Lý do Bộ Y tế cấm gây tê tủy sống khi đẻ mổ? | |
Gây tê tủy sống có ảnh hưởng như thế nào đến sức khoẻ phụ nữ sau sinh? |
Nhiều chị em sau khi sinh một thời gian vẫn cảm thấy “ớn lạnh” khi nghĩ đến chuyện gây tê tủy sống. Hầu hết khi quyết định sinh mổ, sự lựa chọn phổ biến của các bác sĩ là gây tê tủy sống, một kỹ thuật bậc cao được tiến hành trong bệnh viện có trang thiết bị tốt nhất.
Gây tê tủy sống đòi hỏi sự hợp tác tốt giữa bệnh nhân và bác sĩ gây tê. Sau khi tiêm thuốc gây tê, bệnh nhân vẫn có thể nghe, nhìn và có cảm giác đau khi chọc kim gây tê… Để chuẩn bị tốt nhất giúp tâm lý yên tâm hơn trong quá trình mổ lấy thai, sản phụ có thể tìm hiểu về phương pháp gây tê, vùng gây tê và cảm giác được mô tả khi gây tê như thế nào.
Quy trình gây tê sinh mổ đòi hỏi kỹ thuật chính xác, nhanh chóng. (Ảnh Ncbi) |
Truyền dịch trước khi gây tê
Trước khi gây tê, đội ngũ bác sĩ, y tá sẽ bắt đầu bước truyền dịch cho người mẹ. Việc truyền dịch có hai mục đích, một là bù lại lượng dịch mẹ còn thiếu trước mổ do nhịn ăn hay mất nước trong quá trình chuyển dạ, hai là bù vào khối lượng tuần hoàn do giãn mạch ngay sau khi thuốc tê ngấm vào người.
Cần tiến hành truyền dịch trước khi gây tê. (Ảnh Medicalopedia) |
Theo dõi nhịp tim và huyết áp
Sau khi bắt đầu truyền dịch vài phút, người mẹ sẽ được tiến hành các thao tác điện tim, huyết áp động mạch, nhịp thở, bão hòa oxy nhịp mạch mức giảm cảm giác vận động.
Đo huyết áp, nhịp tim. (Ảnh youtube) |
Xác định vùng gây tê
Để bắt đầu việc tiêm thuốc gây tê, sản phụ được các bác sĩ chọn một trong hai tư thế:
Một là ngồi, lưng cúi hình chữ C, cằm gập trước ngực, hai vòng tay bắt chéo phía trước, chân duỗi thẳng tránh ứ đọng máu tĩnh mạch giúp hạn chế việc hạ huyết áp. Tư thế ngồi cũng giúp bác sĩ dễ dàng chọc kim tiêm gây tê.
Hai là nằm nghiêng co lưng hình con tôm. Các y tá thường giữ đầu gối và tay bệnh nhân không hoàn toàn song song với bàn mổ để các bác sĩ tiến hành bôi cồn xung quanh vùng xương đánh dấu vùng tiến hành chọc tiêm gây tê.
Sát trùng vùng gây tê
Trước khi chọc kim tiêm vào tủy sống, bác sĩ thường sát trùng vùng gây tê bằng nước sạch, sau đó sát trùng bằng cồn iod. Sau 2 lần sát trùng bằng cồn iod, sản phụ được sát trùng lượt cuối bằng cồn 70 độ để tránh kim tiêm mang theo cồn iod vào tủy sống.
Tiến hành chọc kim gây tê
Kỹ thuật chọc kim gây tê vào tủy sống cần đảm bảo vô trùng tuyệt đối nên mọi dụng cụ trước khi tiến hành đều cần được hấp vô trùng. Người gây tê phải đội mũ, mặc áo, đeo găng tay để tiến hành gây tê và mổ lấy thai.
Khi tiến hành chọc gây tê tủy sống nên để đầu của bệnh nhân nằm ngửa ở tư thế trung gian để bác sĩ xác định vị trí chính xác vị trí chọc kim. Sau khi chọc kim tiêm vào vị trí chính xác, bác sĩ bắt đầu bơm thuốc tê từ từ, áp lực thấp để tránh thuốc tê vào tạo xoáy dịch ở ngay đầu trong của kim gây tê.
Dụng cụ vô trùng khi tiến hành gây tê. (Ảnh Youtube) |
Xác định vùng gây tê. (Ảnh Youtube) |
Chọc kim và bơm thuốc gây tê. (Ảnh Youtube) |
Sau khi tiêm khoảng 10 - 15 phút sẽ tiến hành ca mổ. (Ảnh Pinterest) |
Sau khi bơm thuốc tê khoảng 15 phút, tỷ trọng của thuốc tê và tốc độ bơm thuốc tê, số lượng thuốc (thể tích) cùng liều lượng thuốc là yếu tố quyết định sự lan tỏa của thuốc tê trong tủy sống.
Bộ Y tế khuyến cáo gây mê nội khí quản nhằm phòng tránh tử vong trong mổ lấy thai
Bộ Y tế vừa có văn bản hướng dẫn các đơn vị Y tế trên toàn quốc nên sử dụng phương pháp gây mê nội ... |
Xúc động những hình ảnh về nụ cười 'khoẻ' của bệnh nhi trong ngày 1/6
Chiều nay (1/6), gần 400 bệnh nhân nhi đang điều trị tại Viện Huyết học - Truyền máu TW đã vui mừng tham gia ngày ... |
Lối sống 10:40 | 06/06/2018
Lối sống 03:00 | 31/05/2018
Lối sống 07:25 | 11/05/2018
Lối sống 09:52 | 10/05/2018
Lối sống 03:46 | 06/05/2018
Lối sống 09:03 | 26/04/2018
Lối sống 08:00 | 25/04/2018
Lối sống 00:00 | 24/04/2018