Trẻ dưới 1 tuổi nên tránh những đồ ăn gì?

Theo khuyến cáo của Cục thực phẩm Thụy Điển, có một số thực phẩm nên tránh ăn hoặc không nên cho trẻ ăn trước khi trẻ tròn 1 tuổi.

Trẻ trong giai đoạn ăn dặm có thể ăn được hầu hết các loại thức ăn như các thành viên khác trong gia đình. Nguyên tắc chung là cho trẻ ăn đa dạng thực phẩm vì đó là cách tốt nhất để tránh nguy cơ hấp thụ quá nhiều hóa chất độc hại có trong một vài loại thực phẩm nào đó. Tuy nhiên có một số thực phẩm nên tránh ăn hoặc không nên cho trẻ ăn trước khi trẻ tròn 1 tuổi.

Có một số thực phẩm nên tránh ăn hoặc không nên cho trẻ ăn trước khi trẻ tròn 1 tuổi.

1. Rau có lá to bản màu xanh

Trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn các loại rau có lá to bản màu xanh như các loại rau salad, rau chân vịt, rau cải, rau muống. Những loại rau này có chứa rất nhiều nitrat, sau khi ăn sẽ chuyển hóa thành nitrit. Ở trẻ dưới 1 tuổi, nitrit có thể cản trở sự vận chuyển oxy trong máu. Củ dền cũng là thứ trẻ dưới 1 tuổi không nên ăn.

Rau chân vịt.

Các loại rau khác không thuộc nhóm này mà trẻ dưới 1 tuổi có thể ăn là: súp lơ xanh, súp lơ trắng, bí, mướp, cà tím, su su, đậu cô ve, các loại đậu (đậu Hà Lan, đậu đũa. đậu rồng...), dưa chuột, mướp đắng (trẻ chưa cảm nhận được vị đắng), ngô, nấm các loại, ớt chuông, măng tây, cà rốt, bơ.

2. Khoai tây mọc mầm

Khoai tây mọc mầm.

Khoai tây mọc mầm có chứa nhiều solanin, một loại chất có thể gây đau bụng, nôn và tiêu chảy. Ngay dưới vỏ của khoai tây cũng có một chút solanin, chính vì vậy cần gọt vỏ khoai tây trước khi nấu cho trẻ.

3. Mật ong

Không nên cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong vì mật ong có thể chứa 1 loại vi khuẩn khi vào ruột có thể gây sản sinh ra chất độc botunin gây ngộ độc cho trẻ.

4. Sữa chưa được tiệt trùng (dưới dạng uống hay trộn vào các loại thức ăn, hoa quả)

Sữa chưa được tiệt trùng có thể chứa các loại vi khuẩn độc hại gây tổn thương thận ở trẻ nhỏ. Hầu hết các loại sữa bán trong siêu thị là các loại sữa đã được tiệt trùng, tuy nhiên sữa bán lẻ ở các trang trại hoặc của người chăn nuôi đơn lẻ có thể chưa được tiệt trùng.

5. Cháo gạo

Cháo nấu từ gạo có thể chứa arsenik. Chính vì vậy không nên chỉ cho trẻ ăn cháo nấu từ gạo mà nên đa dạng các loại nguyên liệu nấu cháo cho trẻ.

Lựa chọn khác cho nhóm tinh bột: khoai các loại (khoai tây, khoai lang, khoai sọ, khoai tím, khoai nước, khoai môn...), bột ngô, bột mỳ, pasta, miến, bánh mỳ, các loại đậu (đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen, đậu trắng...)

6. Muối

Muối

Trẻ dưới 1 tuổi không thể tự điều chỉnh cân bằng được hàm lượng muối trong cơ thể. Chính vì vậy không nên thêm muối vào đồ ăn cho trẻ dưới 1 tuổi (bao gồm cả nước mắm, xì dầu). Tuy nhiên có thể sử dụng các loại rau gia vị như thì là, mùi, hành... trong khi nấu đồ ăn cho trẻ. Lưu ý: muối cũng có trong nước mắm, xì dầu, hạt nêm các loại.

7. Đường

Tránh cho thêm đường khi nấu đồ ăn của trẻ. Đường không hề có vitamin hay khoáng chất mà chỉ có những “calorie trống rỗng”. Trong sữa chua có vị (ví dụ sữa chua hoa quả bán sẵn), bánh, kẹo, kem, nước hoa quả, nước uống có gas (ví dụ như coca cola hay bò húc)… có chứa rất nhiều đường. Nên tránh cho trẻ sử dụng những đồ này càng lâu càng tốt.

8. Các loại hạt khô và lạc khi để nguyên hạt

Các loại hạt khô và lạc khi để nguyên hạt có thể gây hóc ở trẻ. Chỉ nên cho trẻ ăn ở dạng nghiền hoặc băm nhỏ.

chọn
[Photostory] Vị trí khu đô thị 72.000 tỷ đồng đang tìm chủ tại Biên Hòa
Khu đô thị Hiệp Hòa có vị trí thuộc phường Hiệp Hòa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, quy mô quy hoạch khoảng 293 ha, với tổng mức đầu tư hơn 72.000 tỷ đồng.