Lâm Đồng kết nối liên vùng còn yếu, đất đai còn bất cập

Thủ tướng Chính phủ cho rằng, Lâm Đồng phải trở thành động lực tăng trưởng của cả Tây Nguyên. Từ nay đến cuối năm, tỉnh cần tập trung hoàn thành công tác quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công, giải phóng mặt bằng các công trình để thu hút nhà đầu tư.

Chiều 20/11, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có buổi làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lâm Đồng về tình hình kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, xây dựng Đảng, hệ thống chính trị năm 2022, phương hướng, nhiệm vụ năm 2023, theo Báo Lâm Đồng.

Theo ý kiến của các Bộ, ngành, ngành công nghiệp của Lâm Đồng có quy mô nhỏ, thiếu sự gắn kết chặt chẽ. Sức thu hút đầu tư vào Tây Nguyên nói chung và Lâm Đồng nói riêng còn nhiều dư địa. Tỉnh có một số sản phẩm trong top đầu cả nước nhưng hạn chế ở khâu chế biến nông sản, sản phẩm nông nghiệp chủ yếu là sơ chế. Bên cạnh đó, liên kết nông nghiệp và du lịch chưa chặt chẽ, vi phạm quản lý bảo vệ rừng… 

Lâm Đồng cũng chưa có nhiều sản phẩm để du khách tiêu tiền vì du khách chỉ có đi ngắm cảnh. Do đó, cần chú trọng đến quy hoạch, đặc biệt là quy hoạch khai thác tối đa tiềm năng, lợi thế tự nhiên; giữ gìn và bảo tồn di sản kiến trúc, văn hoá vốn có…

Kết cấu hạ tầng được nhận định là điểm nghẽn của Lâm Đồng, khiến thời gian kết nối từ tỉnh này đến TP HCM, Khánh Hoà, vùng Tây Nguyên chậm so với yêu cầu… 

Đại diện các Bộ, ngành mong muốn Lâm Đồng được Chính phủ chấp thuận và hỗ trợ đầu tư, nâng cấp các tuyến đường; nếu chưa có nguồn lực thì hỗ trợ tỉnh duy tu, sửa chữa để cải thiện điều kiện lưu thông của người dân, đặc biệt là tuyến đường đi các tỉnh Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Thuận để mở rộng không gian phát triển của Lâm Đồng. 

TP Đà Lạt, Lâm Đồng. (Ảnh: Quyên Quyên).

Sau khi nghe các ý kiến, Thủ tướng cho rằng, tiềm năng, lợi thế của Lâm Đồng là diện tích lớn, dân số không đông, khí hậu ôn hoà, có nhiều di sản, nhiều công trình chiến lược: giao thông, vị trí, cơ sở giáo dục, đào tạo nghề, viện nghiên cứu. 

Thủ tướng cũng nhắc nhở các điểm yếu của Lâm Đồng, là kết nối nội vùng và liên vùng chưa tốt; chỉ số PCI cao nhưng chưa chắc chắn; công tác quy hoạch, sử dụng tài nguyên, đất đai còn bất cập; cần coi trọng công tác quy hoạch gắn liền với duy tu, bảo dưỡng các di sản kiến trúc; chú trọng an sinh xã hội, giữ gìn môi trường xanh – sạch – đẹp; phải giữ được các công trình kiến trúc, danh lam thắng cảnh ở trung tâm; phát triển bất động sản phải lùi sâu, lùi xa trung tâm thành phố; phát triển hài hoà giữa sinh thái - môi trường, giữa nông thôn và thành thị, chuyển dịch lao động phù hợp, công nghiệp hoá nông thôn…

Theo Thủ tướng, Lâm Đồng phải trở thành động lực tăng trưởng của cả Tây Nguyên. Từ nay đến cuối năm, Thủ tướng yêu cầu tỉnh tập trung hoàn thành công tác quy hoạch, đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công; giải phóng mặt bằng các công trình để thu hút nhà đầu tư trên cơ sở hài hoà lợi ích giữa người dân và doanh nghiệp…

Hiện nay, Chính phủ và các bộ ngành ủng hộ việc tập trung nguồn lực cho tuyến cao tốc Bảo Lộc – Liên Khương; phát huy các nguồn lực cả hợp tác công tư và đầu tư công để chỉnh trang giao thông các hướng từ Lâm Đồng đến Đắk Lắk, Đắk Nông và Bình Thuận. 

chọn
Nơi quy hoạch tổ hợp nhà ở của HanoiHouse tại ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu
Tại góc ngã tư Nguyễn Phong Sắc - Tô Hiệu có một khu đất hơn 0,2 ha, được quy hoạch cho dự án nhà ở thấp tầng và cao tầng. Chủ cũ của dự án này trước đây là Indeco, sau nhiều năm chậm triển khai đã chuyển giao cho chủ mới là HanoiHouse.