Tags

Thông tin quy hoạch TP HCM

Tìm theo ngày
Thông tin quy hoạch TP HCM mới nhất

Thông tin quy hoạch TP HCM mới nhất

Thông tin quy hoạch TP HCM sẽ cập nhật những nội dung liên quan đến việc quy hoạch và các dự án xây dựng, sử dụng đất, quy hoạch giao thông,... đối với 1 thành phố, 16 quận và 5 huyện trên địa bàn TP HCM.

Thông tin quy hoạch TP HCM

Theo đó, thông tin quy hoạch TP HCM sẽ cung cấp đầy đủ những nội dung liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến quy hoạch chung xây dựng đô thị, quy hoạch phân khu đô thị, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch giao thông,... tại 1 thành phố, 16 quận và 5 huyện trên địa bàn TP HCM. Cụ thể:

Cụ thể như sau, chi tiết quy hoạch ở 1 thành phố: Thông tin quy hoạch ở thành phố Thủ Đức.

Tại 16 quận: Thông tin quy hoạch ở quận 1, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 10, 11, 12, Bình Tân, Bình Thạnh, Gò Vấp, Phú Nhuận, Tân Bình, Tân Phú.

Tại 5 huyện: Thông tin quy hoạch ở huyện Bình Chánh, Cần Giờ, Củ Chi, Hóc Môn, Nhà Bé.

Xem thêm: Bản đồ quy hoạch TP HCM mới nhất

Bên cạnh đó, thông tin quy hoạch TP HCM cũng sẽ cung cấp những nội dung đáng chú ý sau đây:

- Thông tin quy hoạch đất gồm có vị trí, diện tích, thời gian sử dụng khu đất theo quy hoạch ở các phường, quận, huyện, thành phố trên địa bàn TP HCM.

- Hình ảnh mô tả khu đất quy hoạch.

- Thông tin quy hoạch giao thông bao gồm vị trí các tuyến đường sẽ mở.

- Thông tin quy hoạch sử dụng đất bao gồm: Đất quy hoạch làm đường giao thông; đất quy hoạch làm công viên; đất quy hoạch đô thị, công trình công cộng, cây xanh…

Tham khảo thêm: Quy hoạch TP HCM

Giới thiệu tổng quan về TP HCM

Thành phố Hồ Chí Minh, còn được gọi bằng tên cũ phổ biến là Sài Gòn, là thành phố trực thuộc trung ương thuộc loại đô thị đặc biệt của Việt Nam với tổng diện tích là 2.095,239 km2.

Về vị trí địa lý, TP HCM hiện đang tiếp giáp với các vùng sau đây:

- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương.

- Phía Tây Bắc giáp tỉnh Tây Ninh.

- Phía Đông và Đông Bắc giáp tỉnh Đồng Nai.

- Phía Đông Nam giáp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

- Phía Tây và Tây Nam giáp tỉnh Long An và Tiền Giang.

Theo đó, TP HCM nằm cách thủ đô Hà Nội gần 1.730km đường bộ, nằm ở ngã tư quốc tế giữa các con đường hàng hải từ Bắc xuống Nam, từ Ðông sang Tây, trung tâm thành phố cách bờ biển Đông 50 km theo đường chim bay.

Do nằm trong vùng chuyển tiếp giữa miền Ðông Nam bộ và đồng bằng sông Cửu Long, nên địa hình tổng quát của TP HCM được phân hóa theo hình dạng thấp dần từ Bắc xuống Nam và từ Ðông sang Tây, có thể chia thành 3 tiểu vùng địa hình như sau:

- Vùng cao nằm ở phía Bắc - Ðông Bắc và một phần Tây Bắc (thuộc phía Bắc huyện Củ Chi, Đông Bắc quận Thủ Ðức và quận 9), với dạng địa hình lượn sóng, độ cao trung bình 10 - 25m và xen kẽ có những đồi gò độ cao cao nhất tới 32m, như đồi Long Bình (quận 9).

- Vùng thấp trũng ở phía Nam - Tây Nam và Ðông Nam thành phố (thuộc các quận 9, 8, 7 và các huyện Bình Chánh, Nhà Bè, Cần Giờ). Vùng này có độ cao trung bình trên dưới 1m, cao nhất là 2m và thấp nhất là 0,5m.

- Vùng trung bình phân bố ở khu vực Trung tâm Thành phố, gồm phần lớn nội thành cũ, một phần các quận 2, Thủ Ðức, toàn bộ quận 12 và huyện Hóc Môn. Vùng này có độ cao trung bình 5 - 10m.

Nhìn chung, địa hình Thành phố Hồ Chí Minh không phức tạp, song cũng khá đa dạng và có điều kiện để phát triển nhiều mặt.

Ở thành phố Hồ Chí Minh, đất đai được hình thành trên hai tướng trầm tích là trầm tích Pleieixtoxen và trầm tích Holoxen.

