Cậu học trò trường làng thành Tiến sĩ Y học 'kiếm' học bổng như thế nào?

“Không gì là không thể nếu chúng ta biết biến ước mơ thành hành động. Tôi đã làm được thì chắc chắn các em sẽ làm được và sẽ làm tốt hơn”, TS Chu Đình Tới tác giả cuốn sách viết.
cau hoc tro truong lang thanh tien si y hoc kiem hoc bong nhu the nao ĐH Bách khoa Hà Nội dành 90% chỉ tiêu cho thí sinh đạt từ 21 điểm trở lên
cau hoc tro truong lang thanh tien si y hoc kiem hoc bong nhu the nao Điểm sàn 15,5: Dự kiến có 85 trường đạt chỉ tiêu 100% trong xét tuyển đợt 1
cau hoc tro truong lang thanh tien si y hoc kiem hoc bong nhu the nao Tuyển sinh ĐH 2017: Nguyện vọng xét tuyển vào khối D đạt 24%, khối A là 35%
cau hoc tro truong lang thanh tien si y hoc kiem hoc bong nhu the nao Bộ GD&ĐT công bố điểm sàn xét tuyển vào ĐH, CĐ năm 2017: Các khối đều 15,5 điểm

“Tôi đã du học bằng học bổng như thế nào” là cuốn sách bổ ích mà tôi tìm thấy trong quá trình tìm kiếm thông tin về du học và học bổng của tác giả Chu Đình Tới, một trong số 25 người trên thế giới nhận được học bổng sau Tiến sĩ Marie Curie danh giá về Y học của Liên minh Châu Âu.

cau hoc tro truong lang thanh tien si y hoc kiem hoc bong nhu the nao

Bạn đã bao giờ nghe đến cái tên trường Phổ thông trung học Bất Bạt chưa? Có lẽ bạn cũng như tôi, là lần đầu tiên biết đến nó, một ngôi trường làng tại Sơn Đà, huyện Ba Vì, một huyện miền núi nghèo nhất tỉnh Hà Tây trước kia, nay đã sát nhập vào Hà Nội. Ngôi trường đội sổ với “thành tích” 10 học sinh đậu đại học mỗi năm.

Cũng chính từ ngôi trường này, với sự cố gắng nỗ lực hết mình, Chu Đình Tới đã thi đậu hai trường đại học rồi trở thành Học giả sau Tiến sĩ Marie Curie về Y học của Liên minh Châu Âu, một trong 25 người trên thế giới nhận được học bổng danh giá này.

“Xuất phát điểm thấp”

Sinh ra trong một gia đình có bố là bộ đội về hưu, mẹ làm nghề nông, thu nhập của cả gia đình đều phụ thuộc vào đồng lương hưu ít ỏi của bố và việc làm nông của mẹ. Vậy nên từ nhỏ, Chu Đình Tới đã tự ý thức được hoàn cảnh gia đình, cậu không tham gia nhiều lớp học thêm mà chủ yếu là tự học.

Khi thi lên cấp 3, trong khi các những người bạn ngày xưa trong đội tuyển thi học sinh giỏi đều chọn những trường ở Hà Nội hay Sơn Tây thì cậu cũng chỉ dám thi vào trường Bất Bạt để bố mẹ không phải lo lắng chuyện tiền bạc.

Đình Tới kể, hồi ấy, cùng với cậu bạn Lê Anh Hoàng - nay là Giảng viên Học viện Phòng không Không quân và hai người bạn thôn khác đi học cùng nhau, còng lưng trên chiếc xe đạp cũ đi học thêm, mặt đỏ bừng, mồ hôi ướt áo, người đen cháy, cũng chỉ đùa bảo nhau “Ước gì có cái xe máy mà đi cho đỡ khổ nhỉ, hay chỉ cần cái xe Ba Bét Nhè (tên lóng của xe Babetta) cũng được”.

Hồi ấy các trường đều tổ chức thi đề riêng nên việc đỗ đại học mà không làm các dạng ngoài sách giáo khoa là rất khó. Vốn rất yêu thích các môn khối A nhưng do sợ tốn tiền bố mẹ nên cậu cũng chỉ đi học thêm môn Hóa và tự học Lý, Toán. Sức học không chắc nên cậu cũng không tự tin vào việc mình đậu đại học, thậm chí mọi người trong làng còn cho rằng việc bố mẹ tạo điều kiện cho con trai mình thi đại học là không tưởng với “xuất phát điểm như thế”.

Với quyết tâm của mình, cậu học trò trường làng tự mày mò học qua tài liệu ôn thi rồi quyết định nộp hồ sơ vào trường Đại học Kinh tế Quốc dân và Đại học Nông nghiệp Hà Nội - nay là Học viện Nông nghiệp Việt Nam.

