‘Bạo lực không phải là giáo dục, bạo lực là bất lực, giận dữ và đau đớn’

Qua bạo lực thể chất và tinh thần, qua những gì mà chúng ta thực hành hàng ngày, chúng ta dạy con rằng bạo lực là cách tốt để giải quyết vấn đề.

Gửi bạn, người không thể ngừng làm đau đứa con của chính mình.

Tôi đang viết cho những người ngày ngày vẫn mắng con, cầm roi vụt con.

Tôi biết những người như bạn. Tôi biết những người làm tổn thương chính đứa con của mình, nhìn ra được những gì mình không nên làm, nhưng không biết cách ngừng lại. Tôi biết có cả những người làm tổn thương con cái, nhưng không chịu thừa nhận việc đó. Họ biện minh rằng hết cách rồi. Họ biện minh rằng ngày xưa họ cũng bị đánh, và họ biết ơn cha mẹ đã đánh họ và nhờ thế họ nên người.

bao luc khong phai la giao duc bao luc la bat luc gian du va dau don
Qua những lời chì thiết, giận dữ và bạo lực, chúng ta dạy con cái chúng ta điều gì? (Ảnh: Annietao Photography)

Tôi biết cả những người không như bạn. Tôi biết những người bị tổn thương ghê gớm bởi cha mẹ của họ như bị túm cổ dốc ngược, đầu nhúng xuống nước. Tôi biết có người bị cha mẹ lột hết quần áo bắt đứng ngoài cửa khi bị điểm kém. Và điều khiến tôi ngạc nhiên chính là cách họ phục hồi: họ nhận ra được những gì sai trái mà cha mẹ đã làm, và không bao giờ đánh con, dù chỉ một lần.

Qua những lời chì chiết, giận dữ và bạo lực, chúng ta dạy con cái chúng ta điều gì?

Làm sao chúng ta dạy con cái về tình yêu và sự tử tế - trong khi chính chúng ta cầm roi đánh con một cách dã man?

Làm sao chúng ta dạy con về sự tôn trọng – trong khi chúng ta không có sự tôn trọng dành cho con?

Làm sao chúng ta dạy con về giá trị của con – trong khi hàng ngày chúng ta vẫn hạ thấp con qua rất nhiều hình thức?

Làm sao chúng ta dạy con về sự bao dung – trong khi chúng ta không thể tha thứ cho những lỗi lầm dù là nhỏ của con?

Làm sao chúng ta dạy con nhân hậu – trong khi chúng ta sẵn sàng trút giận lên đầu con, chỉ cần một cái cớ nhỏ nhất thôi?

Làm sao chúng ta dạy con về sự chủ động học hỏi, rút kinh nghiệm từ lỗi lầm, khi tất cả những lời chúng ta nói là “Tôi biết là tôi cần phải như thế, nhưng mọi người thấy đấy, chồng tôi như thế này, công việc như thế này, con thì như thế,… Làm sao tôi có thể làm được cái gì?”

bao luc khong phai la giao duc bao luc la bat luc gian du va dau don
Chúng ta đòi hỏi những gì ở những đứa trẻ 2 tuổi, 3 tuổi, rồi là 7, 8, 10…? (Ảnh: Sugarlight Photography)

Qua bạo lực thể chất và tinh thần, qua những gì mà chúng ta thực hành hàng ngày, chúng ta dạy con rằng bạo lực là cách tốt để giải quyết vấn đề; chúng ta dạy con rằng nếu mình nói mà người khác không nghe, con cứ hét vào mặt họ đi, mắng mỏ họ, dọa dẫm họ, và nếu không thì đánh họ luôn đi; chúng ta dạy con rằng nếu con không có được thứ mình muốn, thì con chỉ là nạn nhân, rằng cuộc đời là một nơi bất công, có người may mắn sẵn và có kẻ khổ sở, chẳng có cách gì thay đổi.

Đó chính là những thông điệp mà ta truyền cho con qua cách mà ta đối xử với con và qua những gì mà những đứa trẻ quan sát được ở cha mẹ chúng.

Và chúng ta hỏi: Tại sao tôi nói mãi nó không nghe? Tôi chỉ muốn tốt thôi mà. Tại sao bọn trẻ ngày nay hư hỏng? Tại sao xã hội có nhiều vấn đề vậy?

Con cái sinh ra không phải để nghe lời cha mẹ. Nếu cha mẹ nói sai, con cái không có nghĩa vụ phải nghe. Nếu cha mẹ đòi hỏi quá đáng, con cái không có nghĩa vụ phải đáp ứng.

Nhưng hỡi ôi, chúng ta đòi hỏi những gì ở những đứa trẻ 2 tuổi, 3 tuổi, rồi là 7, 8, 10…?

