Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu: ‘Vị Tướng với mùa thu vàng’

Ngày 4/11, cuốn sách “Vị Tướng với mùa thu vàng” – là tập hợp các tác phẩm của các nhà văn, nhà báo viết về Thượng tướng – Viện Sĩ Nguyễn Huy Hiệu, Nguyên Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đã chính thức được ra mắt.
 

Tại buổi ra mắt sách, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu chia sẻ: “Tôi có rất nhiều kỉ niệm về nước Nga, nhưng có lẽ kỉ niệm sâu sắc nhất đó là Cách mạng Tháng mười Nga, là văn hóa nước Nga và dấu ấn đặc biệt đó là mùa thu vàng, những gì tôi muốn chia sẻ đã được thể hiện trong cuốn sách…”.

Trong tâm trí nhiều người, mặc dù là một vị Tướng, nhưng Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu không khô khan tình cảm như người ta vẫn thường hay nghĩ về người lính. Chất “lính” trong con người Tướng Hiệu đậm chất trữ tình của một người nghệ sĩ, một tâm hồn “thơ” và “nhạc”.

thuong tuong nguyen huy hieu vi tuong voi mua thu vang
Thượng tướng - Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu tại buổi ra mắt cuốn sách ‘Vị Tướng với mùa thu vàng’ .(Ảnh: Phi Hùng).

Chất chữ tình ấy được thể hiện đầy cảm xúc qua tình yêu đối với nước Nga trong bức tranh phong cảnh sơn dầu “Mùa thu vàng” nước Nga cuối thế kỉ 19 – đây là biểu tượng danh tiếng và đỉnh cao nghệ thuật tạo hình của danh họa Nga nổi tiếng Lê-vi-tan vào năm 1985, mà mỗi khi nói đến nước Nga Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu luôn thấy mình bồi hồi nhớ về những kỉ niệm.

Đối với Tướng Hiệu, nước Nga như một quê hương thứ hai vì đó là nơi ông đã gắn bó một “Thời thanh niên sôi nổi”, là nơi ông học tập, rèn luyện…

thuong tuong nguyen huy hieu vi tuong voi mua thu vang
Toàn cảnh buổi lễ ra mắt cuốn sách. (Ảnh: Phi Hùng).

“Mùa thu vàng” ở nước Nga cũng là tiết thu đẹp trời ở Việt Nam, là dịp mà hàng năm Việt Nam trân trọng hướng tới kỉ niệm Các mạng Tháng mười Nga - chiếc nôi của phong trào cộng sản quốc tế, nơi đã mở ra một thời đại mới cho lịch sử nhân loại.

Chính vì vậy, cuốn sách “Vị Tướng với mùa thu vàng” đã được ra mắt. Đây là tập hợp với nhiều tác phẩm truyện ngắn, bút kí, ghi chép, thơ của các tác giả viết về Tướng Nguyễn Huy Hiệu với những tình cảm thân thương, qúi mến.

thuong tuong nguyen huy hieu vi tuong voi mua thu vang
Nhà Văn Lê Hoài Nam chia sẻ, Thượng tướng – Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu là một nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, các văn nghệ sĩ sáng tác. (Ảnh: Phi Hùng)

Có mặt tại buổi lễ ra mắt sách, nhà Văn Lê Hoài Nam – một trong những tác giả có nhiều tác phẩm in trong cuốn sách “Vị Tướng với mùa thu vàng” chia sẻ: Thượng tướng – Viện sĩ Nguyễn Huy Hiệu là một nguồn cảm hứng bất tận cho các nhà văn, nhà thơ, nhà báo, các văn nghệ sĩ sáng tác, “Vị Tướng với mùa thu vàng” là cuốn sách thứ 7 viết về Tướng Nguyễn Huy Hiệu .

Lí giải về việc đặt tên cho cuốn sách là “Vị Tướng với mùa thu vàng”, nhà văn Lê Hoài Nam cho hay, đầu những năm 80, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu được cử sang CHLB Nga đào tạo tại Học viện quân sự cao cấp.

thuong tuong nguyen huy hieu vi tuong voi mua thu vang
thể hiện tình cảm qúi mến của mình dành cho Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu trong buổi ra mắt sách. (Ảnh: Phi Hùng).

Tại đây, Tướng Hiệu đã gắn bó và có rất nhiều những kỉ niệm, những năm tháng học tập, Tướng Hiệu thường gần gũi với mùa thu vàng của nước Nga.

Cũng tại nước Nga, Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu đã gặp phu nhân của mình, 2 người đã gặp và yêu nhau trong một mùa thu tuyệt vời của nước Nga.

“Cuốn sách ‘Vị Tướng với mùa thu lá vàng’ đã được in xong cách đây một tháng rưỡi, nhưng đến hôm nay chúng tôi mới tổ chức ra mắt bởi chỉ còn vài hôm nữa đến ngày kỉ niệm Cách mạng Tháng 10 Nga”, nhà văn Lê Hoài Nam chia sẻ thêm.

thuong tuong nguyen huy hieu vi tuong voi mua thu vang
Lặn lội từ TP Thái Bình, ông Lê Văn Ổn mang bức tranh chân dung bằng đồng dành tặng cho Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu. (Ảnh: Phi Hùng).

Cũng tại buổi ra mắt cuốn sách, nhiều người đã thể hiện tình cảm qúi mến của mình dành cho Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu.

Đặc biệt, đó là bức tranh chân dung được làm bằng đồng do ông Lê Văn Ổn (ở TP Thái Bình) làm bằng thủ công mang lên dành tặng cho Tướng Hiệu.

Thượng tướng Nguyễn Huy Hiệu (SN 1947, quê tại xã Hải Long, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định), khi vừa tròn 18 tuổi ông lên đường nhập ngũ theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc.

Trong cuộc đời binh nghiệp của mình tướng Nguyễn Huy Hiệu đã từng tham gia 4 chiến dịch lớn: Chiến dịch Tết Mậu Thân 1968; Chiến dịch Đường - Nam Lào 1971; Chiến dịch Quảng Trị 1972.

Đặc biệt, trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, Thượng Tướng Nguyễn Huy Hiệu giữ cương vị Trung Đoàn trưởng Trung đoàn 27 thuộc Sư đoàn 320 B, đã chỉ huy đơn vị tấn công thộc sâu cánh Bắc theo trục đường 13 từ Lái Thiêu đập tan tuyến “tử thủ” Bắc Sài Gòn, đánh chiếm cầu Vĩnh Bình thuộc tỉnh Bình Phước, tiến vào sào huyệt quân thu, hòa chung vào niềm vui đại thắng giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước…

thuong tuong nguyen huy hieu vi tuong voi mua thu vang 'Tình yêu' là động lực giúp bà Trần Uyên Phương cho ra đời cuốn sách 'Vượt qua người khổng lồ'

Ngày 13/10, lễ ra mắt sách “Vượt qua người khổng lồ” của tác giả Trần Uyên Phương đã diễn ra với sự góp mặt của ...

chọn
Những ông lớn địa ốc hiện diện tại 'Đất Tổ' Phú Thọ
Vài năm trở lại đây, Phú Thọ liên tục đón các doanh nghiệp lớn ngành bất động sản như GP Invest, T&T hay BV Land... Hiện nay, Ecopark và Tasco cũng đang hướng đến dự án bất động sản đầu tiên tại địa phương này.