"Tôi còn nhớ, hồi nộp hồ sơ thi đại học, cả lớp tôi mỗi người mua hơn chục bộ hồ sơ để viết sai còn thay, vậy mà vì tiếc tiền nên tôi này chỉ dùng có một bộ, sai thì gạch đi sửa lại, may sao cuối cùng hồ sơ cũng không bị loại", Đình Tới chia sẻ.

Suy nghĩ lúc chọn trường cũng rất đơn giản, vì từ nhỏ người vốn nhỏ nhắn nên bố mẹ muốn cậu thi Kinh tế để sau này ngồi bàn giấy đỡ vất vả, còn chọn Nông nghiệp như là để “chữa cháy”, nếu rớt Kinh tế thì vào Nông nghiệp học thú y, sau này về chữa bệnh cho gia súc, gia cầm… cuộc sống đỡ vất vả.

Thế rồi sau đó, Chu Đình Tới nhận được thông báo của cả hai trường đại học, ban đầu cậu học học Kinh tế, nhưng rồi với một vài lý do sau đó đã chuyển sang trường Nông nghiệp học chuyên ngành Thú y.

Hồi đó việc một học sinh nghèo từ trường Bất Bạt đỗ cả hai trường đại học là điều không tưởng, một số người nghi ngờ cho rằng gia đình cậu “mua điểm”, thậm chí người anh họ của cậu cũng nghĩ thế, lúc được hỏi, bố cậu nghiêm mặt bảo: “Gia đình chú làm gì có tiền, và biết mua ở đâu, việc đỗ đại học là sự nỗ lực không mệt mỏi của bản thân em”. Còn cậu học trò lớp 12 ngày ấy khi nghe nói thế cảm thấy quá chua chát, cũng chẳng buồn nói câu nào…

cau hoc tro truong lang thanh tien si y hoc kiem hoc bong nhu the nao
TS Chu Đình Tới (bìa phải) trong lần công tác tại Ý.

Cú rẽ ngang và “hai năm vật vã” để dành học bổng thạc sĩ toàn phần

Sau khi tốt nghiệp Khoa Thú Y, ĐH Nông Nghiệp, Chu Đình Tới từ chối cơ hội ở lại làm giảng viên của trường cũng như cơ hội làm việc ở Viện Thú y Quốc gia và ứng tuyển cho vị trí Kỹ sư chăn nuôi cho một công ty lớn.

Sau ba tháng thử việc thì Chu Đình Tới quyết định nghỉ việc để trở thành Giảng viên tại Đại học Sư phạm Hà Nội. Trong quá trình công tác tại đây, anh đã theo học chương trình Cao học tại Học viện Nông nghiệp.

Thế rồi, công cuộc “ săn học bổng” bắt đầu, từ việc tìm hiểu thông tin các loại học bổng, Chu Đình Tới quyết định chọn các học bổng bên ngoài và bỏ qua các học bổng Chính phủ.

Cuối cùng, tác giả cũng nhận được học bổng Đại học Ulsan Hàn Quốc với chương trình Tích hợp Thạc sĩ- Tiến sĩ vào kỳ học mùa xuân năm 2009.

“Phải nói thêm rằng, việc “tán giáo sư” này đòi hỏi sự kiên nhẫn và chịu khó thực sự. Bạn phải biết rằng nếu may mắn, gửi 50 e-mail cho 50 vị giáo sư thì may ra có khoảng 10 người trả lời, trong 10 thư đó thì may ra có khoảng 1-2 thư là trả lời tích cực, còn lại đều “Cảm ơn bạn đã quan tâm nhưng hiện tại chúng tôi không cần người” - Chu Đình Tới.

Dừng lại ở Hàn Quốc với bằng Thạc sĩ và giành học bổng Tiến sĩ của Liên minh Châu Âu

Ban đầu Chu Đình Tới quyết định học tập và nghiên cứu để lấy bằng tiến sĩ sinh học, phân ngành Miễn dịch tại khoa Sinh học, trường Đại học Ulsan Hàn Quốc, nhưng rồi vì lý do sức khỏe của bố anh không được tốt, có thời điểm dường như khó qua khỏi, vậy nên sau gần hai năm học tập và nghiên cứu, anh quyết định xin chuyển sang lấy bằng Thạc sĩ để về nước sớm chăm sóc bố.

Đây là một quyết định có phần mạo hiểm bởi nếu vậy anh sẽ phải mất thêm một năm nữa để lấy bằng Thạc sĩ so với hai năm như thường lệ do trước đây có nhiều trường hợp như vậy. Thật may mắn, sau khi trình bày lý do với giáo sư, ông đã đồng ý cho Chu Đình Tới được tốt nghiệp ngay học kỳ sau, tức là chỉ hai năm.

Sau khi về Việt Nam sinh sống và làm việc, Chu Đình Tới vẫn tiếp tục xin học bổng Tiến sĩ ở nước ngoài với mong muốn được tiếp tục trải nghiệm và nghiên cứu vì bố anh lúc này cũng đã khỏe hơn.

