Trẻ học được gì qua những lần đòn roi của bố mẹ?

Khi bố mẹ đánh trẻ, trẻ hiểu rằng việc dùng bạo lực với người khác là hành vi chấp nhận được.

Dĩ nhiên bố mẹ luôn cho rằng mình luôn yêu con cái hơn bất cứ điều gì trên đời. Ai làm bố mẹ cũng đều mong con cái vui vẻ, được lớn lên trong tình yêu thương. Nhưng đâu phải dễ dàng để hiểu trẻ, hành vi của chúng cũng rất khó kiểm soát. Trẻ có thể hung hăng, nghịch ngợm, từ chối nghe lời và luôn phá vỡ mọi quy tắc bố mẹ đặt ra.

tre hoc duoc gi qua nhung lan don roi cua bo me
Khi bố mẹ đánh trẻ, trẻ hiểu rằng dùng bạo lực với người khác là hành vi chấp nhận được. (Ảnh: Newsweek)

Khi trẻ hành xử như vậy, đa phần bố mẹ nổi điên, cảm thấy bị mất quyền lực và lo sợ tự hỏi: “Con mình bị làm sao vậy? Nó không bình thường như những đứa trẻ khác”. Cũng chính vì lo sợ và tức giận, mà đa phần bố mẹ có phản ứng sai trước những hành vi chưa phù hợp của trẻ. Bố mẹ sẽ mắng mỏ, chì chiết, giáo huấn, dọa nạt trẻ. Nếu không kiểm soát được cảm xúc, nhiều bố mẹ cũng sử dụng bạo lực với con.

Quan niệm xưa cũ đều cho rằng trẻ thường có những hành vi sai trái nên phải dùng đòn roi mới giúp trẻ nên người. Dân gian cũng có câu: “Yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”, hàm ý ủng hộ việc dùng đòn roi trong nuôi dạy trẻ. Tuy nhiên, theo Psychology Today, việc đánh trẻ không những làm trẻ đau về mặt thể xác, mà còn gây ra những tổn thương lớn về mặt tinh thần.

Khi bố mẹ đánh trẻ, thông điệp đầu tiên bố mẹ gửi đến trẻ là: bố mẹ không còn yêu trẻ nữa. Một đứa trẻ khi không còn được yêu thương và trân trọng, đứa trẻ đó sẽ lớn lên với sự tự ti.

tre hoc duoc gi qua nhung lan don roi cua bo me
Dùng bạo lực với trẻ không những làm tổn thương trẻ mà còn làm tổn thương mối quan hệ cha mẹ - con cái. (Ảnh: HandinhandParenting)

Khi bố mẹ đánh trẻ, trẻ hiểu rằng việc dùng bạo lực với người khác là hành vi chấp nhận được. Khi có khả năng, trẻ sẽ đánh anh chị em ruột, trẻ hàng xóm, các bạn cùng lớp mầm non và thậm chí cả chính bố mẹ. Một khi dùng bạo lực với trẻ, bạn sẽ không bao giờ ngăn cản được hành vi đánh người khác của trẻ sau này.

Khi bố mẹ đánh trẻ, trẻ hiểu rằng việc làm tổn thương những người mà mình yêu quý là việc bình thường. Sau này khi kết hôn và có con, những đứa trẻ thường xuyên bị bố mẹ đánh sẽ có xu hướng dùng bạo lực với con và với người bạn đời.

Khi bố mẹ đánh trẻ, nó làm tổn thương nghiêm trọng mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái. Dần dần mối quan hệ này trở nên tiêu cực, trẻ phát triển những hành vi chống lại bố mẹ trước bất cứ vấn đề gì.

Việc dùng bạo lực với trẻ chỉ có thể ngăn chặn hành vi của trẻ ngay tại thời điểm đó nhưng không có nhiều ý nghĩa. Trẻ ngừng các hành vi chưa phù hợp không phải vì trẻ hiểu đó là hành vi sai, mà là trẻ sợ bị đánh. Với những mặt tiêu cực khi đánh trẻ đã đề cập ở trên, hy vọng các bố mẹ sẽ sáng suốt, biết cách kiểm soát bản thân và hiểu con mình nhiều hơn.

XEM THÊM

tre hoc duoc gi qua nhung lan don roi cua bo me ‘Bạo lực không phải là giáo dục, bạo lực là bất lực, giận dữ và đau đớn’

Qua bạo lực thể chất và tinh thần, qua những gì mà chúng ta thực hành hàng ngày, chúng ta dạy con rằng bạo lực ...

tre hoc duoc gi qua nhung lan don roi cua bo me Bộ ảnh về bạo hành có thể khiến bạn nhìn thấy mình trong đó

Những lời nói trong lúc cáu giận có thể trở thành nỗi ám ảnh theo trẻ suốt cuộc đời.

tre hoc duoc gi qua nhung lan don roi cua bo me GVMN đánh trẻ: 'Chính các cô cũng bị tổn thương'

Chính “giáo viên mầm non cũng có những tổn thương cần được chữa lành” và sự kết nối tích cực giữa phụ huynh với giáo ...

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.