Thị trường bất động sản sẽ ra sao nếu Đà Nẵng, Bắc Ninh, Hà Nam... sáp nhập?

Các nhà đầu tư, kinh doanh bất động sản nhận định về thị trường nếu sáp nhập một số tỉnh, thành phố trong nước.

Đề xuất sáp nhập các tỉnh có diện tích và dân số thấp

Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến góp ý đối với dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.

Theo hồ sơ dự thảo, Bộ Nội vụ đề xuất từ năm 2022 - 2026 thực hiện sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và làm điểm sắp xếp một số đơn vị hành chính cấp tỉnh chưa đạt 50% một trong hai tiêu chuẩn (tiêu chuẩn còn lại chưa đạt 100%) về diện tích tự nhiên, quy mô dân số.

Đến năm 2030, hoàn thành việc sắp xếp đơn vị hành chính các cấp phù hợp với tiêu chuẩn đã được sửa đổi, bổ sung và phù hợp với quy hoạch tổng thể đơn vị hành chính của cả nước. Các tỉnh làm điểm sẽ trình Trung ương, Bộ Chính trị, Quốc hội, xem xét cụ thể từng trường hợp.

Thị trường bất động sản sẽ ra sao nếu Đà Nẵng, Bắc Ninh,  Hà Nam... sáp nhập? - Ảnh 1.

Một góc tỉnh Bắc Ninh, một trong những địa phương không đạt tiêu chí về diện tích của một tỉnh theo dự thảo của Bộ Nội vụ. (Ảnh tư liệu: Hạ Vũ).

Trả lời thông tin liên quan đến dự thảo nói trên tại cuộc họp báo diễn ra ngày 19/7 vừa qua, đại diện Bộ Nội cho biết, hiện bộ này chưa đề nghị với Chính phủ và các cấp có thẩm quyền xem xét, sáp nhập bất cứ một đơn vị hành chính cấp tỉnh nào. Việc nghiên cứu sửa đổi, bổ sung chỉ là bước đầu, còn một số nội dung cần phải tiếp tục nghiên cứu đánh giá cụ thể.

Ngoài hai tiêu chí về diện tích tự nhiên và quy mô dân số, còn phải nghiên cứu cả những nội dung liên quan vị trí địa chính trị, lịch sử, văn hóa, truyền thống và lối sống của cộng đồng dân cư, yếu tố về quốc phòng - an ninh, bảo vệ chủ quyền, quy hoạch vùng và quốc gia, yêu cầu về phát triển kinh tế - xã hội…

Thị trường bất động động sản sẽ ra sao?

Thông tin về dự thảo nói trên đang thu hút sự quan tâm của người dân, trong đó có các nhà đầu tư bất động sản. 

Khảo sát trên một số diễn đàn bất động sản, các nhà đầu tư, môi giới bất động sản bình luận khá nhiều về chủ đề này. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều cho rằng, vẫn còn quá sớm để thị trường "phản ứng" với thông tin sáp nhập ở thời điểm này. Việc sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh mới chỉ dừng lại ở mức dự thảo, còn để đi vào thực tế sẽ mất một thời gian rất dài.

Thời thời điểm này, nếu nhà đầu tư quyết định giao dịch dựa trên thông tin sáp nhập thì tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao, "mua đất rừng giá thành phố".

Về vấn đề này, ông Nguyễn Đại Phúc - Tổng Giám đốc CTCP Bất động sản Phúc Vương Land phân tích, thị trường bất động sản biến động phụ thuộc vào các yếu tố như phương án giãn dân, phát triển dân số hay sự thay đổi về các chiến lược phát triển kinh tế của địa phương. 

Cũng theo ông Phúc, khi việc sáp nhập tỉnh mới chỉ dừng lại ở thông tin như hiện nay thì chưa nói lên được điều gì, đời sống kinh tế của địa phương cũng chưa thay đổi. Về bản chất giống như thay tên đổi họ của một người mà thôi, không ảnh hưởng nhiều đến giá cả.

"Với những tỉnh mà dân số có nhiều trải nghiệm về biến động bất động sản thì những thông tin như trên tạm thời sẽ ít ảnh hưởng tới giá cả bất động sản", ông Phúc nhận định.

Với giả thiết sẽ xảy ra sáp nhập tại các địa phương có thị trường bất động sản sôi động như Bắc Ninh, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng..., ông Phúc đánh giá, hiện ở các tỉnh này bất động sản đã tăng sẵn rồi và cũng có những chiến lược cụ thể về phát triển kinh tế, hình thành các khu công nghiệp trong tương lai.

Do đó, nếu kịch bản sáp nhập xảy ra thì bất động sản cũng tăng tuy nhiên không tăng mạnh nữa. Tại các địa phương này cũng trải qua những lần sốt đất rồi nên nhà đầu tư sẽ có tâm lý cẩn trọng hơn.

Thêm vào đó, nếu xảy ra tình trạng tăng giá quá nhanh, Chính phủ sẽ vào cuộc điều tiết lại thị trường. Có thể sẽ thanh tra và đánh thuế cao việc đầu cơ, đầu tư "lướt sóng", đảm bảo ổn định thị trường.

Đồng tình với quan điểm trên, ông Đỗ Quý Duy - Giám đốc kinh doanh của Tập đoàn Bất động sản Hải Phát cho rằng ở thời điểm hiện tại, thông tin về việc sáp nhập nhiều tỉnh, thành chưa ảnh hưởng đến thị trường.

Theo dự thảo đang được Bộ Nội vụ xây dựng, tiêu chuẩn đối với một tỉnh miền núi, vùng cao là có quy mô dân số từ 900.000 người và diện tích tự nhiên từ 8.000 km2 trở lên; các tỉnh còn lại là 1,4 triệu người và diện tích tự nhiên từ 5.000 km2 trở lên.

Dựa trên số liệu tổng điều tra dân số năm 2019 của Tổng Cục Thống kê, có 10 tỉnh/thành phố có diện tích tự nhiên không đạt tiêu chuẩn nói trên gồm: Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Đà Nẵng, Ninh Bình, Cần Thơ, Vĩnh Long, Thái Bình, Nam Định.

Các tỉnh/thành phố có dân số thấp nhất cả nước, không đạt tiêu chuẩn gồm: Bắc Kạn, Lai Châu, Cao Bằng, Kon Tum, Ninh Thuận, Điện Biên, Đắk Nông, Quảng Trị, Lào Cai, Hậu Giang.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.