Tổng thống Obama lau nước mắt trong bài phát biểu chia tay

Tổng thống sắp mãn nhiệm Barack Obama không giấu nổi xúc động khi nhắc đến sự ủng hộ của vợ, phu nhân Michelle, và các con trong bài phát biểu chia tay tại quê nhà Chicago.
tong thong obama lau nuoc mat trong bai phat bieu chia tay Người Mỹ đội rét nhận vé dự bài phát biểu chia tay của Obama
tong thong obama lau nuoc mat trong bai phat bieu chia tay Tổng thống Obama sẽ phát biểu chia tay ngày 10/1

Tổng thống Obama phát biểu chia tay Nhà Trắng trước khi kết thúc hai nhiệm kỳ làm người đứng đầu nước Mỹ vào lúc 21h tối 10/1 (tức 9h sáng 11/1 theo giờ Hà Nội), tại Trung tâm hội nghị McCormick, Chicago. Đệ nhất phu nhân Michelle Obama, phó Tổng thống Joe Biden và vợ Jill Biden, nhiều nhân viên và cựu nhân viên Nhà Trắng cùng tham dự sự kiện này.

Vinh dự khi được phục vụ người dân Mỹ

"Những người bạn Mỹ của tôi, tôi có được dự khi phục sự các bạn. Tôi sẽ không dừng lại, tôi sẽ tiếp tục ở đây cùng các bạn với tư cách là một công dân, trong những ngày còn lại của cuộc đời mình", ông Obama nói.

"Các bạn đã thay đổi thế giới", ông Obam gửi lời đến đội ngũ nhân viên của mình. "Tôi sẽ rời sân khấu tối nay với niềm lạc quan về đất nước này nhiều hơn cả khi chúng ta bắt đầu", ông nói. Nhiều người đã lấy tay lau nước mắt.

Tổng thống kêu gọi người dân đặt niềm tin vào đất nước.

"Tôi đề nghị mọi người có niềm tin, không phải vào khả năng mang đến sự đổi thay của tôi, mà ở chính các bạn".

"Tôi thỉnh cầu các bạn giữ niềm tin đã được ghi từ tài liệu lập quốc của chúng ta, những ý tưởng được người nô lệ và chủ nghĩa bãi nô truyền tai nhau, tinh thần của người di cư và những người đấu tranh vì công lý, niềm tin được khẳng định bởi người cắm lá cờ của chúng ta từ chiến trường nước ngoài đến bề mặt mặt trăng, niềm tin của mọi người dân Mỹ bình thường mà câu chuyện của họ vẫn chưa được viết nên.

Chúng ta có thể

Chúng ta làm được

Chúng ta có thể"

Kết thúc bài phát biểu, Tổng thống Obama, Phu nhân Michelle, con gái Malia cùng vợ chồng phó Tổng thống Joe Biden lên sân khấu chào khán giả.

tong thong obama lau nuoc mat trong bai phat bieu chia tay
Tổng thống Obama lau nước mắt trong bài phát biểu chia tay. Ảnh: Chicago Tribune

Xúc động khi nhắc đến vợ

Obama không giấu nổi xúc động khi nhắc đến người vợ. Ông chỉ đơn giản nói đến từ "Michelle" và đám đông trong khán phòng như bùng nổ. Cả hội trường đứng dậy vỗ tay hưởng ứng.

"Cô gái đến từ Phía Nam", ông Obama nói.

"Trong suốt 25 năm qua, em không chỉ là người vợ, người mẹ của các con anh, mà còn là người bạn thân thiết nhất của anh. Em tự nguyện đảm nhiệm vai trò mà mình không được yêu cầu và thực hiện nó với phong cách và tính hài hước riêng", ông Obama nhắc đến vợ, lấy khăn lau đi nước mắt.

Ông Obama trìu mến gọi Malia và Sasha là hai cô gái trẻ tuyệt vời, thông minh, vinh đẹp và quan trọng hơn là rất chu đáo, tốt bụng và đầy đam mê.

"Các con đã mang trọng trách lớn trong nhiều năm qua và vượt qua nó một cách dễ dàng. Với tất cả những gì đã làm trong đời mình, cha rất tự hào là cha của các con".

Ông Obama nói đến Phó tổng thống Joe Biden: "Ông là người đầu tiên tôi lựa chọn đề cử và là lựa chọn đúng đắn nhất. Ông không chỉ là một phó tổng thống tuyệt vời, mà còn là một người anh em như trong gia đình".

Biến đổi khí hậu

Tổng thống thứ 44 nhắc đến vấn đề biến đổi khí hậu và những bước tiến mà chính quyền ông đã đạt được trong 8 năm qua: giảm sự phụ thuộc dầu mỏ, gia tăng sử dụng năng lượng tái tạo, ký kết hiệp định Paris về biến đổi khí hậu.

