Tình hình kinh tế Việt Nam quý 2/2018: Ổn định nhưng chứa nhiều rủi ro

Chiều ngày 11/7/2018 tại Hà Nội, Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách đã tiến hành cuộc họp báo thường kì công bố Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam quý 2-2018

Tham dự buổi công bố có Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan, TS Nguyễn Chí Hiếu, PGS.TS Phạm Thế Anh và TS Phạm Sỹ Thành.

tinh hinh kinh te viet nam quy 22018 on dinh nhung chua nhieu rui ro
Các khách mời tham dự buổi công bố (Ảnh: Đức Huy)

Báo cáo đã đánh giá tổng quan tình hình kinh tế thế giới 6 tháng đầu năm 2018, nhìn nhận về kinh tế vĩ mô Việt Nam quý 2-2018 đồng thời đưa ra những dự đoán về triển vọng cũng như nguy cơ đối với nền kinh tế Việt Nam nửa cuối năm 2018.

Tình hình kinh tế thế giới có nhiều biến động

Kinh tế thế giới có những dấu hiệu chững lại trong Quý 2/2018.

Thị trường hàng hóa Quý 2 chứng kiến sự tăng nhẹ giá của tất cả các mặt hàng bao gồm giá năng lượng, giá lương thực so với Quý 1.

Nền kinh tế Mỹ tiếp tục tăng trưởng tốt với những tín hiệu tích cực từ thị trường lao động, khiến Fed đã quyết định tăng lãi suất lần thứ hai trong năm vào tháng Sáu.

Tại châu Âu, tăng trưởng các nước EU chậm lại, nền kinh tế Anh tiếp tục gặp nhiều khó khăn, với đầu tư cố định giảm, tăng trưởng xuất khẩu chậm lại do sự suy yếu của đồng Bảng Anh.

tinh hinh kinh te viet nam quy 22018 on dinh nhung chua nhieu rui ro
TS Nguyễn Đức Thành trình bày về báo cáo tình hình kinh tế thế giới (Ảnh: Đức Huy)

Tại châu Á, kinh tế Nhật Bản chững lại sau hai năm tăng trưởng liên tiếp. Kinh tế Trung Quốc duy trì tăng trưởng ổn định và vượt kỳ vọng của thị trường. Các nước ASEAN đều duy trì tăng trưởng tích cực, trong khi các nước BRICS có sự phân hóa về tăng trưởng.

Trong khi đó, giá trị đồng USD tăng giá mạnh mẽ trong Quý 2 trước sự suy giảm giá trị của vàng và Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) tái khẳng định khả năng tăng lãi suất tiếp tục trong năm 2018 từ mức 1,75% hiện tại.

Tại Mỹ, nền kinh tế số 1 thế giới, tỷ lệ thất nghiệp Quý 2 (đã điều chỉnh mùa vụ) tiếp tục giảm từ mức 3,9% vào tháng Tư xuống 3,8% vào tháng Năm, đánh dấu mức thấp nhất trong hai thập kỷ qua, kể từ tháng 04/2000. Trong khi đó, số việc làm mới cũng liên tục tăng trong Quý 2, lần lượt đạt 175 và 244 nghìn trong tháng Tư và Năm.

Trong Quý 2, chính quyền Trump đã chính thức áp đặt thuế quan lên Trung Quốc và cả những đồng minh chính trị. Điều này dấy lên những lo ngại về một cuộc chiến tranh thương mại quy mô lớn trong thời gian tới

Đối với Trung Quốc, sau khi phục hồi nhẹ trong Quý 1/2018, các chỉ báo về đầu tư suy giảm mạnh mẽ trong trong Quý 2. Cụ thể, tổng vốn đầu tư cố định lao dốc trong tháng Tư và tháng Năm, lần lượt giảm tới mức 7,8% và 6,1%

Đặc biệt Quý 2 chứng kiến sự lao dốc của đồng Nhân dân tệ, sau 14 phiên giảm giá liên tục với tổng mức giảm 5,4%. Trong bối cảnh giá trị đồng USD đang dần mạnh lên vào Quý 2, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã có những xu hướng giảm nhẹ trong gia đoạn sáu tháng đầu năm, đạt 3.112,1 tỷ USD vào cuối Quý 2/ 2018.

