Tranh giành máy thở - thứ 'quí hiếm hơn vàng' trong dịch Covid-19

Trên thế giới hiện đã có hơn 2,2 triệu người nhiễm Covid-19. Với tầm quan trọng của máy thở trong điều trị dịch, các quốc gia trên thế giới đang tranh giành để mua "thiết bị cứu sinh" với nhu cầu lớn chưa từng.

Các hệ thống chăm sóc sức khỏe đang phải oằn mình trước sức ép của loại dịch truyền nhiễm đã làm hơn 155.000 người tử vong. Và các chuyên gia cảnh báo virus corona có thể tàn phá các quốc gia thiếu thiết bị y tế và cơ sở hạ tầng.

Ví dụ, Nam Sudan chỉ có bốn máy thở và 24 giường ICU cho dân số 12 triệu người, theo dữ liệu từ Ủy ban Cứu hộ Quốc tế (IRC).

Như vậy, tỉ lệ đó là một máy thở cho mỗi ba triệu người dân.

Tranh giành máy thở - thứ quý hiếm hơn vàng trong dịch Covid-19 - Ảnh 1.

Máy thở thiếu hụt trong thời kì dịch Covid-19 (Ảnh: CNN).

Burkina Faso có 11 máy thở, Sierra Leone 13 máy và Cộng hòa Trung Phi 3 máy, trong khi Venezuela có 84 giường ICU cho dân số 32 triệu người và 90% bệnh viện phải đối mặt với tình trạng thiếu thuốc men và các nguồn cung cấp quan trọng.

Một cuộc tranh giành trên toàn thế giới

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cứ năm người thì có một người nhiễm virus corona cần được chăm sóc tại bệnh viện. Các quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch đang cố gắng mua thiết bị thông khí phổi, hỗ trợ hoặc thay thế hô hấp cho bệnh nhân bị bệnh nặng, bơm oxy vào máu.

Theo Trung tâm y tế Johns Hopkins, các bệnh viện Mỹ có thể cần bổ sung tới nửa triệu máy thở trong đại dịch Covid-19.

Vương quốc Anh, với hơn 110.000 ca nhiễm virus corona, đang cần đến 18.000 máy thở. Italy, một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nhất ở châu Âu, đến nay đã phân phối hơn 2.700 máy thở cho các khu vực bị ảnh hưởng. Trong khi đó, Pháp cho biết đặt mục tiêu sản xuất thêm 10.000 khẩu trang phòng độc và có 10.000 giường ICU hoạt động. Đức, nơi có nhiều giường dự phòng trong các đơn vị chăm sóc đặc biệt hơn Italy, đã gửi 50 máy thở đến Tây Ban Nha và 60 máy thở đến Anh hồi tháng Tư.

"Chăm sóc chuyên sâu thường không dùng để điều trị (Covid-19), nó hỗ trợ để cơ thể có thể phục hồi sau khi nhiễm dịch", Tiến sĩ Alison Pittard, Giám đốc trung tâm Chăm sóc Chuyên sâu có trụ sở tại Vương quốc Anh, giải thích. "Chúng ta cần oxy để thở. Nếu bạn không thể đưa oxy vào cơ thể với số lượng đầy đủ vì bất do gì, bạn sẽ chết", bà nói thêm.

Theo bà, khoảng 15-20% số người nhập viện với Covid-19 cần có máy thở, trong khi 70% bệnh nhân được chăm sóc đặc biệt.

Những ẩn số châu Phi

Một khu vực được theo dõi chặt chẽ là châu Phi, nơi đã ghi nhận hơn 12.400 trường hợp nhiễm virus corona kể từ khi có ca nhiễm đầu tiên ở Ai Cập hôm 14/2, theo WHO.

Tiến sĩ Matshidiso Moeti, giám đốc khu vực châu Phi của WHO cho biết, loại virus này "có khả năng không chỉ gây ra hàng ngàn ca tử vong mà còn tàn phá kinh tế và xã hội".

Theo WHO, hiện có chưa đến 2.000 máy thở chức năng ở 41 quốc gia châu Phi trong khi tổng số giường chăm sóc đặc biệt có sẵn tại 43 quốc gia trên lục địa này là dưới 5.000 giường. Số lượng tương ứng tỉ lệ 5 giường trên 1 triệu dân so với 4.000 giường trên 1 triệu người ở châu Âu. 

