Trả tiền lẻ qua trạm BOT Hưng Yên: ‘Công an vào cuộc dễ bị hiểu lầm là đang bảo vệ cho một nhóm lợi ích'

Ông Phạm Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Quỹ Chống hàng giả Việt Nam cho biết, Công an tỉnh Hưng Yên triệu tập một số lái xe trả tiền lẻ qua trạm thu phí BOT khiến người dân hiểu lầm rằng, công an đang đứng ra bảo vệ cho một nhóm lợi ích nào đó của chủ đầu tư BOT.

Mới đây, một số lái xe đã dùng tiền lẻ để trả phí qua trạm thu phí số 1, quốc lộ 5 (thuộc địa bàn huyện Văn Lâm, tỉnh Hưng Yên) nhằm phản ứng về giá vé cao và đường Quốc lộ 5 xuống cấp.

tra tien le qua tram bot hung yen cong an dang bao ve mot nhom loi ich cua chu dau tu bot
Nữ tài xế trả tiền lẻ khi qua Trạm thu phí QL5.

Liên quan đến vấn đề trên, đại tá Đỗ Đình Hào, Giám đốc Công an tỉnh Hưng Yên chia sẻ với báo chí, cơ quan công an tỉnh đã vào cuộc điều tra làm rõ hành vi gây rối trật tự công cộng tại trạm thu phí số 1, quốc lộ 5 (đoạn qua địa phận huyện Văn Lâm, Hưng Yên).

Ông Hào cho biết thêm, cơ quan điều tra đang tiến hành làm việc với một số tài xế để làm rõ ai là người xúi giục, kích động việc này.

"Trong vụ việc này có dấu hiệu việc cố tình gây rối trật tự. Theo Bộ Luật hình sự nếu gây rối gây ách tắch giao thông từ 2 tiếng trở lên sẽ xử lý về mặt hình sự. Chúng tôi đang tiến hành điều tra việc này, nếu đủ căn cứ sẽ khởi tố vụ án", ông Hào nói.

Ngày 11/9, trao đổi với chúng tôi, ông Phạm Ngọc Hùng, Phó Chủ tịch Quỹ Chống hàng giả Việt Nam cho biết, việc người dân trả tiền lẻ qua trạm thu phí BOT là không vi phạm pháp luật bởi vì người dân có quyền tiêu bất kỳ loại tiền nào được phép lưu hành. Do vậy, lái xe trả tiền lẻ hay tiền chẵn qua trạm thu phí BOT đều không vi phạm pháp luật.

tra tien le qua tram bot hung yen cong an dang bao ve mot nhom loi ich cua chu dau tu bot
Ông Phạm Ngọc Hùng cho rằng, Công an tỉnh Hưng Yên triệu tập một số lái xe trả tiền lẻ qua trạm thu phí BOT khiến người dân hiểu rằng, công an đang đứng ra bảo vệ cho một nhóm lợi ích nào đó của chủ đầu tư BOT (Ảnh Enternews)

Ông Hùng phân tích, bản chất sự việc người dân phản ứng các trạm thu phí BOT là các doanh nghiệp BOT thu phí quá cao, bất hợp lý, người dân không đi đường cao tốc mà vẫn phải trả tiền cho đường cao tốc. Ví dụ, đường Quốc lộ 5, trước đây thu phí với giá 10 nghìn đồng/ lượt nhưng giờ tăng lên 40 nghìn đồng/ lượt.

“Lãnh đạo Bộ GTVT lý giải về việc tăng giá trên là thu để bù cho đường cao tốc. Theo tôi, điều này là vô lý. Trước đó, TS Nguyễn Sĩ Dũng (nguyên Phó Chủ nhiệm văn phòng Quốc hội) chia sẻ với báo chí, thu phí BOT hiện nay như kiểu trấn lột”, ông Hùng nói.

Chia sẻ về việc cơ quan điều tra Công an tỉnh Hưng Yên triệu tập một số lái xe lên làm việc, ông Hùng thông tin, BOT không phải là chính sách Quốc gia mà BOT chỉ dừng lại ở chính sách ngành. Do đó, người dân phản ứng hiện nay là phản ứng giữa người tham gia giao thông với chủ đầu tư BOT về những vấn đề bất hợp lý, mức phí thu quá cao.