Chúng ta đòi hỏi chúng phải tự lập thật sớm, phải tự làm mọi thứ đi. Chúng ta đòi hỏi chúng không được khóc. Chúng ta đòi hỏi chúng chơi ít thôi, phải tập trung vào học. Chúng ta đòi hỏi chúng phải ngồi im, trong khi vận động là một nhu cầu thiết yếu đối với sự phát triển của trẻ. Chúng ta đòi hỏi chúng phải biết yêu thương đứa em của chúng, trong khi chúng vẫn còn sốc sau sự ra đời của đứa em.

bao luc khong phai la giao duc bao luc la bat luc gian du va dau don
Chúng ta đòi hỏi chúng phải biết chia sẻ ngay, trong khi chúng vẫn còn thèm thuồng sự quan tâm, chú ý của cha mẹ. (Ảnh: Annietao Photography)

Chúng ta đòi hỏi chúng phải biết chia sẻ ngay, trong khi chúng vẫn còn thèm thuồng sự quan tâm, chú ý của cha mẹ. Chúng ta đòi hỏi chúng phải giỏi mọi môn học mà chúng được dạy ở trường. Chúng ta đòi hỏi chúng phải có sở thích, phải có đam mê. Chúng ta đòi hỏi chúng phải học, học, học, không có thời gian mà thở. Chúng ta phán xét sự nghỉ ngơi, chơi đùa ở chúng. Chúng ta đòi hỏi chúng phải biết kiên trì, chia sẻ, lắng nghe, hiểu chuyện – trong khi chúng ta không kiên trì, không chia sẻ, không lắng nghe, cũng không hiểu chuyện.

Chẳng có đứa trẻ nào như thế cả. Chẳng có đứa trẻ nào như chúng ta đòi hỏi cả. Đứa trẻ ấy không tồn tại.

Và câu hỏi tiếp theo đặt ra là: Cái gì khiến những người dù cùng bị cha mẹ dạy dỗ bằng bạo lực chọn những con đường khác nhau?

Câu trả lời là: Thưa bạn, cuộc đời đã trao cho bạn một thử thách để bạn chứng tỏ được nghị lực và sức mạnh của chính mình. Còn bạn có làm được hay không, ấy là câu chuyện mà bạn tự viết cho mình.

bao luc khong phai la giao duc bao luc la bat luc gian du va dau don
Bạo lực không phải là giáo dục. Bạo lực là bất lực, giận dữ và đau đớn. (Ảnh: Annietao Photography)

Câu chuyện mà bạn định viết là gì? Câu chuyện mà bạn muốn kể cho đứa cháu của bạn trong 20-30 năm nữa là gì? Đó có phải là câu chuyện của một người già bất lực, vẫn tiếp tục càu nhàu về con cái, phàn nàn rằng chúng làm khổ mình, về một cuộc đời vô nghĩa? Hay đó là câu chuyện của một con người đã vượt lên trên số phận của mình, vượt lên trên những nỗi đau của chính mình?

Và bạn ạ, bạn đừng quên. Những nỗi đau mà bạn để lại cho con ngày hôm nay sẽ thành một phần của con người con, sẽ thành cách mà con bạn đối xử với con cái và bạn đời của chính chúng, nếu như chúng không thể tự phục hồi sau những chấn thương tâm lý mà cha mẹ để lại.

Bạo lực không phải là giáo dục. Bạo lực là bất lực, giận dữ và đau đớn.

Tôi chúc bạn đủ nghị lực để làm lại vào ngày mai. Chẳng ai thay đổi được quá khứ, nhưng ngày mai luôn là một trang mới.

*Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân

XEM THÊM

bao luc khong phai la giao duc bao luc la bat luc gian du va dau don Bộ ảnh về bạo hành có thể khiến bạn nhìn thấy mình trong đó

Những lời nói trong lúc cáu giận có thể trở thành nỗi ám ảnh theo trẻ suốt cuộc đời.

bao luc khong phai la giao duc bao luc la bat luc gian du va dau don Dùng bạo lực với trẻ chứng tỏ sự bất lực và bế tắc của người lớn

Khi dùng bạo lực với trẻ, người lớn đang gửi thông điệp: “Làm tổn thương người khác là cách tốt để giải quyết mâu thuẫn.”

bao luc khong phai la giao duc bao luc la bat luc gian du va dau don Có một thứ bạo hành đáng sợ - 'Bạo hành cảm xúc' trẻ

Chắc hẳn bạn không biết mình đã nhiều lần "bạo hành cảm xúc" con cái trong khi chúng chỉ biết cúi mặt xuống rơm rớm ...

chọn
ĐHĐCĐ Đạt Phương: Luật mới sẽ không tác động nhiều đến thị trường bất động sản, vụ Tập đoàn Thuận An không ảnh hưởng đến doanh nghiệp
Chủ tịch Đạt Phương cho biết, doanh nghiệp có liên danh với Tập đoàn Thuận An và nhiều nhà thầu khác tại hai dự án xây dựng. Về bản chất, mỗi nhà thầu độc lập với nhau, Đạt Phương ký hợp đồng độc lập với chủ đầu tư và khẳng định không liên quan gì đến Thuận An.