Ảnh minh họa.
Dấu hiệu phạm tội nhận hối lộ
Cũng như tội tham ô, đối với tội nhận hối lộ (Điều 354 BLHS năm 2015), các dấu hiệu thuộc về chủ thể của tội phạm là các dấu hiệu quan trọng nhất để xác định hành vi phạm tội, là dấu hiệu phân biệt sự khác nhau giữa tội hối lộ với các tội phạm khác do người có chức vụ, quyền hạn thực hiện.
Chủ thể của tội phạm này là chủ thể đặc biệt, chủ thể này phải đáp ứng các yêu cầu là người từ đủ 16 tuổi và có năng lực trách nhiệm hình sự, người phạm tội nhận hối lộ phải là người có chức vụ, quyền hạn, nhưng lại không giống như người có chức vụ, quyền hạn trong tội tham ô tài sản.
Nếu người có chức vụ, quyền phạm tội tham ô tài sản phải là người có liên quan đến việc quản lý tài sản, thì người có chức vụ, quyền hạn phạm tội nhận hối lộ không nhất thiết phải là người có trách nhiệm quản lý tài sản. Phạm vi chức vụ, quyền hạn của người phạm tội nhận hối lộ rộng hơn.
Tuy nhiên, người phạm tội nhận hối lộ lại không lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản do mình có trách nhiệm quản lý mà là lợi dụng chức vụ, quyền hạn để nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác.
Người có chức vụ, quyền hạn là người đã được nêu ở phần khái niệm các tội phạm về chức vụ. Tuy nhiên, đối với chủ thể của tội nhận hối lộ có tổ chức, ngoài những người có chức vụ, quyền hạn còn có thể có những người không có chức vụ, quyền hạn là chủ thể của tội phạm nhưng họ chỉ có thể là người tổ chức, người xúi dục, người giúp sức còn người thực hành nhất thiết phải là người có chức vụ, quyền hạn.
Người có chức vụ, quyền hạn, phải là người có trách nhiệm trong việc giải quyết những yêu cầu của người đưa hối lộ. Những yêu cầu đó có thể là yêu cầu về lợi ích vật chất hoặc phi vật chất của người đưa hối lộ. Tuy nhiên, người có chức vụ, quyền hạn khi giải quyết những yêu cầu của người đưa hối lộ phải là việc thực hiện công vụ. Nếu có chức vụ, quyền hạn khi giải quyết yêu cầu cho người khác để nhận tiền hoặc lợi ích vật chất của họ, nhưng không phải là thực hiện cong vụ thì không phải là nhận hối lộ.
Cũng như chủ thể của tội tham ô tài sản, chủ thể của tội nhận hối lộ là chủ thể đặc biệt, tức là chỉ chỉ có những người có chức vụ, quyền hạn mới nhận hối lộ được. Tuy nhiên, khẳng định này chỉ đúng đối với trường hợp vụ án nhận hối lộ không có đồng phạm, còn trong vụ án có đồng phạm thì có thể có cả những người không có chức vụ, quyền hạn nhưng họ chỉ có thể là người tổ chức, người xúi dục, người giúp sức, còn người thực hành trong vụ án có đồng phạm, thì nhất thiết phải là người có chức vụ, quyền hạn.
Tương tự như đối với tội tham ô tài sản, nếu người phạm tội chỉ nhận hối lộ dưới 500.000 đồng thì phải là người trước đó đã bị xử lý kỷ luật về hành vi nhận hối lộ bằng một trong những hình thức kỷ luật theo quy định của Nhà nước hoặc theo quy định trong Điều lệ của tổ chức và chưa hết thời hạn được xoá kỷ luật, nay lại có hành vi nhận hối lộ. Nếu trước đó người phạm tội tuy có bị xử lý kỷ luật, nhưng về hành vi khác không phải là hành vi nhận hối lộ thì cũng chưa cấu thành tội phạm này.
Nếu người phạm tội nhận hối lộ có giá trị dưới 500.000 đồng nhưng đã bị két án về về một trong các tội quy định tại mục A chương này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm thì hành vi nhận hối lộ đã cấu thành tội phạm và người phạm tội bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội nhận hối lộ.
