Thủ tướng công du đầu năm: Tầm vóc mới với những đối tác then chốt

Chuyến thăm New Zealand và Australia của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đánh dấu bước phát triển mới trong quan hệ giữa Việt Nam với các đối tác tại châu Đại Dương.
thu tuong cong du dau nam tam voc moi voi nhung doi tac then chot
thu tuong cong du dau nam tam voc moi voi nhung doi tac then chot

Một tuần sau khi hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương CPTPP được ký kết, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc lên đường tới thăm New Zealand và Australia, hai đối tác lớn nhất của Việt Nam ở phía Nam Thái Bình Dương.

Chuyến công du đầu năm 2018 của Thủ tướng, với bệ phóng từ các thành công của quan hệ song phương trong năm 2017, cùng với hiệp định CPTPP, được kỳ vọng mở ra những chương mới trong quan hệ giữa Việt Nam với New Zealand và Australia.

thu tuong cong du dau nam tam voc moi voi nhung doi tac then chot

Đoàn Việt Nam, dẫn đầu bởi Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, hạ cánh xuống sân bay quốc tế Auckland hôm 12/3, bắt đầu chuyến thăm chính thức New Zealand theo lời mời của Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern.

"Điều quan trọng nhất chúng tôi có thể nhận được từ một quốc gia là việc thủ tướng họ đến thăm đất nước chúng tôi", Bộ trưởng Nông nghiệp New Zealand Damien O'Connor trả lời Zing.vn về chuyến thăm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

thu tuong cong du dau nam tam voc moi voi nhung doi tac then chot

Văn hóa - Giáo dục là một trong các trọng tâm hợp tác mà chuyến thăm của Thủ tướng hướng tới. Ngay trong sáng ngày 12/3, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tới thăm Đại học Công nghệ Auckland (AUT), ngôi trường có hơn 4.000 sinh viên quốc tế đến từ hơn 95 quốc gia trên thế giới theo học, trong đó có 400 sinh viên Việt Nam.

Tại AUT, người dân New Zealand đã dành cho các lãnh đạo Việt Nam nghi lễ tiếp đón theo văn hóa của người Maori bản địa. Đây là nghi lễ dành cho những vị khách quý, thể hiện sự quý mến của gia chủ dành cho các vị khách, mang ý nghĩa truyền cho nhau hơi thở của sự sống.

“Họ có văn hóa chạm mũi nhau, một văn hóa giao lưu rất tình cảm của người dân tộc. Mình coi trọng một dân tộc, tức mình coi trọng văn hóa của dân tộc đó vì văn hóa dân tộc là điều gì đấy rất thiêng liêng, cao cả”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ cảm nhận về văn hóa của người Maori.

AUT không phải cơ sở giáo dục duy nhất đón tiếp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Tại thành phố Hamilton, Thủ tướng đã tới thăm Đại học Waikato và giao lưu với các sinh viên của trường hôm 14/3. Việc Thủ tướng tới thăm 2 trường đại học lớn trong 3 ngày của chuyến thăm cho thấy mong muốn và tiềm năng hợp tác lớn về giáo dục, đào tạo giữa Việt Nam và New Zealand.

thu tuong cong du dau nam tam voc moi voi nhung doi tac then chot

"Tôi có thể thấy người Việt Nam dành rất nhiều cam kết cho việc giáo dục của con cái họ để chúng có một tương lai tốt hơn. Nền kinh tế Việt Nam cũng phụ thuộc vào việc giáo dục những người trẻ. Chúng tôi thấy có rất nhiều cơ hội để đưa giáo dục trình độ quốc tế đến Việt Nam, đặc biệt cho những người không thể học tập tại nước ngoài", cựu đại sứ New Zealand tại Việt Nam Haike Manning nói với Zing.vn.

Ngày 13/3, chính phủ New Zealand tiếp đón phái đoàn Việt Nam bằng nghi thức truyền thống đón thượng khách của người bản địa Maori và 19 loạt đại bác chào mừng.

thu tuong cong du dau nam tam voc moi voi nhung doi tac then chot

Trong buổi hội đàm giữa Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern và Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, hai nhà lãnh đạo cùng dành những lời ca ngợi hết sức tốt đẹp cho mối quan hệ song phương, đồng thời bày tỏ mong muốn và thiện chí sớm nâng cấp quan hệ Việt Nam - New Zealand lên Đối tác chiến lược.

