Tiết kiệm hơn 4.200 tỉ khi người dân ngồi nhà làm thủ tục hành chính

Với số lượng giao dịch như năm 2018, Văn phòng Chính phủ tính toán sẽ tiết kiệm 4.222 tỉ/năm khi chuyển từ phương thức trực tiếp sang trực tuyến tại Cổng dịch vụ công quốc gia.

Sáng 7/12, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng chủ trì buổi họp báo của Văn phòng Chính phủ thông tin về khai trương Cổng dịch vụ công quốc gia.

Ông nhấn mạnh đây là dấu ấn quan trọng trong mục tiêu xây dựng Chính phủ điện tử, hướng tới người dân, doanh nghiệp.

Tiết kiệm hơn 4.200 tỉ khi người dân ngồi nhà làm thủ tục hành chính - Ảnh 1.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Mai Tiến Dũng chủ trì buổi họp báo thông tin về Cổng dịch vụ công trực tuyến. Ảnh: H. Vũ.

Tiết kiệm hàng nghìn tỉ mỗi năm

Theo Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính Ngô Hải Phan, sau 9 tháng triển khai, việc thiết lập Cổng dịch vụ công quốc gia về cơ bản đã hoàn thành.

“Chỉ cần truy cập một địa chỉ duy nhất bằng một tài khoản duy nhất, người dân, doanh nghiệp có thể đăng nhập được đến tất cả các Cổng dịch vụ công cấp bộ, tỉnh thực hiện dịch vụ công trực tuyến; theo dõi tình trạng giải quyết, đánh giá chất lượng giải quyết và gửi phản ánh, kiến nghị không phụ thuộc vào thời gian, địa giới hành chính”, ông Phan nói.

Trả lời câu hỏi của Zing.vn về khoản chi phí, thời gian tiết kiệm được khi áp dụng Cổng dịch vụ công trực tuyến, ông Ngô Hải Phan khẳng định việc này sẽ giúp người dân, doanh nghiệp thuận lợi hơn nhiều do có thể tái sử dụng các thông tin đã có, và tiết kiệm thời gian chuẩn bị hồ sơ, từ đó giảm đáng kể chi phí thực hiện thủ tục hành chính.

Tiết kiệm hơn 4.200 tỉ khi người dân ngồi nhà làm thủ tục hành chính - Ảnh 2.

Cục trưởng Cục Kiểm soát thủ tục hành chính Ngô Hải Phan. Ảnh: H.Vũ.

“Theo tính toán, nếu với số lượng giao dịch như năm 2018, việc chuyển từ phương thức trực tiếp sang trực tuyến tại Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ tiết kiệm được 4.222 tỉ đồng/năm”, ông Phan cho hay và nói thêm con số này sẽ tiếp tục tăng lên, tỉ lệ thuận với số lượng dịch vụ công trực tuyến được tích hợp lên Cổng dịch vụ công quốc gia.

Đảm bảo an toàn dữ liệu thông tin

Đánh giá về tính an toàn và mức độ bảo mật thông tin của Cổng dịch vụ công quốc gia, đoàn chuyên gia Pháp Hever La Bars (đơn vị tư vấn cho Chính phủ trong việc xây dựng hệ thống) nhấn mạnh đây là vấn đề cốt lõi và Pháp cũng từng phải đối mặt, giải quyết vấn đề này.

Tiết kiệm hơn 4.200 tỉ khi người dân ngồi nhà làm thủ tục hành chính - Ảnh 3.

Giao diện Cổng dịch vụ công quốc gia. Ảnh: H. Vũ.

Ông Hever La Bars đánh giá việc lựa chọn công nghệ dựa trên nền tảng hệ thống Vn-Conect mà Tập đoàn Viễn thông Việt Nam (VNPT) phát triển là một lựa chọn tốt, đủ mạnh để đảm bảo an toàn cho dữ liệu đăng ký của người dân và doanh nghiệp.

VNPT được lựa chọn xây dựng hệ thống Cổng dịch vụ công quốc gia. Đơn vị này khẳng định đã dành nhiều nguồn lực tập trung đáp ứng các yêu cầu về băng thông kết nối, vấn đề an toàn an ninh mạng và coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng mà Thủ tướng giao.

Phó chủ tịch Tập đoàn VNPT Huỳnh Quang Liêm khẳng định toàn bộ hệ thống nền tảng được VNPT thiết kế vận hành theo tiêu chuẩn quốc tế, cung cấp qua nhiều năm và chứng minh được độ an toàn, thông suốt.

Ông khẳng định VNPT rất quan tâm đến quy trình vận hành và bảo mật dữ liệu bởi đơn vị đã có kinh nghiệm quản lý dữ liệu của hơn 30 triệu khách hàng.

Tiết kiệm hơn 4.200 tỉ khi người dân ngồi nhà làm thủ tục hành chính - Ảnh 4.

Phó chủ tịch Tập đoàn VNPT Huỳnh Quang Liêm. Ảnh: H. Vũ.

Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nêu thực tế trước đây người dân, doanh nghiệp phải gặp tực tiếp cán bộ, làm thủ tục nhiều lần, nộp hồ sơ ở nhiều cơ quan kèm theo rất nhiều giấy tờ, làm tốn thời gian, chi phí, công sức, chưa kể đến tình trạng tham nhũng vặt.

Vì thế, việc khai trưởng Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp về thủ tục hành chính.

Nhấn mạnh việc triển khai là vô vàn khó khăn, ông Dũng cho biết sau khi khai trương sẽ cùng các bộ ngành có kế hoạch trải nghiệm với người dân, ngay cả người dân vùng nông thôn, hay ở các khu chung cư, để thấy được thực tế triển khai trong cuộc sống.

Một trong những dịch vụ được triển khai đầu tiên trên Cổng dịch vụ công là thủ tục cấp, đổi GPLX. Theo bà Phan Thị Thu Hiền - Phó tổng cục trưởng Tổng cục đường bộ Việt Nam, hiện trên cả nước đang có hơn 54 triệu GPLX (hơn 45 triệu GPLX máy và 8,2 triệu GPLX ôtô), vì vậy nếu dịch vụ này được triển khai sẽ có tính lan tỏa rất mạnh mẽ.

Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ chính thức khai trương vào chiều 9/12.

Tại thời điểm khai trương, Cổng dịch vụ công quốc gia sẽ cung cấp các dịch vụ công, bao gồm:

- 5 dịch vụ công thực hiện tại 63 tỉnh, TP: Đổi giấy phép lái xe, Thông báo hoạt động khuyến mại, cấp lại thẻ Bảo hiểm y tế do mất, hỏng; Dịch vụ cấp điện hạ áp (phục vụ người dân, hộ gia đình), Dịch vụ cấp điện trung áp (phục vụ doanh nghiệp) và tích hợp tiện ích thanh toán tiền điện;

- 4 dịch vụ công thực hiện tại cấp Bộ: Cấp Giấy phép lái xe quốc tế, Đăng ký khuyến mãi, Nhóm dịch vụ về Cấp giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, Nộp thuế điện tử đối với doanh nghiệp

chọn
Điều gì đang diễn ra trên thị trường BĐS công nghiệp?
Viện Kinh tế Xây dựng đánh giá Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư BĐS công nghiệp ngoại, giá thuê đất bình quân và giá thuê nhà xưởng, kho bãi trong quý I đã tăng 2-3% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo quý II, nhu cầu thuê và tỷ lệ lấp đầy tại các KCN có thể tăng nhẹ.