Đã bị kết án về tội quy định tại mục A chương này chưa được xoá án tích mà còn vi phạm là trường hợp, trước khi thực hiện hành vi nhận hối lộ, người phạm tội đã bị Toà án kết án về một trong các tội: Tội tham ô tài sản ( Điều 278); tội nhận hối lộ ( Điều 279); tội lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản ( Điều 280); tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ ( Điều 281); tội lạm quyền trong khi thi hành công vụ ( Điều 282); tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng với người khác để trục lợi ( Điều 283) và tội giả mạo trong công tác (Điều 284), nhưng chưa được xoá án tích theo quy định tại Điều 77 Bộ luật hình sự. Nếu người phạm tội bị kết án về tội phạm khác (không phải là một trong 7 tội phạm trên) hoặc tuy đã bị kết án về một trong 7 tội phạm trên nhưng đã được xoá án tích thì cũng chưa cấu thành tội nhận hối lộ.
Dù là người có chức vụ, quyền hạn hay người đồng phạm khác trong vụ án thì họ cũng chỉ trở thành chủ thể của tội phạm này trong những trường hợp sau:
Một là, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên, để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Hai là, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm, để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Ba là, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá dưới 2.000.000 đồng nhưng đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương XXIII, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Bốn là, lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác lợi ích phi vật chất, để làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Người nào tuy nhận hối lộ nhưng trị giá dưới 2.000.000 đồng và chưa bị xử lý kỷ luật về hành vi nhận hối lộ, cũng chưa bị kết án về một trong các tội: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác hoặc tuy đã bị kết án về một trong các tội: Tham ô tài sản; nhận hối lộ; lạm dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ; lạm quyền trong khi thi hành công vụ; lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi; giả mạo trong công tác nhưng đã được xóa án tích thì không phạm tội nhận hối lộ.
Nếu người lợi dụng chức vụ, quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian nhận hoặc sẽ nhận cho chính bản thân người đó hoặc cho người hoặc tổ chức khác tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác trị giá dưới 2.000.000 đồng, tuy trước đó họ đã bị xử lý kỷ luật về hành vi nhận hối lộ bằng một trong những hình thức kỷ luật theo quy định của Nhà nước hoặc theo quy định trong Điều lệ của cơ quan, doanh nghiệp, tổ chức nhưng đã hết thời hạn được xoá kỷ luật (4) thì cũng không phạm tội nhận hối lộ.
Lợi ích phi vật chất quy định trong tội này có thể là lợi ích về tinh thần, về tình cảm, tình dục...
Khoản 1 Điều 354 BLHS năm 2015 là cấu thành cơ bản của Tội nhận hối lộ, có khung hình phạt từ 02 năm đến 07 năm tù.
Khi quyết định hình phạt đối với người phạm tội nhận hối lộ theo khoản 1 Điều 354 BLHS năm 2015, cần căn cứ vào các quy định về quyết định hình phạt tại Chương VIII BLHS năm 2015 (từ Điều 50 đến Điều 59).
Nếu người phạm tội có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 51 của BLHS năm 2015, không có tình tiết tăng nặng, thì có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt được áp dụng (dưới 02 năm tù) hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn là hình phạt cải tạo không giam giữ. Lý do của việc giảm nhẹ phải được ghi rõ trong bản án.
Nếu có đủ điều kiện quy định tại Điều 65 BLHS năm 2015 thì người phạm tội nhận hối lộ được hưởng án treo.
Nếu người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015, không có tình tiết giảm nhẹ thì có thể bị phạt đến 07 năm tù.
Nếu các tình tiết khác của vụ án như nhau, thì: Người phạm tội thuộc nhiều trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 354 BLHS năm 2015 bị phạt nặng hơn người phạm tội chỉ thuộc một trường hợp quy định tại khoản 1 của Điều luật này; người phạm tội có nhiều tình tiết giảm nhẹ quy định tại Điều 51 BLHS năm 2015 sẽ được áp dụng hình phạt thấp hơn người phạm tội không có hoặc có ít tình tiết giảm nhẹ hơn; người phạm tội có nhiều tình tiết tăng nặng quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015 sẽ bị áp dụng hình phạt nặng hơn người phạm tội không có hoặc có ít tình tiết tăng nặng hơn; người phạm tội trả lại tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác mà họ đã nhận hoặc bồi thường được càng nhiều thiệt hại mà họ đã gây ra thì mức hình phạt càng được giảm so với người phạm tội không trả lại tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác mà họ đã nhận hoặc không bồi thường thiệt hại mà họ đã gây ra hoặc chỉ trả lại không đáng kể tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác mà họ đã nhận hoặc chỉ bồi thường không đáng kể thiệt hại mà họ đã gây ra.
Theo đó, đối với trường hợp thuộc cấu thành tăng nặng: Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm (Khoản 2) hoặc phạt tù từ 15 năm đến 20 năm (Khoản 3) hoặc phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình (Khoản 4).
Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ một năm đến 5 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.