Khi Amy Bright sinh con trai út vào năm 2003, cô không bao giờ nghĩ rằng sẽ "sống dở chết dở" vì chiếc kim tiêm gây tê màng cứng sót lại trong cột sống.
Hai tháng sau khi sinh mổ, Bright bắt đầu bị đau lưng nghiêm trọng. Sau đó, suốt nhiều năm, cô cũng bị tổn thương hệ thần kinh và rất khó khăn mỗi khi cử động phần cẳng chân, bàn chân trái. Lúc đầu, các bác sĩ nghĩ rằng đó là chứng đau thần kinh tọa - một loại đau phát ra dọc theo dây thần kinh hông, thường chỉ ảnh hưởng nửa người.
Tuy nhiên, kết quả chụp CT cho thấy một phần chiếc kim tiêm bị gãy mắc kẹt trong cột sống của Bright. Lần cuối cùng bà mẹ này gây tê ngoài màng cứng là khi sinh con hơn 10 năm trước.
Ảnh chụp CT cho thấy một phần chiếc kim tiêm còn sót lại trong cột sống của Bright. |
Chiếc kim tiêm trong cột sống 14 năm
Theo Bright và luật sư Sean Cronin, gần một nửa mũi kim đã bị gãy và "trú ngụ" ở phần lưng dưới của Bright. Nó có độ dài khoảng 3 cm và phần lớn đã bị "chôn vào xương".
Chia sẻ lại câu chuyện của mình, Bright vô cùng thất vọng và sợ hãi nói: "Mỗi khi tôi di chuyển, đi bộ, uốn lưng, xoay người và nằm ngủ, chiếc kim cũng không nằm yên trong cột sống của tôi. Trong 14 năm, đã có những mô sẹo ở cột sống của tôi vì phần kim gãy này dịch chuyển. Tôi cảm thấy tức giận".
Suốt thời gian sống chung với cơn đau lưng, Bright đã sử dụng thuốc giảm đau theo toa, thuốc giãn cơ và các loại thuốc khác. "Tôi rất lo sợ cho tương lai của mình. Chân của tôi yếu dần đi. Tôi có lẽ sẽ phải ngồi trên xe lăn", cô cho biết thêm.
Năm ngoái, khi phát hiện ra điều này, Bright đã được các bác sĩ thông báo rằng nếu chiếc kim không được xử lý, cô sẽ có nguy cơ bị liệt.
Bright khó cử động chân bên trái. |
Bright và luật sư của cô đã đệ đơn khiếu nại chính thức về bệnh viện nơi mổ đẻ cho cô và có kế hoạch kiện cáo. Họ nhấn mạnh rằng toàn bộ sự việc đã bị giấu giếm vì các bác sĩ không thể không biết đến chuyện chiếc kim bị gãy và một phần vẫn nằm trong cột sống của Bright.
Theo luật sư Cronin, chiếc kim được dùng để gây tê màng cứng có chiều dài 9-10 cm và đầu nhọn. Công việc của các bác sĩ gây mê là phải kiểm tra rằng họ đã rút toàn bộ kim ra ngoài.
Cơ hội lấy phần kim trong cột sống của Bright hiện tại là không có và tương lai cũng chẳng có gì chắc chắn. Bà mẹ sáu con cho biết cô hầu như không nói đến vấn đề này ở nhà nữa vì nó khiến chồng cô lo lắng. Nhưng cô ngày càng cảm thấy những ảnh hưởng của nó lên cơ thể mình, đặc biệt là ở chân. Bright đang cố gắng điều trị bằng vật lý trị liệu, dù vậy cô luôn cảm thấy hoang mang và sợ hãi.
Vì kim vẫn ở trong cột sống của Bright nên tình trạng của cô có thể tiếp tục xấu đi. Cô cần nghỉ ngơi và có thể phải điều trị, dùng thuốc trong suốt phần đời còn lại.
Rủi ro của việc gây tê màng cứng khi sinh con
- Gây tê màng cứng có thể làm cho huyết áp khi sinh bất ngờ giảm xuống. Y tá sẽ phải liên tục kiểm tra huyết áp của bạn để đảm bảo lưu lượng máu đầy đủ cho em bé.
- Bạn có thể bị đau đầu dữ dội do rò rỉ chất dịch cột sống.
- Sau khi gây tê màng cứng, nằm ở một tư thế có thể khiến cho việc sinh con của bạn bị chậm hoặc dừng lại.
- Có những tác dụng phụ như run rẩy, ù tai, đau lưng, đau nhức nơi kim tiêm cắm vào, buồn nôn hoặc khó đi tiểu.
- Bạn có thể thấy việc đẩy thai nhi ra khó hơn và phải bổ sung thuốc hoặc can thiệp nếu cần, chẳng hạn như kẹp hoặc mổ lấy thai.
- Bạn có thể bị tê liệt trong vài giờ sau khi sinh và cần được giúp đỡ.
- Trong trường hợp hiếm hoi, bạn có thể bị tổn thương dây thần kinh vĩnh viễn.
XEM THÊM
Bà mẹ Hà Nội kể những cảm nhận thật như đếm khi sinh mổ
Chị Thu Huyền (Hà Nội) kể những cảm nhận thật như đếm khi sinh mổ. |
Chọn 'đẻ không đau': Những lợi ích và lưu ý sản phụ cần biết
Sử dụng phương pháp gây tê ngoài màng cứng giúp các bà mẹ giảm đau 70-80%, vì thế mà quá trình sinh nở trở nên ... |
Quy trình gây tê tủy sống khi sinh mổ khiến chị em nhìn là muốn… đẻ thường
Ngoài những trường hợp bắt buộc sinh mổ, nhiều chị em thường chọn phương pháp này với nhiều lý do khác nhau. Tuy nhiên, việc ... |