Thủ tướng: Bộ Công Thương, EVN, PVN… phải chịu trách nhiệm trước nhân dân nếu để thiếu điện

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, EVN, PVN… phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước pháp luật nếu để xảy ra thiếu điện, ảnh hưởng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Văn phòng Chính phủ đã thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về tình hình cung ứng điện của hệ thống điện quốc gia và các giải pháp đảm bảo cung ứng giai đoạn đến năm 2025.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Công Thương, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các đơn vị liên quan phải bảo đảm nguồn cung điện cho phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước

Không để thiếu điện trong bất kì tình huống nào

Kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết giai đoạn qua EVN, PVN, TKV và các chủ đầu tư khác, các Bộ, ngành, địa phương đã có nhiều cố gắng thực hiện Qui hoạch điện VII điều chỉnh.

lang_phi_dien

Thủ tướng yêu cầu tuyệt đối không để xảy ra thiếu điện trong bất kì tình huống nào đến giai đoạn 2025. (Ảnh: EVN).

Tuy nhiên, tiến độ triển khai nhiều dự án nguồn điện rất chậm so với kế hoạch, đặc biệt là các dự án nguồn nhiệt điện có qui mô công suất lớn dự kiến đưa vào vận hành đến năm 2023.

Thủ tướng nhấn mạnh việc này làm ảnh hưởng rất lớn đến cân đối cung - cầu điện trong giai đoạn đến 2025. Trước mắt, nguồn cung điện đến năm 2020, 2021 đang gặp khó khăn và nguy cơ thiếu điện nghiêm trọng vào các năm 2022-2023.

Thủ tướng khẳng định Chính phủ luôn đặc biệt quan tâm và đặt mục tiêu phát triển điện luôn phải đi trước một bước để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng. Đồng thời, đáp ứng nhu cầu điện sinh hoạt của nhân dân, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia.

Tinh thần chỉ đạo chung là không được để thiếu điện cho sản xuất kinh doanh và đời sống của nhân dân, phát triển ngành năng lượng Việt Nam tự lực, tự cường ít phụ thuộc vào nước ngoài, theo thể chế và cơ chế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa…

Đồng thời, việc phát triển điện phải tăng cường tính công khai, minh bạch trong quá trình đầu tư, nâng cao tính cạnh tranh, chống độc quyền, chống tham nhũng và lợi ích nhóm.

Vì vậy, Thủ tướng yêu cầu các Bộ, ngành, cơ quan có liên quan phải nhận thức đầy đủ về nhiệm vụ quan trọng hàng đầu về đảm bảo cung ứng điện cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tuyệt đối không để xảy ra thiếu điện trong bất kì tình huống nào.

Đặc biệt, Thủ tướng chỉ rõ trách nhiệm về việc đảm bảo cung ứng điện. Theo đó, Bộ Công Thương, Ủy ban Quản lí vốn nhà nước tại doanh nghiệp, EVN, PVN và TKV phải chịu trách nhiệm trước nhân dân, trước pháp luật nếu để xảy ra thiếu điện ảnh hưởng phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Bộ Công Thương, EVN... phải đảm bảo tiến độ các dự án điện

Thông báo nêu rõ, nhằm đảm bảo cung ứng điện đến năm 2025, Thường trực Chính phủ đã đồng ý về nguyên tắc xem xét việc áp dụng quy định tại Luật Điện lực để cho phép triển khai các dự án điện cần thiết, cấp bách đảm bảo cung ứng điện.

dien-4-15531474512321860727210-crop-1553147457386558534881-15565316105632246706-3

Thủ tướng cho biết đến năm 2023-2023, nguy cơ thiếu điện sẽ rất nghiêm trọng. (Ảnh: Thanh Niên).

Chính phủ yêu cầu Bộ Công Thương đổi mới phương pháp giám sát thực hiện các dự án điện nhất là đối với các dự án trọng điểm, cấp bách, đảm bảo tiến độ triển khai các dự án khí - điện Cá Voi Xanh, chuỗi dự án khí - điện Lô B, nhiệt điện khí Quảng Trị.

Đồng thời, chủ trì, phối hợp với Ủy ban Quản lí vốn nhà nước tại doanh nghiệp và các Bộ, cơ quan liên quan rà soát các dự án cần thiết, cấp bách cần triển khai để đảm bảo cung ứng điện và vận hành kinh tế hệ thống điện quốc gia theo đề nghị của EVN.

Ủy ban Quản lí vốn nhà nước tại doanh nghiệp tập trung xử lí theo đúng thẩm quyền được pháp luật quy định và các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ giao trong công tác chuẩn bị đầu tư các dự án điện, kịp thời báo cáo Thủ tướng xử lí những vấn đề vượt thẩm quyền.

Đặc biệt, tuyệt đối không được để xảy ra tình trạng kéo dài, trì trệ trong khâu chuẩn bị đầu tư các dự án điện của EVN, PVN và TKV.

Thủ tướng cũng yêu cầu EVN, PVN, TKV tập trung chỉ đạo, thực hiện đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án điện được giao làm chủ đầu tư, không được để xảy ra tình trạng tiếp tục trì trệ tiến độ đối với các dự án, đặc biệt là các dự án đang bị chậm tiến độ.

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.