“Theo quan điểm của tôi, nếu công an vào cuộc thì dễ khiến người dân hiểu lầm rằng công an đang đứng ra bảo vệ cho một nhóm lợi ích nào đó của chủ đầu tư BOT”, ông Hùng chia sẻ.

Ông Hùng cho biết thêm, hiện nay, người dân chỉ phản ứng với các doanh nghiệp BOT nhưng nếu công an vào cuộc thì người dân lại hiểu rằng đây là chính sách của Chính phủ.

Cùng chia sẻ về vấn đề trên, Luật sư Giang Hồng Thanh, Văn phòng luật sư Giang Thanh (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội) cho biết, theo các quy định hiện hành, lái xe sử dụng tiền lẻ để thanh toán tại trạm thu phí số 1 (Quốc lộ 5, Văn Lâm, Hưng Yên) không phải là hành vi vi phạm pháp luật. Ngược lại, nếu trạm thu phí BOT từ chối nhận các đồng tiền có mệnh giá nhỏ nhưng vẫn đủ tiêu chuẩn lưu hành là hành vi bị cấm theo Khoản 3 Điều 23 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

tra tien le qua tram bot hung yen cong an dang bao ve mot nhom loi ich cua chu dau tu bot
Luật sư Giang Hồng Thanh, Văn phòng luật sư Giang Thanh (Đoàn Luật sư TP. Hà Nội).

Chia sẻ về thông tin cơ quan điều tra Công an tỉnh Hưng Yên có thể khởi tố vụ án hình sự nếu làm rõ hành vi gây rối trật tự công cộng, Luật sư Thanh cho biết, gây rối trật tự công cộng được hiểu là hành vi làm náo động trật tự ở nơi công cộng, chẳng hạn như: tập trung đông người ở nơi công cộng gây náo động làm mất trật tự công cộng; đuổi đánh nhau, hò hét gây náo động ở nơi công cộng; đập phá các công trình ở nơi công cộng, đập phá các tài sản trong các, quán ăn, quán giải khái có đông người. v.v…

Với hành vi gây rối trật tự công cộng có thể bị xử phạt hành chính hoặc xử lý hình sự tùy theo tính chất, mức độ vi phạm.

“Nếu người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng tiền có mệnh giá nhỏ (hay còn gọi là tiền lẻ) để thanh toán tại các trạm thu phí đường bộ, nếu không rơi vào một trong các trường hợp nêu trên, thì không thể được coi là hành vi gây rối trật tự công cộng”, Luật sư Thanh nhấn mạnh.

Theo Luật sư Thanh, nếu người nào đứng ra tổ chức, sắp đặt cho nhiều người khác sử dụng tiền lẻ để thanh toán tại các trạm thu phí thì không thể coi đó là việc làm bình thường mà cần phải xem đó là hành vi gây rối trật tự công cộng.

Đối với hành vi gây rối trật tự công cộng, người làm ra có thể bị khởi tố hình sự nếu thuộc một trong các trường hợp như: Cản trở, ách tắc giao thông đến dưới 2 giờ; Cản trở sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, đơn vị vũ trang nhân dân; …

Bên cạnh đó, việc đổi tiền không đúng quy định của pháp luật có thể bị xử phạt hành chính từ 20 triệu đồng đến 40 triệu đồng.

tra tien le qua tram bot hung yen cong an dang bao ve mot nhom loi ich cua chu dau tu bot Công an Hưng Yên lên tiếng vụ tài xế trả tiền lẻ ở trạm QL5

Công an tỉnh Hưng Yên ngày 11-9 cho biết một số tài xế đã đưa tiền lẻ ướt và vo tròn cho nhân viên trạm ...

chọn
Hình hài tuyến Vành đai 3 TP HCM đang xây dựng qua Thủ Đức
Tuyến vành đai 3 đi qua TP Thủ Đức dài khoảng 15 km, đi qua các phường bao gồm Long Trường, Trường Thạnh, Long Thạnh Mỹ và Long Bình. Gói thầu xây dựng tuyến Vành đai 3 qua TP Thủ Đức là gói thầu thứ 3 của dự án vành đai 3 TP HCM.