"Nhưng nếu không hành động mạnh mẽ hơn, thế hệ con cái của chúng ta thậm chí không có thời gian để tranh luận về biến đổi khí hậu, vì chúng còn phải đối với tác động của vấn đề này: thảm hoạ môi trường, kinh tế suy giảm, làn sóng di cư vì biến đổi khí hậu", ông nhấn mạnh".

"Giờ đây, chúng ta cần thảo luận về những cách tiếp cận tốt nhất để giải quyết. Việc đơn giản phủ nhận vấn đề không chỉ phản bội thế hệ tương lai, mà còn phản bội tinh thần đổi mới và giải quyết vấn đề của những người thành lập nên đất nước này", ông Obama nói.

tong thong obama lau nuoc mat trong bai phat bieu chia tay
Ông Obama phát biểu tại Trung tâm hội nghị McCormick, Chicago. Ảnh: Reuters

Bàn về phân biệt chủng tộc

"Sau khi tôi được bầu làm tổng thống, có nhiều cuộc thảo luận về nước Mỹ thời kỳ hậu phân biệt chủng tộc. Một tầm nhìn tuyệt vời nhưng không có dự định không bao giờ thực tế. Chủng tộc vẫn là một vấn đề lớn và gây chia rẽ lớn trong xã hội chúng ta. Tôi đã sống đủ lâu để biết rằng các mối quan hệ chủng tộc giờ đây tốt đẹp hơn 10 năm, 20 năm, hay 30 năm trước. Bạn có thể thấy điều đó không chỉ ở số liệu mà còn ở thái độ của người Mỹ trẻ", ông nói.

Bảo vệ Obamacare

Trong khi ông Trump và đảng Cộng hoà tìm cách bãi bỏ Đạo luật sức khoẻ Obamacare, ông Obama đã đề cập đến vấn đề này và những thành quả ông đã đạt được trong năm qua. Ông nhấn mạnh tỷ lệ không có bảo hiểm đã thấp hơn và chi phí chăm sóc sức khoẻ tăng ít nhất trong 50 năm.

"Nếu ai đó có thể đưa ra kế hoạch tốt hơn những cải thiện mà chúng tôi đã làm cho hệ thống chăm sóc sức khoẻ - có thể giúp người dân với chi phí thấp dân, tôi sẽ công khai ủng hộ".

Kêu gọi đoàn kết

"Có những thời điểm trong lịch sử đe doạ phá vỡ sự đoàn kết. Đầu thế kỷ này là một ví dụ cho điều đó. Một thế giới thu hẹp lại, bất bình đẳng ngày càng tăng, thay đổi nhân khẩu học và bóng ma khủng bố. Những thế lực đó đã thử thách an ninh, sự thịnh vượng và cả nền dân chủ của chúng ta. Và cách chúng ta đã đối mặt với thách thức nền dân chủ sẽ khẳng định khả năng giáo dục thế hệ tương lai, tạo ra nhiều việc làm tốt và bảo vệ đất nước", vị tổng thống thứ 44 nhấn mạnh.

tong thong obama lau nuoc mat trong bai phat bieu chia tay
Khán giả vỗ tay hưởng ứng khi lắng nghe bài phát biểu của ông Obama. Ảnh: Chicago Tribune

Chuyển giao quyền lực trong hoà bình

Khán giả bắt đầu la ó khi ông Obama nhắc đến lễ nhậm chức ngày 20/1 của Tổng thống đắc cử Donald Trump. Trên sân khấu, ông Obama yêu cầu đám đông trật tự và nhắc đến tầm quan trọng của "quá trình chuyển giao quyền lực hoà bình từ một tổng thống được dân bầu với người kế nhiệm".

"Tôi đã cam kết với tổng thống đắc cử rằng đội ngũ của chúng tôi sẽ đảm bảo quá trình chuyển giao quyền lực diễn ra trơn tru nhất có thể, như những gì tổng thống Bush từng làm", ông nói.

Nước Mỹ đã mạnh mẽ hơn

"Nước Mỹ đã trở nên tốt đẹp hơn và mạnh mẽ hơn so với thời điểm chúng ta bắt đầu", ông Obama nói, liệt kê những thành tựu và chính quyền của ông đã đạt được như bình thường hoá quan hệ với Cuba, thoả thuận hạt nhân với Iran, tiêu diệt Osama bin Laden, đạo luật hôn nhân bình đẳng.

"Không tổ chức khủng bố nước ngoài nào lên kế hoạch hay thực hiện thành công một cuộc tấn công nào trên đất nước chúng ta trong 8 năm qua", ông Obam nói, nhắc đến vấn đề khủng bố nảy sinh trong nước như đánh bom giải chạy marathon ở Boston hay thảm sát ở San Bernandino.