Chuyên gia kinh tế quốc tế Liyana Othman của Trung tâm Thương mại châu Á, trụ sở Singapore, nhận định hoàn toàn có thể trông đợi vào những bước đột phá trong quan hệ Việt Nam - New Zealand trong tương lai nếu nhìn lại những thành quả đã đạt được từ năm 2009.

"Nếu nhìn vào sự tăng trưởng từ 3-4 lần của kim ngạch thương mại song phương trong những năm qua, chưa kể các hợp tác về văn hóa và giáo dục, tôi thấy chúng ta nên lạc quan về triển vọng của quan hệ song phương. Nhất là trong bối cảnh CPTPP đã có hiệu lực, thương mại hai chiều sẽ tiếp tục nở rộ", bà Othman nói với Zing.vn.

Trong khi đó, giáo sư Derek McDougall, chuyên gia chính trị châu Á từ Đại học Melbourne cho rằng New Zealand và Việt Nam đều cho thấy mong muốn đẩy nhanh hơn nữa quan hệ hai nước, và việc nâng cấp quan hệ lên Đối tác chiến lược sẽ sớm được thực hiện.

"Việt Nam là nhân tố rất quan trọng nếu New Zealand muốn khai phá quan hệ với ASEAN. Việt Nam hứng thú với công nghệ và khoa học của New Zealand, trong khi New Zealand sẽ mở ra được thị trường tới 90 triệu dân, và và nhiều lợi ích khác từ phần còn lại của ASEAN", ông McDougall cho biết.

thu tuong cong du dau nam tam voc moi voi nhung doi tac then chot
thu tuong cong du dau nam tam voc moi voi nhung doi tac then chot

“Hôm nay là một ngày lịch sử. Khi trở thành những đối tác chiến lược mới với nhau, Australia và Việt Nam nhất trí cùng phối hợp để đạt được tầm nhìn chung về một khu vực an ninh, mở và thịnh vượng”, Thủ tướng Turnbull phát biểu mở đầu trong cuộc họp với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ngày 15/3. Việc nâng tầm quan hệ cũng diễn ra trong bối cảnh hai nước kỷ niệm 45 năm thiết lập quan hệ ngoại giao. Do vậy, sự kiện thu hút sự chú ý đáng kể của giới quan sát và truyền thông Việt Nam lẫn Australia.

thu tuong cong du dau nam tam voc moi voi nhung doi tac then chot

Khi trao đổi với Zing.vn, cựu Đại sứ Việt Nam tại Australia Lương Thanh Nghị nhận định thời điểm hai nước nâng cấp quan hệ lên tầm mức mới ngày hôm nay là “chín muồi". "Việc hai nước thiết lập Đối tác chiến lược sẽ là một dấu mốc quan trọng, mở ra một chương mới trong lịch sử phát triển của quan hệ hai nước”, ông Nghị nói.

thu tuong cong du dau nam tam voc moi voi nhung doi tac then chot

Chia sẻ quan điểm này, trên chuyên trang The Strategist của Viện Nghiên cứu Chính sách Chiến lược Australia, nhà nghiên cứu Lê Thu Hương khẳng định: “Sau gần 45 năm, cả hai bên đều có đủ lý do để trở thành những đối tác tin cậy của nhau”.

Trong hàng chục năm qua, Việt Nam và Australia đã xây dựng niềm tin chiến lược dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và những giá trị lợi ích chung. Đến hôm nay, Giáo sư Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Australia) cho biết cả hai nước đang hợp tác trên 6 lĩnh vực chính: thương mại và đầu tư; hỗ trợ phát triển; giáo dục; ngoại giao và chính trị; an ninh và quốc phòng; khoa học và công nghệ; giao lưu nhân dân.

“Tôi rất ấn tượng khi nhìn lại những thành tựu mà hai bên đã cùng đạt được, nhưng như vậy vẫn là chưa đủ. Với mối quan hệ đối tác chiến lược này, Việt Nam và Australia phải cùng tiếp tục hướng đến và đáp ứng nhu cầu thực tế, khi cả hai nước ngày càng có nhiều lợi ích quốc gia tương đồng”, ông Thayer nói trong email tới giới truyền thông.

Trong khi đó, nhà nghiên cứu Kyle Springer tại Trung tâm USAsia Perth (Đại học Western Australia) cho rằng để tiếp tục thúc đẩy quan hệ đối tác kinh tế, Australia nên bắt đầu công nhận vai trò của Việt Nam như một nhân tố kinh tế quan trọng trong khu vực.

Khi PwC, một trong 4 công ty kiểm toán hàng đầu thế giới, dự đoán Việt Nam có thể trở thành một trong 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới (G20) vào năm 2050, thì Australia đang xây dựng những nền tảng vững chắc để có thể tham gia nhiều hơn với một Việt Nam đang vươn lên.

