Thị trường vàng New York vỡ trận vì đầu cơ lợi dụng dịch Covid-19

Tích cực gom vàng khi đại dịch Covid-19 bùng phát, giờ đây các nhà đầu cơ Mỹ đang phải chịu trận khi giá vàng giao tương lai ngày càng đi lùi. Tình trạng cung vượt quá cầu đang khiến giá vàng tuột hàng chục USD chỉ trong một đêm.

Bloomberg nhận định: "Thị trường vàng New York đã bị lật đổ chỉ sau vài tháng, khi tình trạng tranh giành kim loại quý không còn xuất hiện".

Trước đó, vào đầu năm nay, giới thương nhân trao đổi vàng gom về một lượng lớn vàng sau các thương vụ thu mua lớn, nhờ tâm lí tìm đến vàng như một nơi trú ẩn an toàn khi đại dịch Covid-19 hoành hành. Điều này dấy lên lo ngại về khả năng sở hữu vàng trên thị trường New York.

Giá vàng tương lai được đẩy lên mức cao nhất trong 40 năm qua, hơn cả giá vàng giao ngay. Kim loại quý trên khắp thế giới trong thời gian ngắn đã chảy về Mỹ. Các chủ hợp đồng lớn đang cố gắng tránh giao vàng từ các kho dự trữ lớn.

Tuy nhiên, giá vàng hợp đồng kì hạn tháng 6 giảm hơn 20 USD/ounce, thấp hơn hợp đồng tháng 8. Mức này đang giảm từ đỉnh giá vào giữa tháng 4. Giá vàng hợp đồng tháng 6 cũng đang thấp hơn giá vàng giao ngay, sau khi tăng 12 USD/ounce vào giữa tháng 5 và 60 USD/ounce vào tháng 3.

Đầu giờ sáng nay, giá vàng thế giới giao ngay ở mức 1.713 USD/ounce. Nhưng giá vàng giao tháng 8 trên sàn Comex New York vẫn đứng ở mức 1.724 USD/ounce. Giá vàng thế giới tụt khá mạnh trong bối cảnh chứng khoán toàn cầu tăng chưa có điểm dừng. Dòng tiền khổng lồ được bơm vào các nền kinh tế, đẩy giá cổ phiếu lên nhanh chóng, trong khi sức cầu thấp chưa đẩy lạm phát đi lên.

Thị trường vàng New York vỡ trận vì đầu cơ lợi dụng dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Giá vàng tương lai tại New York đang giảm liên tiếp nhiều tháng qua. (Ảnh: Reuters).

Việc vàng giảm giá mạnh lặp lại một số điều mà các nhà giao dịch dầu mỏ đã nhận thấy hồi đầu năm nay, khi các kho dự trữ dầu thô tăng mạnh sau khi nhu cầu nhiên liệu sụt giảm. Nhiều người không khỏi lo ngại nhìn vào vết xe đổ của dầu mỏ, giá nhiên liệu có thời điểm đã giảm xuống dưới 0.

Tai Wong, người đứng đầu giao dịch phái sinh kim loại tại BMO Capital Markets, cho biết: "Thật bất ngờ khi bạn gặp phải một vấn đề tương tự mà bạn từng gặp phải. Nhưng sự việc đang hơi khác một chút. Những người đầu cơ thực sự không có nơi nào để dự trữ số lượng vàng như thế. Họ lại không muốn gặp rắc rối khi giữ vàng nhiều bên mình. Đó là lí do vì sao giá vàng đang tuột".

Kể từ cuối tháng 3 năm nay, có đến 16,8 triệu ounce vàng đã chảy vào sàn Comex của New York. Lượng vàng này nhiều hơn tổng mức nắm giữ của tất cả các quỹ giao dịch trao đổi trên sàn này trong năm ngoái. Số vàng đó tương đương với nhu cầu trang sức hàng năm của Ấn Độ. Hàng tồn kho đứng ở mức kỉ lục 26 triệu ounce trong tuần này, dư sức so với nhu cầu 9,6 triệu ounce trong hợp đồng tháng 6 vẫn còn đang mở bán.

Phí bảo hiểm (lưu kho và trông giữ vàng) cho hợp đồng tương lai của New York so với Luân Đôn tăng mạnh, khi các thương nhân vội vã tránh giao hàng vào tháng 4, thay vào đó mua lại các hợp đồng mà họ đã bán khống.

Thị trường vàng New York vỡ trận vì đầu cơ lợi dụng dịch Covid-19 - Ảnh 2.

Trong thời gian ngắn, vàng đổ về thị trường New York như lũ. (Đồ hoạ: Bloomberg).

Bloomberg cho rằng chắc chắn, sự mất cân bằng trong thị trường New York là một hiện tượng cục bộ. Vàng vẫn có nhu cầu cao trên toàn thế giới vì đây vẫn là nơi trú ẩn an toàn cho các nhà đầu tư quan tâm đến tình trạng của nền kinh tế toàn cầu.

Tình trạng cung vượt quá cầu tại đây diễn ra khi đại dịch Covid-19 làm phong toả các chuyến bay thương mại vào đầu năm nay, và buộc một số nhà máy lọc dầu phải đóng cửa. Việc ngừng hoạt động đã bóp nghẹt các tuyến đường cho phép vàng thỏi di chuyển trên toàn cầu, khiến các ngân hàng bị đứt gãy việc điều tiết vàng giữa hai thị trường Luân Đôn và New York. Các nhà đầu cơ còn tin vào nhu cầu vàng sẽ là "một thiên đường ngày càng bay cao", trong bối cảnh lo ngại về thiệt hại kinh tế của đại dịch.

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.