Liên quan đến văn bản của Bộ Y tế yêu cầu các cơ sở y tế không thực hiện phương pháp gây tê tủy sống khi sinh mổ trên các sản phụ có rau tiền đạo thể trung tâm hoặc bán trung tâm, rau bong non, tiền sản giật nặng, sản giật,.... có nguy cơ cao xảy ra một số tai biến như bệnh cảnh của tắc mạch ối, ngừng tim, rối loạn đông máu, suy đa tạng, để hiểu rõ hơn về phương pháp này, chiều 4/7, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Viết Tiến đã có cuộc trao đổi với báo chí xung quanh vấn đề trên.
Hình ảnh bác sĩ gây tê tủy sống trong mổ lấy thai (Ảnh minh họa) |
Theo đó, Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến cho biết, công văn này không phải là cấm hoàn toàn việc thực hiện gây tê tủy sống khi sinh mổ. Nó chỉ mang tính chất nhắc nhở các cơ sở y tế, đặc biệt là ở tuyến cơ sở về việc không thực hiện phương pháp này trong một số trường hợp vì dễ xảy ra tai biến.
Một số trường hợp có nguy cơ xảy ra tai biến trong lúc mổ như rau bong non, rau tiền đạo chảy máu nhiều, sản giật, tiền sản giật, rối loạn chức năng các cơ quan nặng. Những trường hợp này, cần gây mê toàn thân qua đường nội khí quản mới đảm bảo an toàn. Còn đại đa số các trường hợp khác, tình trạng của người mẹ khỏe mạnh bình thường thì hoàn toàn có thể gây tê tủy sống trong mổ lấy thai.
Thứ trưởng Bộ Y tế cho biết, với các trường hợp có nguy cơ xảy ra tai biến cao, cần áp dụng gây mê nội khí quản sẽ an toàn hơn (Ảnh Công Phương) |
“Hiện nay, trên Thế giới có đến 95% áp dụng phương pháp gây tê tủy sống trong mổ lấy thai, một số trường hợp không gây tê tủy sống chỉ rơi vào dưới 5%”, Thứ trưởng Tiến nói.
Chia sẻ nguy cơ xảy ra tai biến trong mổ lấy thai, Thứ trưởng Tiến cho biết: “Nếu những trường hợp nêu trên vẫn áp dụng gây tê tủy sống sẽ rất nguy hiểm. Bởi vì, trong lúc mổ đẻ có thể gây chảy máu, tụt huyết áp, nặng có bệnh nhân ngừng tuần hoàn, ngừng tim, điều trị rất khó khăn. Do đó, nếu chúng ta chủ quan thì sẽ phải trả cái giá rất đắt, người mẹ có thể tử vong”.
Thứ trưởng Tiến cho hay, trong gây mê nội khí quản chống chỉ định với bệnh nhân ăn nó, trong trường hợp bắt buộc phải gây mê nội khí quản mổ khẩn cấp thì bác sĩ phải hút sạch dạ dày rồi mới gây mê để đảm bảo hệ số an toàn là cao nhất. Nếu không phải mổ khẩn cấp thì bệnh nhân cần mổ sau khi ăn 6 tiếng.
Hiện nay, một số gia đình cho rằng, mổ lấy thai là an toàn. Tuy nhiên, cái gì cũng có sự cố của nó, mặc dù tỉ lệ thấp. Cho nên không nên tự chọn phương pháp sinh mà hãy theo sự hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa.
Bên cạnh đó, một số bà mẹ tự chọn phương pháp sinh mổ vì cho rằng con sẽ thông minh hơn là một quan niệm sai lầm. Sinh thường qua quá trình chuyển dạ, đứa trẻ được ép lồng ngực qua ngả sinh âm đạo sẽ ép dịch nước ối trong phổi ra ngoài. Còn mổ lấy thai có thể tồn dư nước ối do hút nước ối không tốt, đứa trẻ sinh ra có khi còn dễ bị ngạt hơn so với sinh thường.
Quy trình gây tê tủy sống khi sinh mổ khiến chị em nhìn là muốn… đẻ thường
Ngoài những trường hợp bắt buộc sinh mổ, nhiều chị em thường chọn phương pháp này với nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, việc ... |
Nên chọn gây tê tủy sống hay gây mê nội khí quản khi sinh mổ?
Hầu hết khi quyết định sinh mổ, các mẹ thường chọn giải pháp gây tê tủy sống mà không hề hay biết, ngoài phương pháp ... |
Lý do Bộ Y tế cấm gây tê tủy sống khi sinh mổ?
Sau khi giám sát và thẩm định tử vong mẹ ở một số địa phương, Bộ Y tế đã đưa khuyến cáo về những trường ... |