Trưa 2/8, hàng ngàn người dân đã có mặt tại gia đình chú rể Nguyễn Khắc Long (thôn Lương Điền, xã Hải Sơn, huyện Hải Lăng Quảng Trị), để tiễn đưa anh cùng mẹ bà Ngô Thị Bê và cháu nội Nguyễn Thư Kỳ về đất mẹ.
Đây là những nạn nhân cuối cùng ở thôn Lương Điền được tổ chức an táng ở nghĩa trang, trong tổng số 13 nạn nhân gặp tai nạn thảm khốc tại Quảng Nam.
Đúng 13h30 cùng ngày, sau lễ di quan, 3 chiếc xe tang chở linh cữu các nạn nhân lần lượt lăn bánh.
Suốt quãng đường gần 3 km ra nghĩa trang xã Hải Sơn, không khí trầm buồn đến nghẹt thở.
Nhiều người thân của gia đình chú rể Nguyễn Khắc Long khóc nghẹn và ngất lịm đi trong lúc đưa tang.
Ngày 28/7, tại thôn Nam Hài, xã Nam Phương Tiến, Chương Mỹ, Hà Nội, dòng người xếp hàng dài lần từng bước trong biển nước mênh mông đưa linh cữu cụ Hoàng Công Đào về nghĩa trang Vĩnh Hằng.
Ảnh cắt từ clip. (Nguồn: VietNamNet) |
Anh Nguyễn Tự Ba, con rể cụ Hoàng Công Đào cho biết: “Ngày cụ mất, lúc tổ chức tang lễ rất khó khăn, anh em dư tráng cùng người thân, họ hàng, làng xóm đưa cụ trên chiếc thuyền rồng, mò mẫm trong dòng nước dịch chuyển từng bước đưa cụ lên chỗ cao nhất trong xã.
Từ đó mới chuyển di hài lên ô tô đưa về nghĩa trang Vĩnh Hằng hoả táng”.
Sáng ngày 2/8, tin từ UBND xã Tùng Ảnh, huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh cho hay đơn vị này vừa bàn giaothi thể bà P.T.V. (53 tuổi, trú tại huyện Nghĩa Đàn, Nghệ An), là một thiếu tá quân đội nghỉ hưu cho người thân đưa về quê lo mai táng.
Theo đó, vào sáng ngày 31/7, người dân tại thôn Thông Tư, xã Tùng Ảnh, phát hiện thi thể một phụ nữ có độ tuổi từ 50-55 tuổi, cao khoảng 1,48 m, trôi trên sông La, dạt vào bờ gần đoạn qua Cầu Kênh và bến Tam Soa.
Vào thời điểm đó, trên người phụ nữ này mặc một đồ bộ thu đông màu xanh đậm, áo dài tay, không đeo trang sức, không có giấy tờ tùy thân.
Sáng 2/8, ông Huỳnh Tấn Tuấn, Chánh văn phòng UBND huyện Đắk Song (tỉnh Đắk Nông), cho biết đến thời điểm này, ông Nguyễn Hồng Phong, Chủ tịch UBND xã Nâm N'Jang vẫn vắng mặt tại cơ quan.
UBND xã Nâm N'Jang nơi ông Phong làm chủ tịch. (Ảnh B.N) |
Còn theo báo cáo từ xã Nâm N'Jang, vào các ngày 26 và 27/7, mặc dù ông Phong có 2 cuộc họp quan trọng nhưng đều vắng mặt. Ông Phong cũng không có mặt tại cơ quan trong các ngày này.
Ngày 30/7, trong cuộc họp giao ban đầu tuần ở xã, ông Phong cũng vắng không có lý do.
Trao đổi với Tiền Phong mới đây, một lãnh đạo Tổng Cty Đường cao tốc Việt Nam (VEC) cho hay, hiện đơn vị đang thực hiện đổi từ “trạm thu giá” sang “trạm thu phí”, một số trạm chưa đổi tên vì chưa biết lấy kinh phí từ đâu.
Các chi phí phải được thông qua các ban bệ, đề xuất từ dưới lên, nên chưa thể nói là thực hiện ngay được.
“Bảng giá” vẫn treo tại trụ sở trạm thu phí BOT Mỹ Lộc (Nam Ðịnh). (Ảnh: Tiền Phong) |
Trong khi đó, theo ghi nhận của phóng viên, tại một số trạm thu phí, việc đổi tên trạm đã xong như Trạm thu phí BOT Mỹ Lộc (Nam Định), Trạm thu phí BOT Quốc lộ 2 (Vĩnh Phúc).
Tuy nhiên, tại một số trạm, các biển như “biểu giá”, “mức giá” chưa được đổi thành phí, như Trạm BOT Mỹ Lộc, hiện vẫn treo biển “bảng giá cước”...
Chủ đầu tư một trạm thu phí đã đổi tên cho biết, do các biển tên, bảng biểu... đều theo phương thức thủ công, nên tổng chi phí hết khoảng 10 triệu đồng/trạm.
Đôi nam nữ làm tình trong rạp chiếu phim CGV có bị xử lý?
Theo luật sư, luật hiện hành không có chế tài xử phạt hành chính đối với đôi nam nữ quan hệ tình dục trong rạp ... |
Du lịch 13:13 | 16/10/2019
Nhà đất 10:38 | 16/10/2019
Nhà đất 10:04 | 16/10/2019
Đô thị 09:35 | 16/10/2019
Tiêu dùng 09:23 | 16/10/2019