Trong đó trầm tích Holoxen (trầm tích phù sa trẻ) có nhiều nguồn gốc từ ven biển, vũng vịnh, sông biển, aluvi lòng sông và bãi bồi... nên đã hình thành nhiều loại đất khác nhau, bao gồm:

- Nhóm đất phù sa có diện tích là 15.100 ha (chiếm 7,8% diện tích tự nhiên).

- Nhóm đất phèn có diện tích là 40.800 ha (chiếm 21,2% diện tích tự nhiên).

- Nhóm đất phèn mặn có diện tích là 45.500 ha (chiếm 23,6 diện tích tự nhiên).

Ngoài ra có một diện tích nhỏ khoảng hơn 400 ha (chiếm 0,2% diện tích tự nhiên) là "giồng" cát gần biển và đất feralite vàng nâu bị xói mòn trơ sỏi đá ở vùng đồi gò.

Song song đó, trầm tích Pleixtoxen (trầm tích phù sa cổ) hiện chiếm hầu hết phần phía Bắc, Tây Bắc và Ðông Bắc thành phố, gồm phần lớn các huyện Củ Chi, Hóc môn, Bắc Bình Chánh, quận Thủ Ðức, Bắc - Ðông Bắc quận 9 và đại bộ phận khu vực nội thành cũ.

Tổng hợp thông tin quy hoạch TP HCM của các khu vực

Thông tin quy hoạch của 1 thành phố, 16 quận và 5 huyện của TP HCM sau khi được UBND tỉnh phê duyệt đã được công bố công khai tại trụ sở cơ quan và trên cổng thông tin điện tử của UBND các huyện, thị xã, thành phố.

Đồng thời, nội dung quy hoạch TP HCM có liên quan đến xã, phường, thị trấn cũng được công bố công khai tại trụ sở UBND cấp xã. Do đó, người dân, các tổ chức, đơn vị có thể tiếp cận, tra cứu các nội dung trong quy hoạch theo nhu cầu của mình.

Mục tiêu lập quy hoạch TP HCM

Căn cứ theo Quyết định số 642/QĐ-TTg phê duyệt nhiệm vụ lập Quy hoạch TP.HCM thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những mục tiêu chủ yếu sau:

- Sắp xếp, phân bố không gian các hoạt động kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, hệ thống đô thị và phân bố dân cư nông thôn, kết cấu hạ tầng, phân bổ đất đai, sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường trên địa bàn Thành phố một cách khoa học, hợp lý trên cơ sở cụ thể hóa quy hoạch tổng thể quốc gia, quy hoạch vùng trên địa bàn Thành phố để sử dụng hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng và lợi thế của Thành phố phục vụ mục tiêu phát triển bền vững.

- Hiện thực hóa mục tiêu, định hướng phát triển đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2050, các nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu của Thành phố theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Thành phố Hồ Chí Minh lần thứ XI, nhiệm kỳ 2020 - 2025, bao gồm:

+ Xác định mô hình phát triển mới, các khâu đột phá chiến lược.

+ Nghiên cứu và ứng dụng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo.

+ Đi đầu trong việc tận dụng các cơ hội của Cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

+ Phát triển mạnh kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn để Thành phố Hồ Chí Minh tiếp tục giữ vững vai trò đầu tàu kinh tế của cả nước, phát triển nhanh và bền vững.

+ Trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính, thương mại, khoa học - công nghệ và văn hóa của khu vực Đông Nam Á vào năm 2030; trở thành trung tâm về kinh tế, tài chính của Châu Á vào năm 2045.

+ Xử lý những vấn đề trước mắt trong 5 đến 10 năm tới, bao gồm ùn tắc giao thông, ngập úng do thủy triều và mưa, ô nhiễm môi trường ở cách kênh rạch, các khu dân cư có điều kiện sống thấp.

- Cung cấp những căn cứ khoa học và công cụ pháp lý quan trọng để chính quyền các cấp của Thành phố Hồ Chí Minh sử dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo, thống nhất công tác quản lý nhà nước và hoạch định chính sách, kiến tạo động lực phát triển.

+ Tạo cơ sở để xây dựng và triển khai các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, đầu tư trên địa bàn Thành phố, đảm bảo tính khách quan, khoa học

+ Tổ chức không gian phát triển kinh tế - xã hội đảm bảo tính kết nối đồng bộ giữa quy hoạch quốc gia với quy hoạch vùng và quy hoạch Thành phố nhằm khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế của Thành phố, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững.

- Xây dựng được hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu (CSDL), quy hoạch thống nhất hệ thống thông tin quốc gia về quy hoạch, đồng thời đáp ứng yêu cầu quản lý phát triển của Thành phố, vùng và quốc gia.

Là căn cứ để các doanh nghiệp, cộng đồng và người dân đầu tư, kinh doanh, sinh sống và làm việc có thể kiểm tra, giám sát, đánh giá việc thực hiện quy hoạch của Thành phố.

Trên đây là những thông tin quy hoạch TP HCM mới nhất, bạn đọc có thể tham khảo và theo dõi các bài viết mới nhất để biết chính xác các khu vực sẽ được triển khai sử dụng và các dự án quy hoạch trong tương lai ở các thành phố, quận, huyện trên địa bàn TP HCM.