“Không còn gì để nghi ngờ về những lợi ích kinh tế tương đồng giữa Việt Nam và Australia. Cả hai nước nay đều là thành viên của TPP-11 (hay CPTPP). Thương mại hai chiều đạt khoảng 10 tỷ USD, trong khi đầu tư nước ngoài trực tiếp từ Australia vào Việt Nam đã tăng đến 1,5 tỷ USD. Những số liệu này phản ánh tiềm năng tăng trưởng khi sự chuyển hoá kinh tế ở Việt Nam sẽ còn tiếp diễn”, Springer nhận định.

Theo vị chuyên gia, những bước đi đầu tiên nên bao gồm các sáng kiến từ khối doanh nghiệp và chính phủ. “Uỷ ban Hợp tác Kinh tế Thương mại Australia - Việt Nam (JTECC) được thành lập năm 1990 nên là cánh tay để tăng cường các hợp tác kinh tế”.

thu tuong cong du dau nam tam voc moi voi nhung doi tac then chot

Về tiềm năng hợp tác quốc phòng, Giáo sư Carl Thayer cho biết Sách Trắng Quốc phòng năm 2017 của Australia đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc hợp tác với những nước trong khu vực, mà “Việt Nam được xem là đối tác chiến lược quan trọng vì sự đóng góp của nước này vào hoà bình và an ninh khu vực, cụ thể là trong khuôn khổ ASEAN”.

Trong một bài bình luận, trang Financial Review gọi Việt Nam là "một đối tác cởi mở và nhất quán (consistent) của Australia” khi hai bên thảo luận về những vấn đề khu vực và các mục tiêu cải cách trong nước. Còn nhà nghiên cứu Lê Thu Hương nhấn mạnh “cả Việt Nam và Australia đều rất ủng hộ một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và mở; cũng như sự hợp tác nhiều hơn trên biển vốn sẽ là vũ đài chính của các cạnh tranh chiến lược trong tương lai”.

thu tuong cong du dau nam tam voc moi voi nhung doi tac then chot
thu tuong cong du dau nam tam voc moi voi nhung doi tac then chot

Australia và New Zealand, hai điểm đến trong chuyến công du đầu năm 2018 của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, đều là thành viên của CPTPP. Sau lễ ký hiệp định này hôm 8/3 ở Santiago, Australia và New Zealand đều bày tỏ mong muốn sớm phê chuẩn. Do vậy, chuyến công du của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc được kỳ vọng thắt chặt hơn nữa quan hệ hợp tác của ba thành viên quan trọng của FTA lớn thứ ba thế giới (sau Hiệp định Tự do Thương mại Bắc Mỹ và Liên minh châu Âu).

Với sự thúc đẩy của Nhật Bản, Australia và Mexico, quá trình tái đàm phán CPTPP diễn ra trong suốt năm 2017 cho đến khi thống nhất được những điều khoản cuối cùng tại Việt Nam vào tháng 11/2017. Khoảng 20 điều khoản, chủ yếu là những quy định mà Mỹ trước đó kiên quyết đưa vào, đã bị "đóng băng" trong bản hiệp định sửa đổi. Đặc biệt, trang Asian Nikkei Review nhận định Việt Nam có thể là quốc gia hưởng lợi lớn nhất so với các thành viên CPTPP khác.

thu tuong cong du dau nam tam voc moi voi nhung doi tac then chot

Nói với Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc trong ngày ký đối tác chiến lược hôm 15/3, Thủ tướng Turnbull cũng cảm ơn vai trò của Việt Nam trong thành công của CPTPP.

“Chúng tôi đã nói về cam kết đối với hiệp định CPTPP. Tôi muốn cảm ơn và đánh giá cao ngài Thủ tướng trong tổ chức và vì sự lãnh đạo của ngài cùng đội ngũ phía Việt Nam (trong đàm phán). Chúng tôi mong chờ việc hợp tác với phía Việt Nam trong việc triển khai CPTPP”, Thủ tướng Turnbull nói.

Đáp lại, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận CPTPP là cơ hội thuận lợi để xây dựng hợp tác kinh tế giữa hai bên.

Trong khi đó, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern khẳng định “cả New Zealand và Việt Nam đều công nhận tầm quan trọng của CPTPP trong việc đẩy mạnh hội nhập kinh tế khu vực”.

