Đồ án điều chỉnh quy hoạch xây dựng TP.HCM lần này tập trung vào vùng đô thị trung tâm.
Theo đó, TP.HCM sẽ là vùng đô thị lớn, động lực phát triển kinh tế hàng đầu của quốc gia và là đô thị có vai trò vị thế chiến lược quan trọng trong khu vực Đông Nam Á và châu Á - Thái Bình Dương.
Vùng TP.HCM sẽ bao gồm toàn bộ 8 tỉnh, thành phố của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gồm Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Long An, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Tiền Giang với TP.HCM là hạt nhân.
Theo văn bản này, UBND TP.HCM đồng ý với hướng phát triển liên kết chặt chẽ vùng đô thị trung tâm về cấu trúc đô thị, cơ sở hạ tầng.
Đặc biệt là đề xuất phục hồi và tái phát triển hệ thống giao thông vận tải, phát triển giao thông đường thủy giữa các đô thị chính trong vùng đô thị trung tâm.
Với quy hoạch trên, những hạng mục hạ tầng giao thông quan trọng như các tuyến vành đai và đường xuyên tâm kết nối từ trung tâm thành phố tới các tuyến quốc lộ, cũng như những tuyến kết nối giữa các tỉnh, thành sẽ dần được hình thành.
Theo vnexpress dẫn tin chiều 11/10, tại hội thảo khoa học Quản lý đô thị trên địa bàn TP HCM: thực trạng, vấn đề và giải pháp, GS.KTS Trần Ngọc Chính (Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam) nói rằng, TP HCM có ý nghĩa lớn về kinh tế, văn hóa, xã hội nên rất cần nghiên cứu quy hoạch vùng để gắn kết.
"Thành phố có không gian phong phú, vì vậy không thể tách để nghiên cứu riêng mà phải đồng bộ với quy hoạch chung", ông Chính nêu quan điểm.
Tuy nhiên, điều đáng ngại là TP HCM đang đối diện với nhiều khó khăn như bùng nổ dân số, hệ thống giao thông công cộng không hoàn chỉnh, cơ sở hạ tầng quá tải, tình trạng ngập, kẹt xe... vẫn còn nghiêm trọng.
Để giải quyết các tồn tại và giúp thành phố phát triển hơn, ông Chính đề nghị Chính phủ, trung ương nghiên cứu phương án mở rộng ranh giới thành phố thêm ít nhất 600 km2.
TP HCM có diện tích 2.096 km2, chiếm 0,6% diện tích và 8,56% dân số của cả nước; đóng góp gần 30% tổng thu ngân sách. (Ảnh: Vnexpress). |
"Không nhà quản lý nào ở thành phố đề xuất chuyện này nhưng dưới góc độ là chuyên gia nghiên cứu độc lập, tôi nghĩ nên như thế. Hướng mở rộng có thể về tỉnh Long An - khu vực sẽ tạo điều kiện cho phía Nam thành phố phát triển tốt", ông nói.
Sắp xếp lại, không mở rộng
Phát biểu tại hội thảo, Bí thư Thành ủy TP HCM Nguyễn Thiện Nhân cho rằng, với tốc độ 5 năm TP HCM tăng một triệu dân thì đường đi, nhà ở và hạ tầng không thể đáp ứng kịp. Đây là một bài toán khó cho thành phố.
Thành phố có 5 quận diện tích rất nhỏ. Quận nhỏ nhất khoảng 5 km2, trong khi huyện Cần Giờ rộng đến 704 km2 - chênh nhau hơn 140 lần.
Nhưng Cần giờ chỉ có 70.000 dân còn các quận nội thành lên đến 600.000 dân - chênh nhau đến 8,7 lần.
Chỉ tính riêng hai huyện Cần Giờ, Củ Chi đã có diện tích 1.139 km, dân số 900.000 người. Như vậy, dân số 2 huyện này chiếm 10% nhưng diện tích chiếm 54%. "Mô hình hành chính của thành phố đang cực kỳ phân hóa.
Thành phố sẽ không kiến nghị xin thêm đất mà phải tính cách sử dụng cho tốt đất ở hai vùng này. Chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu những đề xuất của các chuyên gia để góp phần hoàn thiện quy hoạch TP HCM", ông Nhân nói.
Theo văn bản lấy ý kiến thì UBND TP.HCM cho rằng mô hình vùng đô thị trung tâm trên sẽ giúp hạn chế tình trạng đô thị hóa dàn trải, tràn lan.
Trong khi đó, bên ngoài vùng đại đô thị trung tâm sẽ phát triển vành đai xanh ngăn cách với các tiểu vùng khác. Vùng đô thị trung tâm không còn phụ thuộc ranh giới hành chính.
Trước đó, phát biểu đề dẫn hội thảo, Phó bí thư Thường trực Tất Thành Cang bày tỏ mong muốn TP HCM sẽ hình thành các khu đô thị mới văn minh hiện đại, bền vững, tạo thêm nhiều điểm nhấn về không gian kiến trúc cảnh quan.
Tuy nhiên, công tác quy hoạch trên địa bàn vẫn còn một số hạn chế như phân loại và số lượng quy hoạch nhiều nhưng thiếu gắn kết do chưa có quy hoạch cấp quốc gia; quy hoạch cấp vùng; trong khi quy hoạch các ngành hạ tầng còn manh mún, thiếu tính tích hợp;...
"Bài toán khó của thành phố chính là nhu cầu về nguồn vốn cho đầu tư phát triển hạ tầng so với khả năng cân đối của ngân sách. Hàng năm, nguồn vốn ngân sách dành cho đầu tư các công trình hạ tầng đô thị chỉ đáp ứng khoảng 22%", ông Cang cho biết.
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân: TP Hồ Chí Minh không xin thêm đất Bí thư Nguyễn Thiện Nhân khẳng định TP.HCM không kiến nghị xin thêm đất trước ý kiến của chuyên gia cho rằng TP.HCM nên mở ... |
TP HCM đang mênh mông nước triều dâng Triều cường đã biến hàng loạt tuyến đường ở TP HCM thành sông. Đáng nói là ngay cả ở khu vực đã được đầu tư ... |
Người Sài Gòn giúp nhau trong ngày triều cường dâng cao Đẩy xe chết máy, dùng mọi thứ cảnh báo ổ gà, ổ voi... là những cách người dân Sài Gòn giúp nhau trong ngày triều ... |
Mưa lớn trên diện rộng gây ngập nhiều khu vực trũng thấp tại TP Hồ Chí Minh Trưa 24/9, cơn mưa lớn xảy ra trên diện rộng, bắt đầu khoảng từ 11h30 và kéo dài trong 4h đồng hồ đã gây ngập ... |