Tồn kho của Nhựa Tiền Phong tăng 54% tại cuối tháng 9, dư nợ tài chính gần 2.200 tỷ đồng

Theo BCTC quý III của Nhựa Tiền Phong, hàng tồn kho cuối quý ghi nhận 1.661 tỷ đồng, tăng 54% so với đầu năm. Việc tăng tồn kho dẫn đến dòng tiền kinh doanh âm trong kỳ. Bên cạnh đó, dư nợ tài chính của công ty đang ở mức gần 2.200 tỷ đồng.

Theo BCTC quý III của CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong (mã chứng khoán: NTP) mới công bố, doanh thu thuần ghi nhận 1.321 tỷ đồng, tăng 24% so với cùng kỳ, đóng góp chủ yếu là doanh thu từ bán thành phẩm

Giá vốn hàng bán hơn 1.063 tỷ đồng, tăng 34%, kéo lợi nhuận gộp giảm từ 269 tỷ đồng cùng kỳ xuống 258 tỷ đồng.

Song, doanh thu tài chính tăng cùng tổng chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp giảm, dẫn đến lợi nhuận sau thuế gần 84 tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ.

Kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm của Nhựa Tiền Phong. Nguồn: BCTC công ty, Quỳnh Anh tổng hợp.

Luỹ kế 9 tháng đầu năm, doanh thu thuần đạt hơn 4.123 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước, lợi nhuận trước thuế đạt 483 tỷ đồng, tăng 18%, lợi nhuận sau thuế gần 348 tỷ đồng, tăng 18%. Như vậy, sau 9 tháng kinh doanh, công ty hoàn thành được 80% kế hoạch doanh thu thuần và 104% kế hoạch lợi nhuận trước thuế.

Về tình hình tài sản của Nhựa Tiền Phong, tính đến cuối quý III, tổng tài sản ghi nhận 5.722 tỷ đồng, tăng 17% so với đầu năm, chủ yếu tăng từ hàng tồn kho với giá trị cuối kỳ hơn 1.661 tỷ đồng, tăng 54%. Cơ cấu hàng tồn kho phần lớn là nguyên liệu, vật liệu (chiếm 60%) và thành phẩm (chiếm 22%).

Tiền và các khoản tương đương tiền tại thời điểm cuối kỳ đạt hơn 1.026 tỷ đồng, tăng 22%, chiếm 91% là tiền gửi có kỳ hạn (935 tỷ đồng). Khoản phải thu ngắn hạn gần 873 tỷ đồng, tăng 11%, chủ yếu thu từ khách hàng liên quan đến CTCP Nhựa Thiếu niên Tiền Phong Phía Nam (công ty con).

Tổng khoản vay và nợ thuê tài chính của công ty 2.186 tỷ đồng, chiếm 38% tổng vốn, tăng 36% so với đầu năm. Vốn chủ sở hữu ghi nhận 2.956 tỷ đồng, trong kỳ công ty trích 118 tỷ đồng từ quỹ đầu tư và phát triển để phát hành cổ phiếu tăng vốn góp chủ sở hữu.

Về dòng tiền kinh doanh, trong kỳ công ty chi nhiều cho việc tăng hàng tồn kho và tăng khoản phải thu dẫn đến dòng tiền kinh doanh âm 246 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ âm 108 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư cũng âm 19 tỷ đồng do chi tiền mua sắm, xây dựng tài sản cố định và tài sản dài hạn. Mặt khác, Nhựa Tiền Phong thu hơn 3.544 tỷ đồng từ đi vay ngắn hạn, dài hạn và chi trả nợ gốc vay hơn 2.977 tỷ đồng dẫn đến dòng tiền tài chính dương 449 tỷ đồng.

Do đó, dòng tiền thuần trong kỳ dương 184 tỷ đồng.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.