"Tăng trưởng hòa nhập là một trong những chủ đề quan trọng mà chúng tôi đã hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong suốt cả năm Việt Nam làm chủ tịch APEC (năm 2017) và đây vẫn là một vấn đề quan trọng đối với khu vực của chúng ta”, Thủ tướng Ardern trả lời báo chí Việt Nam trước khi đón tiếp Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc.

Đại sứ New Zealand tại Việt Nam Wendy Matthews cũng từng nhấn mạnh hồi tháng trước rằng CPTPP là một hiệp định mà "cả New Zealand và Việt Nam đã cùng sát cánh phối hợp để thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế khu vực, đảm bảo rằng các nền kinh tế dựa trên xuất khẩu chúng ta ngày một lớn mạnh và thịnh vượng". Do đó, với việc hai nước vừa ký kết hiệp định CPTPP vào ngày 8/3, kim ngạch thương mại song phương nhiều khả năng sẽ còn những đột phá mới.

thu tuong cong du dau nam tam voc moi voi nhung doi tac then chot

Không chỉ có CPTPP, Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Australia - New Zealand (AANZFTA) là một bệ phóng khác chắp cánh cho thương mại giữa Việt Nam và các đối tác châu Đại Dương. Có hiệu lực từ năm 2010, hiệp định được kỳ vọng tiếp tục lộ trình đến năm 2020 sẽ cắt giảm từ 90-100% tổng số các dòng thuế.

"Thủy sản, nông sản trước đây bị đánh thuế cao, nay đều đã giảm xuống, thậm chí thấp hơn từ 5-10% so với các quy định của WTO. Hàng hóa của các thành viên nay có tính cạnh tranh cao hơn rõ rệt", Ross Bray, ủy viên Ủy ban Thương mại và Đầu tư Australia, nhận định.

Các chuyên gia đánh giá với việc cắt giảm các quy định về thuế quan cũng như phi thuế quan, AANZFTA tạo điều kiện cho doanh nghiệp các thành viên, đặc biệt các nước đang phát triển như Việt Nam, giảm nhẹ chi phí tài chính, từ đó có thể đầu tư vào chất lượng sản phẩm và tăng tính cạnh tranh của hàng hóa.

"Hiệp định này giúp các chính phủ có diễn đàn để qua đó quản lý quan hệ thương mại, bao gồm các bước đi điều hành minh bạch và giải quyết tranh chấp. Điều này mang lại lợi ích lớn cho các nhà xuất nhập khẩu từ tất cả các thành viên, giảm các rủi ro trong kinh doanh và tăng ổn định thị trường", Karen Campbell, thành viên Hiệp hội Doanh nghiệp và Thương mại New Zealand, cho biết.

Hiện nay, Việt Nam chính là thị trường xuất khẩu tăng trưởng mạnh nhất của New Zealand tại Đông Nam Á. Theo Giáo sư Tony Milner, giám đốc chương trình Nghiên cứu châu Á của Đại học quốc gia Australia, về mặt thương mại, các nước ASEAN thậm chí có vai trò quan trọng với New Zealand hơn cả Mỹ hay Nhật Bản. Do đó, thúc đẩy quan hệ với Việt Nam, một thành viên then chốt của ASEAN, sẽ giúp New Zealand có thêm nhiều thuận lợi trong tiếp cận thị trường 650 triệu dân của Đông Nam Á.

Những hoạt động của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ở New Zealand Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc rời New Zealand hôm 14/3, khép lại chuyến thăm chính thức đầu tiên đến đảo quốc kiwi với nhiều hoạt động nhằm thúc đẩy hợp tác, nâng cấp quan hệ 2 nước.
thu tuong cong du dau nam tam voc moi voi nhung doi tac then chot Australia bắn 19 loạt đại bác chào đón Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Thủ tướng Australia Malcolm Turnbull và Phu nhân chủ trì lễ đón chính thức Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng Phu nhân với ...

thu tuong cong du dau nam tam voc moi voi nhung doi tac then chot Toàn cảnh chuyến thăm New Zealand của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã thăm chính thức New Zealand từ 12-14/3/2018. Hai bên đã ra Tuyên bố chung, nhất trí thúc đẩy quan ...

chọn
Bất động sản tuần qua (28/4 - 4/5): Ba luật lớn kỳ vọng hiệu lực sớm, TP HCM dừng dự án BT của Phát Đạt
Luật Đất đai, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản có thể hiệu lực sớm từ 1/7; điểm mới về thành lập cụm công nghiệp từ 1/5; loạt doanh nghiệp tiến vào Thái Nguyên... là những thông tin thị trường và dự án nổi bật tuần qua.