Toàn cảnh phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê ngày 22/1: Luật sư cho rằng 'VNCB sẽ được hưởng lợi kép trong vụ án này'

Sau 10 ngày xét xử, ngày 22/1, vụ án Phạm Công Danh giai đoạn 2 cùng 45 bị cáo khác đã bị VKS đề nghị mức án. Theo đó, Phạm Công Danh bị VKS đề nghị mức án cao nhất là 20 năm tù.
toan canh phien toa xu pham cong danh tram be ngay 221 luat su cho rang vncb se duoc huong loi kep trong vu an nay
Phạm Công Danh bị đề nghị mức án 20 năm tù. Ảnh: Ngọc Hoa

Phạm Công Danh bị đề nghị mức án cao nhất

Đúng theo dự kiến, sáng nay (22/1), TAND TP HCM tiếp tục mở phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Phạm Công Danh, Trầm Bê và các đồng phạm về tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” với phần luận tội và đề nghị mức án đối với các bị cáo của VKS.

toan canh phien toa xu pham cong danh tram be ngay 221 luat su cho rang vncb se duoc huong loi kep trong vu an nay
Đại diện VKS đề nghị mức án đối với các bị cáo. Ảnh: Ngọc Hoa

Theo VKS, Phạm Công Danh (nguyên chủ tịch HĐQT ngân hàng VNCB) là bị cáo đầu vụ, giữ vai trò chủ đạo trong việc gặp gỡ, bàn bạc, chỉ đạo các thuộc cấp của mình lập các hồ sơ khống, dùng tiền của VNCB gửi qua 3 ngân hàng Sacombank, BIDV, TPBank để bảo lãnh cho các khoản vay của 18 công ty do Danh thành lập, thuê người làm giám đốc và 11 công ty Danh mượn pháp nhân.

Hành vi của bị cáo Danh đủ yếu tố cấu thành tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và VKS đề nghị HĐXX tuyên phạt Phạm Công Danh 20 năm tù giam, tổng hợp với mức án tại giai đoạn 1 của đại án này, Phạm Công Danh phải chấp hành mức án chung là 30 năm tù.

Các thuộc cấp của Phạm Công Danh cũng đã có hành vi giúp sức cho Danh thực hiện hành vi phạm của mình, gây thiệt hơn 6.126 tỷ đồng của VNCB nên cũng bị đề nghị mức án cùng tội danh với Phạm Công Danh.

Phan Thành Mai (nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng xây dựng) bị đề nghị 13-15 năm tù cùng về tội danh trên. Tổng hợp bản án phúc thẩm là 30 năm tù.

Mai Hữu Khương (nguyên Thành viên HĐQT, nguyên Giám đốc VNCB chi nhánh Sài Gòn) bị đề nghị 11-13 năm tù, tổng hợp bản án cũ là 30 năm tù.

Hoàng Đình Quyết (nguyên Phó giám đốc phụ trách VNCB chi nhánh Sài Gòn, Giám đốc VNCB chi nhánh Lam Giang) bị đề nghị 4-5 năm tù, tổng hợp bản án cũ là 23-24 năm.

Nguyễn Quốc Viễn (Trưởng ban kiểm soát VNCB) bị đề nghị 6-7 năm tù, tổng hợp bản án cũ là 16-17 năm.

Phan Minh Tùng (Kế toán hành chính Tập đoàn Thiên Thanh) bị đề nghị 5-6 năm tù, tổng hợp bản án cũ là 12-13 năm.

Bị cáo Trầm Bê (nguyên Phó chủ tịch HĐQT ngân hàng Sacombank) đã tạo điều kiện để Phạm Công Danh vay được tiền tại Sacombank, sử dụng trái phép, gây thiệt hại cho VNCB. Như vậy, Trầm Bê đã giúp sức tích cực cho Phạm Công Danh phạm tội, khiến VNCB thiệt hại hơn 1.800 tỷ đồng. Vì vậy, Trầm Bê cũng phạm vào tội “Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng” và bị đề nghị mức án 5 đến 6 năm tù.

Thuộc cấp của Bê là Phan Huy Khang (nguyên Tổng giám đốc Sacombank) bị đề nghị 4 – 5 năm tù cùng tội danh trên.

