Những phụ nữ có con sinh đôi luôn lo lắng về việc nuôi con bằng sữa mẹ. Liệu rằng có đủ sữa cũng như kỹ năng để cho hai bé bú mẹ cùng một lúc? Hai con có được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng để phát triển tốt, khỏe mạnh không? Mặc dù cơ chế tiết sữa cho một hay hai bé là như nhau nhưng thực tế, cho các bé sinh đôi ăn luôn là một thách thức.
Chị Vương Thúy Quỳnh khi mang thai 2 bé sinh đôi. Ảnh: NVCC |
Chị Vương Thúy Quỳnh (25 tuổi) trú tại Văn Chương, Đống Đa, Hà Nội cũng sinh đôi vào ngày 23/10/2017. Hai bé vừa tròn 6 tháng. Thế nhưng chị Quỳnh hoàn toàn không vấp phải nỗi lo lắng đó. Hai bé nhà chị ăn sữa mẹ hoàn toàn.
Chị Quỳnh sinh mổ lại sinh non nên đến ngày thứ 3 sữa mới về, vắt cả tiếng mới được một chút sữa không đủ tráng bình. Sau đó chị kích sữa bằng máy hút sữa. Chị Quỳnh cho biết chị đang sử dụng máy Medela pump điện đôi 7 level có mát xa. Loại này vừa túi tiền và hiệu quả tốt. Máy hút sữa vừa giúp kích sữa vừa hút sữa thừa sau khi con bú, giảm tình trạng tắc tia sữa.
Hai bé sinh đôi của chị Quỳnh. Ảnh: NVCC |
Thời gian đầu chị Quỳnh hút sữa 2 tiếng một lần, mỗi lần 30 phút. Cứ 10 phút lại chuyển chế độ mát xa trong vòng 5 phút, các cữ không lệch nhau quá 30 phút. “Lúc này tôi mới chỉ vắt đủ cho con ăn 1 bữa (khoảng 100ml cho cả 2 bên). Nên cứ phải canh giờ dậy vắt sữa nếu không con sẽ không có sữa ăn. Tôi không bỏ một cữ vắt sữa nào kể cả đêm, nhiều lúc ôm máy hút sữa ngủ gật”, chị Quỳnh tâm sự.
Sau 4 tuần lượng sữa của chị Quỳnh tăng dần lên thành 180ml-200ml cho 2 bên. Hiện giờ lượng sữa đã ổn định. Chị Quỳnh điều chỉnh cữ hút sữa thành 3 tiếng một lần. Mỗi lần chị hút được 300-350ml cho cả 2 bên, cữ đêm thì được khoảng 500-600ml cho 2 bên. Chị Quỳnh hút sữa vào khung giờ 6h-9h-12h-15h-18h-21h-0h.
Ngày thứ 3 sau sinh, lượng sữa rất ít. Ảnh: NVCC |
Ngày thứ 5 sau sinh. Ảnh: NVCC |
Về chế độ ăn, chị Quỳnh ăn nhiều tinh bột, mỗi bữa một bát tô cơm với thịt. Chị ăn nhiều canh, đặc biệt là canh mướp thịt nạc băm rất tốt và nhiều sữa. Ăn đủ 3 bữa chính: bữa sáng ăn phở, xôi, bữa trưa và tối ăn cơm. Ngoài ra ăn thêm 3 bữa phụ là bánh mì hoặc uống sữa. Chị ăn đa dạng các loại đồ ăn, chỉ kiêng đồ ăn lạnh để tránh bé bị đau bụng, còn lại không kiêng khem gì cả, ăn uống đầy đủ để nhiều sữa và sữa đầy đủ chất dinh dưỡng cho con.
Chị Quỳnh lưu ý cần uống nhiều nước ấm. Mỗi ngày chị uống 3 đến 4 lít nước. Việc uống nhiều nước vô cùng quan trọng cho việc tiết sữa. Các mẹ có thể thay thế nước lọc bằng ăn canh hay nước các loại lá, sữa đậu nành, mè đen... Các loại nước lá giúp nguồn sữa dồi dào và có tác dụng chống tắc tia sữa như: Nước cao chè vằng, nước lá đinh lăng, bồ công anh, nước râu ngô... Chị ăn nhiều hoa quả như đu đủ, chuối ngự, nho, táo, bưởi, đặc biệt na và vú sữa.
Sữa của chị Quỳnh hiện tại. Ảnh: NVCC |
Tủ lạnh đầy ắp sữa. Ảnh: NVCC |
Giấc ngủ cực kì quan trọng với việc tiết sữa. Việc ngủ 1 giấc đủ 6-8 tiếng liền mạch là điều không tưởng với các mẹ sau sinh vì cữ ăn của bé chỉ từ 2-3 tiếng, chưa tính thời gian phải thay tã và ru bé ngủ. Tuy vậy, chị Quỳnh luôn cố gắng ngủ sâu giấc để giấc ngủ ngắn nhưng chất lượng giấc ngủ vẫn đảm bảo. Đồng thời phải bỏ điện thoại ra xa khi ngủ.
Chị Quỳnh chia sẻ: “Ngoài ra tôi cũng uống vitamin lợi sữa như Pregnacare breast-feeding, 1 hộp uống được 28 ngày. Trên hết mọi người phải giữ tinh thần tốt, lạc quan, tự tin là mình nhiều sữa cho con”.
XEM THÊM
Không thể tin đây là bà mẹ 2 con từng khổ sở vì sinh xong mà bụng vẫn to như bầu 5 tháng
Sau khi tập gym 2 năm, bầu "mỡ" 5 tháng từng khiến chị Hà tự ti đã biến thành bụng phẳng eo thon. |
Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất: 'Gần gũi bố mẹ là quyền con cái phải được hưởng'
Chuyên gia tâm lý Nguyễn An Chất khẳng định, gần gũi bố mẹ là quyền con cái phải được hưởng. |
Bà mẹ Hà Nội kể chuyện sinh con như đi nghỉ dưỡng
Chị Vũ Kim Thoa kể chuyện sinh con ở một bệnh viện tại Long Biên (Hà Nội) như đi nghỉ dưỡng. |
Điều đáng sợ nhất của người mẹ là đánh mất sự kết nối với con?
Nhờ sự kết nối, tiếp xúc trực tiếp của cơ thể, sự giao lưu về cảm xúc, sự thấu hiểu về tư tưởng, người mẹ ... |
Đi học về con bám mẹ không rời
Nhiều bà mẹ thắc mắc tại sao đi học về con bám mẹ không rời nửa bước. |