Thủ tướng: Chính phủ kiến tạo là thay ngay những cán bộ 'giao mãi không chịu làm'

Sẵn sàng thay ngay những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu, "giao mãi không chịu làm", Thủ tướng cho rằng Chính phủ kiến tạo phải là nơi có tinh thần hành động nói đi đôi với làm.
 
thu tuong chinh phu kien tao la thay ngay nhung can bo giao mai khong chiu lam
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội.

Chiều ngày 18/11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc phát biểu làm rõ thêm một số vấn đề và trực tiếp trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội. Với thời gian 145 phút, đây là buổi đăng đàn trả lời chất vấn kéo dài nhất của người đứng đầu Chính phủ trước nghị trường từ khi đảm nhận chức vụ tới nay.

Đại biểu Vũ Tiến Lộc đoàn Thái Bình, người đang đảm nhận vị trí Chủ nhiệm Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam VCCI, đặt câu hỏi tới Thủ tướng về khái niệm của "Chính phủ kiến tạo" cũng như sự khác biệt so với truyền thống.

Được đề cập thường xuyên từ khi Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đảm nhận vị trí người đứng đầu chính phủ, Thủ tướng cho rằng nội hàm của Chính phủ kiến tạo trước hết là chủ động thiết kế chính sách pháp luật, không để rơi vào thế bị động. Chính phủ không để thế chế pháp luật trở thành điểm nghẽn của sự phát triển mà cần chủ động hơn, Thủ tướng nói.

Điều thứ hai, theo Thủ tướng, ở Chính phủ kiến tạo, Nhà nước không làm thay thị trường mà giao cho nhân dân những lĩnh vực mà xã hội đảm nhận tốt hơn.

Chính phủ phải kiến thiết được môi trường kinh doanh thuận lợi. Thủ tướng cũng nhấn mạnh, về môi trường kinh doanh, Việt Nam không phải nhóm đầu Đông Nam Á như vị trí thứ 4 hiện tại mà còn phải vươn lên nhóm các nước phát triển OECD. Chính phủ cũng phải nâng cao chất lượng giáo dục, y tế; phục vụ người dân tốt nhất bằng phúc lợi xã hội.

Chính phủ kiến tạo cũng phải là nơi có tinh thần hành động nói đi đôi với làm, thay ngay những cán bộ không đáp ứng được yêu cầu, "giao mãi không chịu làm".

Sự khác biệt giữa Chính phủ kiến tạo và Chính phủ điều hành theo Thủ tướng chính là ở chỗ Chính phủ chủ động về thể chế, chính sách pháp luật để tạo ra môi trường thuận lợi hơn cho phát triển. Trong khi Chính phủ điều hành là đã có sẵn pháp luật và điều hành trên khuyên khổ pháp luật.

"Từ đó, để xây dựng được Chính phủ kiến tạo, bộ máy chính phủ năng động hơn, phải có sáng kiến, nghiên cứu thế giới xung quanh nhiều hơn để áp dụng đường lối của Đảng và Nhà nước trong điều hành để tốt hơn", Thủ tướng làm rõ trước các đại biểu Quốc hội.

Kinh tế tư nhân là một trong các thành phần mà Chính phủ trong đó Thủ tướng Nguyễn Phúc là người đứng đầu đã có chương trình hành động để phát triển. Trả lời câu hỏi của đại biểu về giải pháp phát triển kinh tế tư nhân của Chính phủ, Thủ tướng cho biết Chính phủ trước hết là phải ổn định vĩ mô. Đây là điều cần thiết với tất cả các thành phần kinh tế.

Chính phủ phải công khai minh bạch, giúp nhà đầu tư giảm chi phí gồm lãi vay, giảm chi phí không chính thức, tránh kiểm tra chồng chéo... Tại nghị trường, Chính phủ cũng thẳng thắn đề nghị các doanh nghiệp tư nhân nói không với đưa hối lộ, một phần của chi phí không chính thức.

Cùng đó, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân được người đứng đầu Chính phủ chỉ ra là việc tạo ra không gian cho kinh tế tư nhân phát triển, liên kết giữa doanh nghiệp tư nhân Việt Nam với FDI, khuyến khích chuyển 3,5-4 triệu hộ cá thể lên doanh nghiệp tư nhân quy mô nhỏ và vừa.

Để phát triển bền vững, Thủ tướng cũng chỉ ra các giải pháp mà bản thân doanh nghiệp phải thực hiện như xây dựng văn hoá doanh nghiệp, đạo đức doanh nhân, nâng cao năng lực quản trị để làm sao không lâm vào cảnh sớm rời thị trường.

thu tuong chinh phu kien tao la thay ngay nhung can bo giao mai khong chiu lam Đại biểu chọn vấn đề bức xúc, người trả lời không né tránh
chọn
Địa phương được dự báo là 'thủ phủ công nghiệp' mới ở phía nam vừa hút hơn 1,5 tỷ USD vốn ngoại sau một quý
Quý I/2024, Bà Rịa - Vũng Tàu đã thu hút 13 dự án FDI với tổng vốn đầu thu thu hút hơn 1,56 tỷ USD và 10 dự án trong nước với tổng đầu tư thu hút gần 25.000 tỷ đồng.