TP HCM sẽ xả thịt heo dự trữ nếu khan hiếm

Trước diễn biến giá heo tăng cao, Sở Công Thương TP HCM cho biết đã yêu cầu doanh nghiệp cam kết trữ hàng để cung ứng cho Tết Nguyên đán 2020.

Chia sẻ tại họp báo định kì chiều 18/10, Ông Nguyễn Phương Đông, Phó Giám đốc Sở Công Thương TP HCM, cho biết giá thịt heo đang tăng cao do nhu cầu tiêu thụ để sản xuất cho dịp Tết tăng. Tuy nhiên, các doanh nghiệp cung cấp thịt heo trong chương trình bình ổn cho biết vẫn đủ cung ứng. Để tránh tình trạng khan hiếm thịt heo, Sở cũng đã đề nghị doanh nghiệp xây dựng kế hoạch cho dịp Tết Nguyên đán.

Theo đó, VISSAN cam kết dự trữ 3.600 tấn trong 45 ngày, Tổng công ty nông nghiệp Sài Gòn cam kết sẽ cho xuất chuồng heo dưới tuổi 80-100 kg....Ngoài ra, các đơn vị còn cam kết dự trữ luôn các sản phẩm gia cầm khác.

"Nếu có đột biến xảy ra, thịt heo trở nên khan hiếm, Sở sẽ đề nghị các doanh nghiệp xả hàng dự trữ thịt heo, đẩy mạnh nhập khẩu để cung ứng và bình ổn giá cho thị trường", ông Đông nói.

TP HCM sẽ xả thịt heo dự trữ nếu khan hiếm - Ảnh 1.

Thịt lợn bày bán tại chợ Vĩnh Hội (TP HCM). (Ảnh: Thành Nguyễn).

Lãnh đạo Sở cũng dự báo lượng heo hơi cho dịp Tết Nguyên Đán tăng 1,2-2% so với cùng kì 2018. Hiện, giá heo hơi ở mức 55.000-60.000 đồng một kg, cao nhất trong 3 năm qua. 

Tại các chợ đầu mối, giá heo hơi hôm nay (18/10) là 58.500 đồng một kg với heo loại 1, 78.000 đồng một kg với heo mảnh. Sản lượng thịt heo tại chợ Hóc Môn là 359 tấn, tại chợ Bình Điền 293 tấn. Sản lượng thịt heo tại hai chợ đầu mối này đang giảm nhẹ do sức mua giảm và xu hưởng chuyển sang sử dụng loại thực phẩm khác.

Cùng với giá thịt heo, cũng tại buổi họp báo này, Sở cho hay, đang xin thành phố cho xây dựng sàn giao dịch heo hơi để hoạt động kinh doanh sản phẩm này tốt hơn. Lộ trình xây dựng sàn giao dịch heo hơi dự kiến trong giai đoạn 2019-2021.

Bên cạnh sản phẩm thịt heo, tại buổi họp này, Sở Công Thương cũng đã công bố số liệu về hàng hóa trong 9 tháng. Cụ thể, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trong 9 tháng ước đạt 97.314 tỉ đồng, tăng 2,2% so với tháng trước và tăng 12,3% so với cùng kì 2018. Lũy kế 9 tháng, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ đạt 845.399 tỉ đồng, tăng 11,9% so với cùng kì.

Với vai trò kết nối sản xuất và tiêu dùng, ngành dịch vụ phân phối đóng góp vai trong tăng trưởng mạnh; thương mại điện tử góp mạnh nhất trong ngành bán lẻ, giúp doanh thu mảng này tăng trưởng ổn định. TP HCM có 2.651 cửa hàng tiện lợi, tăng 200 cửa hàng so với cuối 2018.

Xuất khẩu hàng hóa 9 tháng đạt 31,05 tỉ đồng, tăng 10,5% so với cùng kì. Ngược lại nhập khẩu đạt 37,3 tỉ USD, tăng 8,2%.


chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.