Tiếp tục đề nghị truy tố Phạm Công Danh vì gây thiệt hại 6.000 tỉ đồng

Cơ quan điều tra kết luận ông Phạm Công Danh đã chỉ đạo cấp dưới lập hồ sơ khống để vay tiền, bảo lãnh trả nợ cho công ty của mình, gây thiệt hại cho ngân hàng VNCB hơn 6.000 tỉ đồng.
tiep tuc de nghi truy to pham cong danh vi gay thiet hai 6000 ti dong
Ông Phạm Công Danh bị đề nghị truy tố vì gây thiệt hại hơn 6.000 tỉ đồng - Ảnh: TTO

Cơ quan cảnh sát điều tra (CSĐT) Bộ Công an vừa hoàn tất kết luận điều tra bổ sung vụ án "cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng" xảy ra tại 4 ngân hàng gồm: TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB), TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), TMCP Tiên Phong (TPBank) và TMCP Đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV).

Theo kết luận điều tra bổ sung, Cơ quan điều tra (CQĐT) tiếp tục đề nghị Viện KSND tối cao truy tố các bị can Phạm Công Danh (nguyên chủ tịch VNCB, chủ tịch Công ty TNHH Tập đoàn Thiên Thanh); Trầm Bê (nguyên phó chủ tịch HĐQT Sacombank) và 44 đồng phạm về tội cố ý làm trái.

Trước đó, tại phiên tòa xét xử vụ án, hội đồng xét xử TAND TP.HCM đã quyết định trả hồ sơ để điều tra lại nhằm làm rõ nhiều vấn đề.

Theo hồ sơ vụ án, CQĐT xác định ông Phạm Công Danh đã lập nhiều công ty, sau đó dùng tiền của VNCB bảo lãnh cho 29 lượt công ty vay tiền của các ngân hàng Sacombank, TPBank và BIDV. Số tiền vay được, Phạm Công Danh đã sử dụng vào mục đích riêng.

Cụ thể, bị can Phạm Công Danh đã dùng tiền của VNCB gửi sang 3 ngân hàng này để bảo lãnh, cầm cố các khoản vay, sau đó bị 3 ngân hàng thu hồi nợ từ số tiền gửi với tổng số hơn 6.126 tỉ đồng. Trong đó, Sacombank thu hơn 1.835 tỉ đồng, TP Bank thu hơn 1.740 tỉ đồng, BIDV thu hơn 2.550 tỉ đồng.

Về yêu cầu củng cố tài liệu, chứng cứ với các đối tượng liên quan trong vụ án chưa khởi tố, đảm bảo không bỏ lọt tội phạm từ VKS, theo kết luận điều tra bổ sung, hành vi của các đối tượng liên quan tại Sacombank, TPBank và BIDV đã được làm rõ, đã khởi tố hoặc kiến nghị xử lý hành chính. Kết quả xác minh không phát sinh các tình tiết mới, nên cơ quan điều tra giữ nguyên quan điểm xử lý trước đây.

Theo kết luận điều tra bổ sung, ông Phạm Công Trung (em trai Phạm Công Danh) đã thành lập nhiều công ty nhưng không hoạt động kinh doanh, mà nhằm giúp sức cho bị can Danh sử dụng các pháp nhân để vay vốn của nhiều ngân hàng.

Ngoài ra, ông Trung cũng chỉ đạo cháu mình ký hợp đồng mua bán vật liệu xây dựng, giúp Phạm Công Danh vay tiền của BIDV.

Theo kết luận điều tra bổ sung, có cơ sở căn cứ về hành vi của Phạm Công Trung là đồng phạm, giúp sức cho Phạm Công Danh.

Tuy nhiên, Bộ luật hình sự năm 2015 đã bỏ tội "cố ý làm trái". Ông Trung đang điều hành Công ty Thiên Thanh, công ty này đang hoạt động bình thường và phối hợp với công an giải quyết vấn đề dân sự của vụ án. Vì vậy, cơ quan điều tra đã không xem xét xử lý trách nhiệm hình sự với Phạm Công Trung.

tiep tuc de nghi truy to pham cong danh vi gay thiet hai 6000 ti dong Xử phúc thẩm ông Hà Văn Thắm: Triệu tập đại diện C46 - Bộ Công an

Trước đề nghị của đại diện VKS, Chủ tọa phiên tòa giao Tổ thư ký liên hệ với đại diện C46 - Bộ Công an, ...

tiep tuc de nghi truy to pham cong danh vi gay thiet hai 6000 ti dong [Live] Luật sư: 'Bản cung lấy lúc sức khỏe của bà Phấn chỉ còn 7% liệu có khách quan và dựa trên sự tỉnh táo'

Luật sư của bị cáo Sơn thông tin, một doanh nhân sẽ cho gia đình bị cáo vay 32 tỷ đồng để bị cáo khắc ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.