Bị cáo Nguyễn Việt Hà (Tổng giám đốc Công ty quản lý Quỹ Lộc Việt) mặc dù không thừa nhận hành vi tiếp tay cho Phạm công Danh nhưng thừa nhận có bàn bạc với bị cáo Thủy., Cường làm hồ sơ mua trai phiếu tại tập đoàn Thiên Thanh. Hà còn thừa nhận giới thiệu các công ty để đứng tên vay tiền mua trái phiếu của tập đoàn Thiên Thanh và công ty Trung Dung. Bị cáo Hà bị VKS đề nghị 6-7 năm tù cùng về tội danh trên.

Ngoài ra, 36 bị cáo khác là giám đốc các công ty "ma", giám đốc, phó giám đốc các ngân hàng bị đề nghị từ 2-5 năm tù và cho hưởng án treo.

Về trách nhiệm dân sự, đại diện VKS vẫn giữ nguyên quan điểm của Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao được thể hiện trong bản cáo trạng và công văn đề nghị Hội đồng xét xử điều tra công khai tại phiên tòa việc thu hồi 6.126 tỷ đồng thiệt hại cho Ngân hàng VNCB.

Công tố viên cũng đề nghị HĐXX tuyên buộc bị cáo Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh bồi hoàn 6.126 tỷ đồng cho 3 ngân hàng gồm: Ngân hàng Thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), TPBank và Sacombak; buộc bị cáo Nguyễn Việt Hà, nguyên Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Quản lý Quỹ Lộc Việt phải trả lại 69 tỷ đồng thu lợi bất chính, sung công quỹ Nhà nước.

Ngoài các bị cáo bị xét xử công khai tại phiên tòa, đại diện Viện Kiểm sát nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh đề nghị Hội đồng xét xử kiến nghị Cơ quan điều tra (Bộ Công an và Viện Kiểm sát nhân dân Tối cao) tiếp tục điều tra, làm rõ các hành vi sai phạm tại các cá nhân là lãnh đạo 4 ngân hàng gồm: Ngân hàng VNCB, BIDV, Sacombank và TPBank.

Luật sư bào chữa cho Phạm Công Danh: “VNCB sẽ được hưởng lợi kép trong vụ án này”

Tại phiên tòa hôm nay, trong số 7 luật sư bào chữa cho Phạm Công Danh thì có 6 luật sư tham gia phát biểu bài bào chữa cho Phạm Công Danh trước tòa.

Theo đó, các luật sư Phan Trung Hoài, luật sư Hà Hải, luật sư Trương Quốc Hòe, luật sư Bùi Phương Lan, luật sư Trương Mạnh Cường,Trần Minh Hải đã trình nhiều điểm liên quan đến vụ án và mong HĐXX xem xét.

toan canh phien toa xu pham cong danh tram be ngay 221 luat su cho rang vncb se duoc huong loi kep trong vu an nay
Luật sư Phan Trung Hoài. Ảnh: Ngọc Hoa

Theo luật sư Phan Trung Hoài những bản án nghiêm khắc nói trên dường như chưa “chạm” đến nguyên nhân đích thực đẩy ông Phạm Công Danh vào vòng lao lý. Nguyên nhân căn bản dẫn đến mức độ bị coi là đặc biệt nghiêm trọng trong vụ án VNCB thực ra lại xuất phát từ các dấu hiệu bị coi là vi phạm pháp luật của bà Hứa Thị Phấn và một số cá nhân có trách nhiệm điều hành tại Ngân hàng Đại Tín đã lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tiền của chính Ngân hàng Đại Tín thông qua việc chiếm đoạt tiền của các khách hàng với số tiền rất lớn (4.546 tỷ đồng)

Đồng thời luật sư Hoài, thực chất cái gọi là “giai đoạn 2” của vụ án VNCB liên quan đến 3 Ngân hàng Sacombank, TP Bank và BIDV không hề tách rời “giai đoạn 1” vụ án VNCB. Nhưng phía Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C46) đã tách thành 2 giai đoạn. Việc tách vụ án này đã làm ảnh hưởng đến việc sự thật khách quan của vụ án và gây bất lợi cho ông Phạm Công Danh.

