Trao đổi với Dân trí sáng 14/1, lãnh đạo Đội Cảnh sát giao thông số 7 (Cục Cảnh sát giao thông - Bộ Công an) xác nhận, trên cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ vừa xảy ra một vụ tai nạn giữa xe ô tô và một người đàn ông đi bộ. Nạn nhân đã tử vong ngay sau đó.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 6h sáng nay, xe ô tô 7 chỗ (chưa rõ danh tính người điều khiển) di chuyển trên cao tốc Pháp Vân - Cầu giẽ, hướng từ Hà Nội đi Hà Nam. Khi đến đoạn km192, đoạn gần cầu vượt Ngọc Hồi, xe ô tô bất ngờ xảy ra va chạm với một người đàn ông trung niên đang đi bộ qua đường.
Vấn đề đặt ra là trong vụ tai nạn giao thông này có yếu tố lỗi của người điều khiển phương tiện hay không?
Hiện trường vụ tai nạn khiến người đàn ông đi bộ qua đường tử vong. (Ảnh: Văn Định/Zing.vn). |
Căn cứ vào luật giao thông, người điều khiển các phương tiện giao thông nếu gây tai nạn cho mình và cho người khác, khi xác minh lỗi thuộc về họ thì phải chịu trách nhiệm.
Theo quy định tại khoản khoản 4 Điều 26 Luật giao thông đường bộ năm 2008, người đi bộ, xe thô sơ, xe gắn máy, xe môtô và máy kéo; xe máy chuyên dùng có tốc độ thiết kế nhỏ hơn 70 km/h không được đi vào đường cao tốc, trừ người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc.
Trong vụ việc nêu trên, hậu quả của vụ tai nạn giao thông đã làm một người đàn ông thiệt mạng, tuy nhiên thông tin không đề cập tới việc tại thời điểm gây tai nạn, người lái xe có vi phạm các quy định về điều khiển giao thông đường bộ hay không.
Để xác định lỗi trong các vụ tai nạn giao thông một cách cẩn trọng, chính xác, thông thường, các nhà chuyên môn phải tái diễn lại những gì đã xảy ra qua hoạt động khám nghiệm hiện trường, xem xét, đánh giá dấu vết trên phương tiện, trên mặt đường, ghi lời khai những người liên quan để kết luận một cách chắc chắn, đâu là nguyên nhân, đâu là điều kiện của vụ tai nạn.
Vì vậy để xét yếu tố lỗi của người lái xe trong vụ việc này, xin được chia thành 2 trường hợp. Thứ nhất là tại thời điểm gây tai nạn xác định được người lái xe đã vi phạm các quy định về điều khiển giao thông đường bộ. Trường hợp thứ hai, khi tai nạn xảy ra, người điều khiển phương tiện không vi phạm các quy định về điều khiển giao thông đường bộ.
Trong trường hợp thứ nhất, cấu thành tội phạm tội vi phạm quy định về điều khiển giao thông có các dấu hiệu đặc trưng sau: Trước hết về hành vi khách quan tội vi phạm quy định về điều khiển giao thông đường bộ là hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ.
Theo hướng dẫn tại khoản 1, Điều 3, Thông tư Liên tịch số 09/2013/TTLT-BCA-BQP-BTP-VKSNDTC-TANDTC thì: Hành vi vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ quy định tại Bộ luật Hình sự được hiểu là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng các quy tắc giao thông đường bộ và hành vi này phải là nguyên nhân trực tiếp gây ra hậu quả về tính mạng, sức khỏe và tài sản.
Về vấn đề xác định lỗi: Trong các vụ án tai nạn giao thông, hình thức lỗi là vô ý. Thực tiễn phòng ngừa, điều tra xử lý các vụ tai nạn giao thông chỉ ra rằng, các yếu tố chi phối, tác động chính đến tai nạn, trước hết phải kể đến người tham gia giao thông, tiếp đến là phương tiện, sau nữa là cơ sở đường sá mà con người sử dụng phương tiện để lưu hành trên đó; ngoài những cái này ra, còn có các yếu tố thứ yếu khác như: thời tiết, ánh sáng, sương mù, mưa bụi, sụt lầy…
Trong trường hợp này, người lái xe chỉ có ý thức cho rằng dù vi phạm luật giao thông đường bộ (chạy quá tốc độ cho phép, đi trái phần đường…) nhưng tin rằng hậu quả chết người sẽ không xảy ra. Với các dấu hiệu trên thì người điều khiển phương tiện đã gây tai nạn giao thông phải chịu trách nhiệm hình sự.
Trong trường hợp thứ hai, khi tai nạn xảy ra, người điều khiển phương tiện đã chấp hành đúng các quy định về điều khiển giao thông đường bộ thì vụ tai nạn được coi là một sự kiện bất ngờ.
Sự kiện bất ngờ là trường hợp người thực hiện hành vi nguy hại cho xã hội không thể thấy trước hoặc không buộc phải thấy trước tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình cũng như hậu quả của hành vi đó, tức là người có hành vi nguy hiểm không có lỗi trong việc gây ra hậu quả hoặc đe dọa gây ra hậu quả nguy hiểm cho xã hội.
Một người có hành vi nguy hiểm cho xã hội, gây hậu quả hoặc đe dọa gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội do sự kiện bất ngờ thuộc một trong hai trường hợp sau:
Không thể thấy trước hậu quả của hành vi
Không thể thấy trước được hậu quả của hành vi là trước khi thực hiện hành vi, người đó không nhận thức được hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả, sự nhận thức này của họ có cơ sở khoa học và được mọi người thừa nhận, ai trong hoàn cảnh này đều không thể thấy trước được hậu quả sẽ xảy ra, nhưng thực tế hậu quả lại xảy ra.
Không buộc phải thấy trước
Không buộc phải thấy trước là khi có khả năng thấy trước được hậu quả nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, nhưng theo pháp luật không buộc họ phải thấy trước hậu quả của hành vi và nếu có hậu quả xảy ra thì họ không phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi nguy hiểm đó.
Từ vụ lái xe đâm 2 bà bầu nhập viện ở Hà Nội, uống rượu bia rồi lái xe bị phạt bao nhiêu?
Luật giao thông đường bộ 2008 quy định cấm người uống rượu, bia điều khiển phương tiện giao thông là nhằm loại trừ nguy hiểm ... |
Xe đạp đi vào đường cấm bị phạt bao nhiêu tiền?
Mức xử phạt đối với người điều khiển xe đạp đi vào đường có biển cấm xe đạp là như thế nào? |
Ô tô đi lùi tại đường vành đai 3 trên cao bị phạt bao nhiêu tiền?
Điều khiển xe ô tô đi lùi trên đường vành đai 3 trên cao là một trong những lỗi có mức phạt khá nặng theo ... |
Người mua xe cũ không gặp chủ đứng tên, có được sang tên chính chủ?
Muốn sang tên phương tiện giao thông cơ giới mà không có chủ sở hữu cũ của xe đang đứng tên trong Giấy đăng ký ... |
Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: hoidapphapluatvnm@gmail.com.
Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại đây! Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng. |