoi suong

Công trình nước sạch hơn 80 tỉ đồng thi công dang dở rồi ngừng hơn một năm qua (Ảnh: Thanh Tuấn)

Theo phản ánh của nhiều người dân, trong quá trình thi công, nhà thầu đã đào đường bê-tông do nhân dân đóng góp xây dựng để chôn đường ống nước và hứa sẽ trả lại nguyên trạng. Tuy nhiên, hiện công trình thi công dang dở, đường không được sửa khiến bà con đi lại khó khăn, nhiều đoạn đường ống đã gãy vỡ.

Trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, ông Trương Công Hòa, Chủ tịch UBND xã Cẩm Vân, cho biết: "Sau 3 năm thi công, công trình hiện chậm tiến độ, các hạng mục dở dang khiến người dân rất bức xúc, nhiều cuộc tiếp xúc cử tri, bà con phản ánh rất gay gắt về việc này.

Theo thông tin chúng tôi nắm được, nhà thầu dừng thi công do thiếu vốn. Chúng tôi nhiều lần kiến nghị UBND huyện Cẩm Thủy cùng các ban, ngành liên quan sớm tìm giải pháp tiếp tục thi công, nhanh chóng đưa nhà máy vào hoạt động nhưng đến giờ vẫn không thấy thực hiện".

Ông Nguyễn Trọng Đông, Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng huyện Cẩm Thủy, cho biết nhà máy đóng trên địa bàn nhưng huyện không phải là chủ đầu tư nên không nắm được mọi hoạt động của dự án. Huyện cũng có văn bản gửi tỉnh đề nghị tiếp tục triển khai dự án.

Ông Lê Đại Minh, Phó Giám đốc Ban Quản lý Dự án đầu tư xây dựng các công trình nông nghiệp nông thôn của tỉnh Thanh Hóa (đại diện chủ đầu tư dự án), thông tin nhà thầu cam kết hoàn thành vào ngày 30/3/2018.

"Công trình có tổng mức đầu tư hơn 80 tỉ đồng. Trong đó, vốn nhà nước trên 66 tỉ đồng, còn lại là vốn đối ứng. Đến năm 2017, trung ương mới cấp 37 tỉ đồng và năm 2018 cấp 5 tỉ đồng, chưa đủ thanh toán khối lượng nhà thầu đã hoàn thành nên công trình không thể tiếp tục thi công" - ông Minh nói.

Nguồn nước ô nhiễm nghiêm trọng Năm 2013, người dân các xã Cẩm Vân, Cẩm Tâm và Yên Lâm đã chặn xe, dựng lều bạt nhiều tháng để phản đối Công ty Nicotex Thanh Thái có hành vi chôn hàng tấn thuốc bảo vệ thực vật vào lòng đất khiến nguồn nước nơi đây ô nhiễm nghiêm trọng.

Theo báo cáo của UBND xã Yên Lâm (là xã nằm dưới nguồn nước từ nhà máy Nicotex Thanh Thái), từ năm 1998, khi công ty này về đóng trên địa bàn xã Cẩm Vân, đến nay địa phương đã có 144 người chết do bị ung thư, 1.243 người mắc các bệnh hiểm nghèo khác.

thanh hoa dan thieu nuoc sach nha may 80 ti phoi suong Sau bão, người dân vùng biển xem nước sạch quý hơn 'vàng'

Sau cơn bão số 10, không chỉ thiệt hại về nhà cửa, tài sản mà hàng ngàn người dân tại xã Kỳ Ninh TX. Kỳ ...

thanh hoa dan thieu nuoc sach nha may 80 ti phoi suong Xét xử 9 bị cáo để vỡ ống nước Sông Đà 18 lần

Theo dự kiến, sáng nay 5/3, TAND TP Hà Nội sẽ đưa ra xét xử sơ thẩm đối với 9 bị cáo trong vụ vỡ ...

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.