Luật sư Hoài cũng trình bày, thông qua vụ án liên quan 03 Ngân hàng trong vụ án này, ông Phạm Công Danh không chiếm đoạt tiền của VNCB mà chủ yếu sử dụng để chi chăm sóc khách hàng nhằm bảo đảm cho việc tái cấu trúc, tăng khả năng thanh khoản và tăng vốn điều lệ của VNCB. Vấn đề chi lãi ngoài bị coi là các khoản tiền bất hợp pháp và yêu cầu thu hồi đã được Tòa án nhân dân TP Hà Nội đề cập trong Bản án hình sự liên quan Ocean Bank, rất cần được cân nhắc, xem xét trong vụ án này.

Trình bày bài bào chữa cho Phạm Công Danh trước tòa, luật sư Bùi Phương Lan khẳng định rằng, số tiền 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ nằm chắc chắn ở VNCB trước đây và CB hiện tại.

toan canh phien toa xu pham cong danh tram be ngay 221 luat su cho rang vncb se duoc huong loi kep trong vu an nay
Luật sư Bùi Phương Lan. Ảnh: Ngọc Hoa

Trong các phiên tòa trước, khi hỏi về số tiền này, đại diện CB cho rằng đã hòa chung vào tài khoản ngân hàng sau khi NHNN mua lại 0 đồng nên không còn để trả cho các bị cáo. Tuy nhiên, luật sư Lan cho rằng, đây là số tiền không nhỏ, tồn tại vật chất nên không thể tự mất đi. Nó phải có nguồn đi, nguồn gốc, báo cáo tài chính rõ ràng, vấn đề là ai sử dung, sử dụng như thế nào?

Ngoài ra, luật sư Lan cho rằng, VNCB sẽ được hưởng lợi kép trong vụ án này. VNCB Vừa được hưởng số tiền tăng vốn điều lệ hòa chung vào dòng tiền mà không phải trả lại; trong khi đó lại đòi bồi thường thiệt hại 6.100 tỷ đồng bao gồm 4.500 tỷ đồng tăng vốn điều lệ.

Theo luật sư Lan, VNCB phải có trách nhiệm trả lại số tiền 4.500 tỷ đồng cho 22 cá nhân, tổ chức đã gửi tiền vào tài khoản ngân hàng. Trong khi đó, xác định 22 cá nhân, tổ chức này là của Phạm Công Danh thì VNCB phải trả lại cho Phạm Công Danh.

toan canh phien toa xu pham cong danh tram be ngay 221 luat su cho rang vncb se duoc huong loi kep trong vu an nay
Luật sư Trần Minh Hải. Ảnh: Ngọc Hoa

Tham gia phần bào chữa cho bị cáo Phạm Công Danh, luật sư Trần Minh Hải trình bày 4 vấn đề trong vụ án: Các giao dịch tiền gửi giữa VNCB với ngân hàng BIDV, Sacombank, TPBank không sai phạm pháp luật như nội dung quy kết trong cáo trạng của VKS. Pháp luật không bắt buộc cứ cấp tín dụng thì phải có tài sản đảm bảo như cáo trang nêu sai phạm đối với Phạm Công Danh.

Cần phải bác bỏ quan điểm xác định thiệt hại từ lãi suất cho vay dự kiến vì không phù hợp với thực tiễn kinh doanh ngân hàng và pháp luật về ngân hàng. Nếu không loại trừ ngay số tiên 4.500 tỷ đồng ra khỏi con số thiệt hại hơn 6.126 tỷ đồng thì sẽ có 7 nghịch lý bất cập pháp lý nghiêm trọng tồn tại trong vụ án này.

toan canh phien toa xu pham cong danh tram be ngay 221 luat su cho rang vncb se duoc huong loi kep trong vu an nay Phiên tòa xử Phạm Công Danh, Trầm Bê chiều 22/1: Luật sư cho rằng ông Danh quá ít kinh nghiệm quản lý ngân hàng mới phải hầu tòa

Được xác định vai trò cầm đầu, Phạm Công Danh bị đề nghị mức án cao nhất là 20 năm tù. Trong khi Trầm bê ...

chọn
Lãnh đạo Everland chia sẻ về dự án HH5 Bắc An Khánh vừa M&A ở khu tây Hà Nội
Tại ĐHĐCĐ thường niên 2024, Chủ tịch Everland Lê Đình Vinh cho biết, hiện nay tình hình thị trường bất động sản phía tây Hà Nội đang ấm dần, do tập đoàn đang phối hợp với chủ khu đô thị Bắc An Khánh để hoàn thiện các thủ tục về đầu tư, xây dựng ô đất HH5 để có thể triển khai xây dựng từng phần ngay trong 2024.