Tags

thực đơn ăn dặm truyền thống

Tìm theo ngày
thực đơn ăn dặm truyền thống

thực đơn ăn dặm truyền thống

Phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống là gì?

Ăn dặm là một giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ nhỏ. Đây là giai đoạn bé được làm quen và bổ sung thêm các dưỡng chất từ những nguồn thực phẩm khác không phải là sữa mẹ hay sữa công thức.

Hiện có 3 phương pháp ăn dặm điển hình thường được các mẹ áp dụng: phương pháp ăn dặm kiểu Nhật (ADKN), ăn dặm kiểu phương Tây (BLW) và ăn dặm kiểu truyền thống (ADTT). Mặc dù phương pháp ăn dặm kiểu truyền thống không còn phổ biến nhưng cũng không thể phủ nhận được sự hiệu quả của phương pháp ăn dặm này.

1. Những quan niệm sai lầm về ăn dặm kiểu truyền thống

Thế hệ mẹ bỉm sữa trẻ ngày này thường áp dụng phương pháp ăn dặm kiểu Nhật, không thích phương pháp ADTT bởi nó không khoa học, không hiện đại khi mẹ sẽ phải ép bé ăn, phải cho bé ăn thức ăn xay nhuyễn (khiến bé ăn thô kém hơn), phải đi rong cho bé ăn và rất nhiều các lý do khác.

Tuy nhiên, không có một tài liệu hướng dẫn bé ăn dặm nào nói mẹ phải đi rong để cho bé ăn, mẹ phải nhồi nhét thức ăn cho bé…Tất cả những điểm trên chỉ vì tâm lý của các ông bố, bà mẹ muốn con mình ăn được nhiều, ăn lo, ăn chắc bụng…sẽ bổ sung nhiều dinh dưỡng hơn cho bé, bé sẽ lớn nhanh hơn và khỏe mạnh hơn.



Thực đơn ăn dặm truyền thống kích thích vị giác của trẻ

Bên cạnh các phương pháp ăn dặm mới như ăn dặm BLW, ăn dặm 3in1, phương pháp ăn dặm truyền thống vẫn được nhiều bà mẹ sử dụng. Chính vì thế, việc thay đổi thực đơn ăn dặm truyền thống sao cho phù hợp với khẩu vị của trẻ là một trong những vấn đề khiến các và mẹ bỉm sữa "đau đầu".

Tùy vào độ tuổi, khẩu vị của bé mà mỗi một giai đoạn, sẽ có thực đơn khác nhau. Với phương pháp ăn dặm truyền thống, sau khoảng 5,5 tháng, bé có thể tập ăn dặm và thực đơn giai đoạn này có thể rất đơn giản gồm các loại bột, các loại cháo được với nước hầm xương hay các loại nước ninh từ những thực phẩm nhiều dưỡng chất.

Mặc dù thời gian này, bé chưa thực sự thể hiện được sở thích, khẩu vị của mình nhưng cha mẹ nên thay đổi thực đơn ăn dặm truyền thống liên tục để bé có thể tự khám phá được sở thích cũng như đảm bảo được sự cân bằng dinh dưỡng cho trẻ.

Một số lưu ý khi khi chế biến cháo ăn dặm cho trẻ, cha mẹ cần ghi nhớ đó là không nên nêm nếm gia vị quá đậm, các nguyên liệu chế biến luôn đảm bảo tiêu chí sạch, tươi và luôn phải được nấu chín kĩ. Nên xay nhuyễn các nguyên liệu (như rau, thịt…), không cắt miếng vì như thế sẽ khiến bé dễ bị hóc. Nếu có điều kiện, cha mẹ nên sử dụng dầu oliu để chế biến đồ ăn cho bé.

Một số món cháo ăn dặm được nhiều mẹ bỉm sữa yêu thích cho vào thực đơn ăn dặm truyền thống như cháo rau ngót tôm đồng, cháo thịt bò bí đỏ, cháo lương khoai lang, cháo bí đỏ tôm biển… vì vị ngon, dễ ăn cũng như những món cháo đó luôn đảm bảo dinh dưỡng cho bé.

Hãy để ý thói quen ăn uống của trẻ để có thể có những thay đổi thích hợp về thực đơn cũng như phương pháp ăn dặm phù hợp cho bé.

Nếu thấy bé có những biểu hiện như chán ăn, chống đối, không hợp tác với cha mẹ trong bữa ăn thì các bà mẹ nên tìm hiểu để thay đổi thực đơn ăn dặm truyền thống hoặc thay đổi phương pháp ăn dặm sao cho bé cảm thấy thoải mái nhất.