Mặc dù dịch Covid-19 ảnh hưởng đến châu Phi chậm hơn các khu vực khác trên thế giới nhưng số lượng ca nhiễm đang tăng theo cấp số nhân trong những tuần gần đây và có xu hướng tiếp tục lan rộng. Các chuyên gia dự đoán, virus corona sẽ gây ra cuộc khủng hoảng tương tự như ở châu Âu.

"Tất cả các quốc gia ở châu Phi đang phải đối mặt với thực tế này và nhiều quốc gia đang tiếp tục phát hiện ra các ổ dịch mới", Tiến sĩ Mary Stephen, cán bộ thuật tại Văn phòng khu vực châu Phi của WHO cho biết.

Gần đây, hầu hết các quốc gia ở châu Phi đã nhận được sự hỗ trợ của tỉ phú Trung Quốc Jack Ma về PPE, máy thở, khẩu trang phẫu thuật và găng tay bảo hộ.

"Chúng tôi phải lên kế hoạch cho trường hợp xấu nhất, bởi vì chúng tôi không muốn gặp phải tình trạng hệ thống y tế không đảm bảo để chữa trị dịch Covid-19", cô nói.

Các nhà lãnh đạo châu Phi buộc phải đối mặt với các hệ thống chăm sóc sức khỏe mà họ bỏ bê trong nhiều năm

Số ca mắc bệnh ở Châu Phi tương đối thấp, nhưng tỉ lệ mắc bệnh lao, HIV, sốt rét và tiểu đường cao là nguyên nhân gây ra sự lo ngại này

"T lệ mắc bệnh mãn tính đang gia tăng ở các nước châu Phi", tiến sĩ Elaine Nsoesie tại Đại học Boston cho biết, tỉ lệ các bệnh chưa được chuẩn đoán như bệnh tiểu đường vẫn đang ở mức cao.

"Nếu mọi người đang mắc các bệnh mãn tính này và không được chẩn đoán thì khả năng lây nhiễm virus corona là rất cao", cô nói.

Những khủng hoảng tiềm tàng khác từ sự thiếu hụt máy thở

Trên hết, các nhân viên y tế và các chuyên gia lo ngại rằng virus sẽ tấn công các nhóm dân số dễ bị tổn thương không chỉ ở châu Phi. Các khu vực xung đột như Syria, Afghanistan và Yemen, đã ghi nhận các trường hợp đầu tiên nhiễm virus corona vào đầu tháng này.

"Một mối lo ngại lớn hơn đó là dịch bệnh xảy đến ở những nơi mà khả năng chẩn đoán bị hạn chế. Ví dụ, chúng tôi biết rằng Syria có khả năng chẩn đoán, nhưng hiện tại các bệnh viện chỉ ở Damascus và đó là một quốc gia đang ở giữa một cuộc xung đột lớn. 

Vì vậy, những người bên ngoài không thể vào và thực hiện các xét nghiệm chuẩn đoán", Kate White, phụ trách y tế về dịch Covid-19 của Hiệp hội Bác sĩ không biên giới (MSF) cho biết.

Một mối lo ngại cũng đang được các chuyên gia y tế nhắc đến về việc đại dịch sẽ ảnh hưởng đến dân số dễ bị tổn thương như thế nào. Đó chính là những nội dung liên quan đến các cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Yemen, Venezuela và Bangladesh, nơi có hơn 850.000 người tị nạn Rohingya.

Trên hết, các chuyên gia nói rằng khi điều trị Covid-19, các quốc gia có hệ thống chăm sóc sức tiên tiến mới đủ khả năng đối phó với virus một cách tốt nhất.

"Đó không chỉ là máy thở," Pittard nói. "Trong một tình huống giả định, chúng tôi có thể có rất nhiều máy thở: đủ cho mỗi người. Nhưng nếu bạn không có nhân viên chăm sóc bệnh nhân và biết cách sử dụng máy thở, thì bạn có bao nhiêu máy thở thì là vô nghĩa".

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.