Công cuộc xin học bổng Tiến sĩ lần này anh đã có một bản CV hoàn thiện và ấn tượng hơn lần trước, tuy được các giáo sư ở Hàn Quốc sẵn sàng cấp học bổng nhưng anh lại muốn đến Singapore hoặc Châu Âu hơn, đồng thời anh vẫn liên lạc với vị giáo sư người Nhật để nhờ công giúp đỡ, mặc dù Nhật Bản là phương án dự phòng, nhưng được học tập ở đây cũng là một cơ hội tốt.

Cuối tháng 7 năm 2011 bố anh mất, phải mất một thời gian dài anh mới lấy lại được tinh thần. Ngày 27/12/2011 Chu Đình Tới đặt chân đến đất nước Ba Lan xinh đẹp trong một ngày mùa đông tuyết trắng với học bổng chinh phục học vị tiến sĩ trong một chương trình quốc tế dưới sự hướng dẫn của một vị giáo sư người Mỹ.

Cuộc sống cũng như công việc nghiên cứu ở Ba Lan thoải mái hơn ở Hàn Quốc rất nhiều, vị giáo sư hướng dẫn của Chu Đình Tới là người rất chu đáo, ở đây học viên sau đại học, Postdoc và nghiên cứu viên chỉ có một việc là chuyên tâm nghiên cứu, không phải lo những công việc như dọn dẹp phòng thi nghiệm hay cho chuột ăn… Tuy nhiên vị giáo sư người Mỹ là người Mỹ “xịn” nên việc giao tiếp bằng tiếng Anh có phần hạn chế với một người tiếng anh chưa tốt như Chu Đình Tới, bởi anh nhận được học bổng khi chưa có chứng chỉ tiếng anh mà dựa vào việc anh đã hoàn thành hai năm học Thạc sĩ ở Hàn Quốc với chương trình hoàn toàn bằng tiếng anh.

Bằng sự nhiệt tình, cần cù chịu khó và tập trung cho nghiên cứu khoa học của mình, Chu Đình Tới đã nhận được sự tin tưởng của vị giáo sư hướng dẫn dù có một số người trong nhóm cố ý nói xấu anh với giáo sư.

Khi sang Ba Lan học tiến sĩ, anh đã từng nghĩ là mình sẽ dừng lại ở học vị này thôi, nên trở về Việt Nam để ổn định cuộc sống và công việc. Tuy nhiên, ở các nước Phương Tây, học vị tiến sĩ chỉ là “chứng chỉ vào nghề” của một giảng viên. Theo lời giáo sư, anh quyết định phải làm việc sau tiến sĩ một vài năm nữa ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Thụy Sĩ và Bắc Âu.

Bạn thấy đấy cuộc sống là những điều thú vị và đầy bất ngờ, chúng ta sẽ không thể thành công nếu không biến ý tưởng thành hành động. Từ một cậu học trò trường làng Bất Bạt ít ai biết đến, với xuất phát điểm giống như bao học sinh nông thôn Việt Nam, Chu Đình Tới đã tốt nghiệp đại học rồi học Thạc sĩ ở Hàn Quốc, Tiến sĩ trong một chương trình quốc tế ở Ba Lan bằng học bổng và sau đó là một vị trí học giả sau tiến sĩ danh giá của Liên minh Châu Âu và như anh chia sẻ “câu chuyện của tôi vẫn sẽ tiếp tục với những chặng đường mới”.

Câu chuyện của tác giả có thể rất bình thường đối với những người khác nhưng với anh đó là sự nỗ lực và cố gắng không ngừng nghỉ, là mồ hôi nước mắt và cả sự cô đơn khi sống ở nước ngoài. Nhưng sau tất cả, thành công ngày hôm nay mà anh có được chính là động lực, hành trang cho các bạn trẻ trên hành trình chinh phục học bổng quốc tế, tìm kiếm cơ hội được học tập và trải nghiệm cuộc sống ở những chân trời mới.

cau hoc tro truong lang thanh tien si y hoc kiem hoc bong nhu the nao ĐH Bách khoa Hà Nội dành 90% chỉ tiêu cho thí sinh đạt từ 21 điểm trở lên

Trường ĐH Bách khoa Hà Nội cho biết, năm 2017 sẽ dành 90% chỉ tiêu tuyển sinh với các em có ngưỡng điểm từ 21 ...

chọn
Điều gì đang diễn ra trên thị trường BĐS công nghiệp?
Viện Kinh tế Xây dựng đánh giá Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư BĐS công nghiệp ngoại, giá thuê đất bình quân và giá thuê nhà xưởng, kho bãi trong quý I đã tăng 2-3% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo quý II, nhu cầu thuê và tỷ lệ lấp đầy tại các KCN có thể tăng nhẹ.