Động thái giảm dự trữ ngoại hối trong giai đoạn gần đây có thể cho thấy PoBC đang chủ động phá giá đồng Nhân dân tệ trước những áp lực thương mại từ Mỹ.

Tình hình kinh tế Việt Nam quý 2/2018: Ổn định nhưng chứa nhiều rủi ro

Trong nước, Quý 2 chứng kiến mức tăng trưởng tích cực, 6,79%, mức tăng Quý 2 cao nhất trong 10 năm. Khu vực nông, lâm, thuỷ sản và dịch vụ tiếp tục có sự phục hồi mạnh mẽ.

tinh hinh kinh te viet nam quy 22018 on dinh nhung chua nhieu rui ro
TS Phạm Sỹ Thành nói về những nguy cơ đối với nền kinh tế Việt Nam (Ảnh: Đức Huy)

Khu vực công nghiệp và xây dựng cũng tăng trưởng rất cao ở mức 9,07% trong 6 tháng đầu năm. Ngành công nghiệp chế tác tiếp tục là động lực cho cả nền kinh tế. Trong khi đó, ngành khai khoáng đã quay đầu suy giảm, phản ánh tăng trưởng dương trong Quý 1 mang tính thời vụ.

Số doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động cao bất thường trong khi số việc làm mới suy giảm. Lạm phát bật tăng trong Quý 2, đạt mức 4,67% (yoy) vào cuối tháng Sáu, do sự gia tăng của giá thực phẩm và xăng dầu.

Trong khi đó, lạm phát lõi giữ mức ổn định 1,37%, phản ánh chính sách tiền tệ thận trọng của NHNN. Thương mại tăng trưởng chậm lại trong Quý 2/2018. Trong khi đó, cán cân thương mại thặng dư quý thứ tư liên tiếp và đạt 1,4 tỷ USD trong Quý 2.

Đáng chú ý là Trung Quốc đã lấy lại vị trí đối tác tạo ra nhập siêu lớn nhất với Việt Nam. Cán cân ngân sách thâm hụt trở lại trong Quý 2, cho thấy thặng dư Quý 1 chỉ mang tính tạm thời.

Chi thường xuyên tiếp tục ở mức cao trên 70% tổng chi ngân sách, trong khi chi đầu tư phát triển chưa được cải thiện nhiều. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tính tới hết Quý 2 tăng về giá trị nhưng giảm về lượng so với cùng kỳ năm ngoái, phản ánh mặt bằng giá cả đang phục hồi trong 2018.

Đầu tư tư nhân tăng trưởng mạnh nhất trong các thành phần kinh tế. Trong khi đó, vốn FDI đăng ký mới của Quý 2 đạt mức kỷ lục. Nhật Bản là nhà đầu tư số một tại Việt Nam sau 6 tháng đầu năm 2018.

Thanh khoản hệ thống dồi dào do tăng trưởng huy động lớn hơn tín dụng, cùng với việc mua vào ngoại tệ của NHNN.

Dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng, đạt 63,5 tỷ USD vào cuối Quý 2, ngang với mức khuyến nghị của IMF. Tuy nhiên, dao động mạnh của tỷ giá có thể khiến NHNN phải giảm dự trữ để can thiệp bình ổn thị trường.

Thị trường ca n hộ trong Quý 2 suy giảm ở cả hai thị trường Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh, cả về lượng mở bán mới và lượng bán ra. Rủi ro về khả năng tăng lãi suất trong tương lai gần có thể đẩy thị trường bất động sản vào trạng ảm đạm hơn nữa.

Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam

Mỹ và Trung Quốc là hai đối tác thương mại đặc biệt quan trọng với Việt Nam. Trong khi Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với khoảng 1/5 tổng kim ngạch xuất khẩu, Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất từ Trung Quốc với khoảng 1/4 tổng kim ngạch nhập khẩu.

tinh hinh kinh te viet nam quy 22018 on dinh nhung chua nhieu rui ro
bà Phạm Chi Lan trao đổi bên ngoài cuộc họp báo về luật đặc khu 99 năm (Ảnh: Đức Huy)

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung và sự mất giá của đồng CNY thời gian qua có ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế thế giới, trong đó có Việt Nam. Tính tới cuối Quý 2/2018, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đã giảm khoảng 30 tỷ USD so với Quý 1.

Điều này có thể phản ánh thế bị động của Ngân hàng TW Trung Quốc (PBoC) trong sự kiện đồng CNY mất giá mạnh so với USD. Khả năng lớn là khối ngoại đã bắt đầu rút vốn khỏi Trung Quốc khiến PBoC phải giảm dự trữ ngoại hối để giữ giá đồng CNY.

Hiện nay, đồng VND vẫn đang được neo giá theo đồng USD. Khi đồng CNY mất giá mạnh, cán cân thương mại của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nặng nề do hàng hóa Trung Quốc giá rẻ ồ ạt chảy vào thị trường nội địa.

Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách có đưa ra gợi ý một chính sách giảm giá đồng VND đối với USD ở mức vừa phải và thấp hơn mức giảm giá của đồng CNY so với USD.

Với đặc thù là một nước nhập khẩu nhiều nguyên liệu từ Trung Quốc để chế biến và xuất khẩu, việc điều chỉnh tỷ giá như vậy khiến các nhà nhập khẩu nguyên liệu có lợi từ thị trường Trung Quốc, đồng thời các nhà nhập khẩu có lợi thêm từ việc xuất khẩu sang Mỹ. Việc tận dụng hai thị trường lớn này có thể cải thiện tình trạng sản xuất và cán cân thương mại.

Đánh giá về triển vọng và tình hình kinh tế nửa cuối năm 2018, VEPR cho rằng: ” Với mức tăng trưởng tích cực 6,79% của Quý 2, và dù triển vọng kinh tế nửa sau cuối năm có thể xâu hơn, chúng tôi vẫn cho rằng mục tiêu tăng trưởng 6,5-6,7% của năm 2018 là khả thi”.

tinh hinh kinh te viet nam quy 22018 on dinh nhung chua nhieu rui ro Lạm phát leo dốc: Lên kịch bản ứng phó giá xăng dầu tăng cao

Đại diện Bộ Tài chính cho biết sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương sử dụng hợp lý quỹ bình ổn ...

tinh hinh kinh te viet nam quy 22018 on dinh nhung chua nhieu rui ro Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng cao nếu không có cú sốc thương mại

Vào sáng nay, ngày 11 tháng 4 năm 2018 Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB) đã có buổi hop báo về tình hình phát ...

tinh hinh kinh te viet nam quy 22018 on dinh nhung chua nhieu rui ro Thủ tướng yêu cầu truy tìm thủ phạm tin đồn bịa đặt

Thủ tướng đã bác bỏ tin đồn bịa đặt cho rằng Việt Nam sắp đổi tiền, đồng thời yêu cầu Bộ Công an điều tra ...

chọn
Đất Vũng Tàu: Nhiều người hỏi, ít người chốt
Tháng vừa qua, thị trường Bà Rịa - Vũng Tàu đã đón nhiều nhà đầu tư đi tìm hiểu và khảo sát đất nền, căn hộ. Dù vậy, phần lớn chỉ dừng lại ở mức xem xét, hỏi thăm thông tin và ký gửi sản phẩm sang nhượng, số lượng giao dịch chốt thành công còn khiêm tốn.