"Gửi tới những người phụng sự, được làm tổng tư lệnh của các bạn là vinh dự của cả đời tôi", ông Obama nói.

Chào Chicago. Thật vui vì được trở về nhà

Obama bước vào khán phòng trong tiếng nhạc và những tiếng vỗ tay rộn rã. Ông vẫy tay chào và nói "Xin chào Chicago. Thật tốt khi được trở về nhà".

"Những người bạn Mỹ của tôi, Michelle và tôi rất cảm động trước những lời chúc tốt đẹp chúng tôi đã nhận được trong mấy tuần qua. Đêm nay, đến lượt chúng tôi nói lời cảm ơn các bạn", ông Obama phát biểu.

Tổng thống sau đó nói về tầm quan trọng của việc đối thoại với người dân Mỹ hàng ngày. "Họ khiến tôi trung thực, truyền cảm hứng cho tôi và giúp tôi tiếp tục tiến về phía trước. Mỗi ngày trôi qua, tôi đều học được nhiều điều từ các bạn. Các bạn biến tôi thành tổng thống tốt hơn, thành người đàn ông tốt hơn", ông nói.

Đám đông hô vang: "Thêm 4 năm nữa". Ông Obama đáp: Tôi không thể làm vậy".

"Tôi đến Chicago lần đầu tiên những năm đầu tuổi 20, khi vẫn còn đang trăn trở để tự nhận ra mình là ai, vẫn đang tìm kiếm mục đích cho cuộc đời mình", ông Obama nói về tuổi trẻ của mình. "Đây là nơi tôi đã học được rằng sự thay đổi chỉ xuất hiện khi những người bình thường cùng tham gia, gắn kết và cùng nhau mong muốn điều đó".

"Sau 8 năm làm tổng thống, tôi vẫn tin tưởng điều đó. Và đó không chỉ là niềm tin của tôi. Đó là nhịp đập trái tim của nước Mỹ chúng ta.

tong thong obama lau nuoc mat trong bai phat bieu chia tay
Chuyên cơ chơ gia đình Tổng thống Obama đáp xuống Chicago. Ảnh: AP

Tổng thống tự viết gần như toàn bộ bài diễn văn

Trước khi tổng thống đến Chicago, Thư ký báo chí Nhà Trắng John Earnest tiết lộ ông đã tự mình hoàn thiện bài phát biểu cuối cùng một cách ưng ý. Bài phát biểu được cho là sẽ ngắn hơn và khác biệt vè phong cách so với Thông điệp Liên bang.

"Tổng thống sẽ có bài phát biểu hướng về tương lai, trong đó điểm lại ngắn gọn những thành tựu đáng kể nước Mỹ đã đạt được trong 8 năm qua", ông nói trong cuộc họp báo ngắn hôm 9/1. "Tuy nhiên, bài phát biểu sẽ gần gũi hơn và tổng thống sẽ dành thời gian để nói về những việc ông cho là cần thiết để chúng ta đương đầu với những thách thức ở phía trước".

"Tổng thống không phải người quá dễ xúc động, nhưng trong một số trường hợp, tôi nghĩ việc ai đó không cảm thấy luyến tiếc trong thời phút này sẽ là điều không thực tế", Earnest nói.

"Đối với Michelle và tôi, Chicago là nơi mọi thứ bắt đầu. Đó là thành phố cho chúng tôi thấy sức mạnh và sự tốt đẹp của người dân Mỹ. Đó là sức mạnh vốn có đưa chúng ta vượt qua những thử thách trong 8 năm qua. Nhờ các bạn, chúng ta đã vượt qua chúng một cách mạnh mẽ hơn. Nhờ các bạn, chúng ta đã giữ vững niềm tin đã dắt lối chúng ta ngay từ những ngày đầu, niềm tin rằng cùng nhau, chúng ta có thể thay đổi đất nước ngày càng tốt đẹp hơn", ông Obama chia sẻ trên Facebook trước khi đến Chicago.

Chuyến đi về Chicago là hành trình cuối cùng ông rời Washington trước khi rời nhiệm sở. Đây có thể là dịp để vị tổng thống da màu khẳng định những di sản và thành tựu đã đạt được trong hai nhiệm kỳ.

Chicago là nơi ông Obama bắt đầu sự nghiệp chính trị sau khi tốt nghiệp trường Luật Harvard. Cũng chính tại nơi này, ông đã phát biểu chiến thắng khi trở thành tổng thống da màu đầu tiên của nước Mỹ sau khi giành chiến thắng trong cuộc đua vào Nhà Trắng năm 2008.

Khi ông Obama rời Washington sáng sớm 11/1, đây sẽ là chuyến bay thứ 1.293, cũng là chuyến bay cuối cùng của ông trên phi cơ Air Force One.

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.