Trời rét đậm kéo dài khiến nhiều người Hà Nội bị đột quỵ

Trung bình mỗi ngày khoa Cấp cứu Bệnh viện Bạch Mai tiếp nhận 10-20 bệnh nhân bị đột quỵ, tăng 5-10% so với bình thường.
troi ret dam keo dai khien nhieu nguoi ha noi bi dot quy Dự báo thời tiết hôm nay 26/12: Hoàn lưu bão số 16 gây mưa rất lớn ở Nam Bộ
troi ret dam keo dai khien nhieu nguoi ha noi bi dot quy Băng giá xuất hiện tại miền núi Nghệ An, có nơi nhiệt độ xuống 0 độ C
troi ret dam keo dai khien nhieu nguoi ha noi bi dot quy Người già, trẻ nhỏ đổ bệnh vì rét

Bệnh nhân nữ 75 tuổi được đưa vào cấp cứu tại Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) trong tình trạng liệt hoàn toàn bên phải và không nói được. Rất may gia đình phát hiện sớm, đưa bà đến viện kịp thời vào giờ thứ hai sau đột quỵ.

Bệnh nhân nhanh chóng được khám, xét nghiệm, chụp cắt lớp vi tính, chẩn đoán bị nhồi máu não do tắc động mạch máu não giữa lớn. Bệnh nhân được điều trị thuốc tiêu huyết khối kết hợp với can thiệp nội mạch lấy huyết khối. Sau 3 ngày điều trị, bà đã tỉnh táo, có thể nói chuyện, nửa người bên phải có thể vận động gần như bình thường.

troi ret dam keo dai khien nhieu nguoi ha noi bi dot quy

Trời rét đậm dễ gây đột quỵ. Ảnh: M.T.

0-6 giờ sau khi có dấu hiệu là khung giờ vàng để cấp cứu hiệu quả cho các bệnh nhân đột quỵ bằng thuốc tiêu sợi huyết.

Theo phó giáo sư Mai Duy Tôn, khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, mùa lạnh là thời điểm bệnh nhân đột quỵ gia tăng đáng kể. Các tỉnh phía Bắc đang trong đợt giá rét đậm nên số bệnh nhân đột quỵ vào viện cấp cứu những ngày qua tăng 5-10% so với trước đây. Nguyên nhân

là trời lạnh khiến huyết áp tăng, làm co mạch, máu dễ bị đông... có thể gây tắc nghẽn mạch. Ngoài ra, trong môi trường lạnh, người dân dễ mắc một số bệnh nhiễm trùng, dẫn đến đột quỵ.

Khi có dấu hiệu đột quỵ, bệnh nhân phải được đưa đến bệnh viện điều trị sớm và điều trị chuẩn. Bệnh hay bị tái phát, lần sau thường nặng hơn lần trước. Vì thế, nguyên tắc chủ đạo của chăm sóc người bị đột quỵ là phát hiện và chẩn đoán sớm, điều trị cấp, dự phòng biến chứng, vận động sớm và phục hồi chức năng.

Để phòng ngừa và tránh tái phát, người bị đột quỵ không nên hút thuốc hay uống nhiều bia rượu, chăm chỉ tập thể thao, có chế độ làm việc và nghỉ ngơi khoa học… Hạn chế ăn quá nhiều chất đạm và béo. Nếu thấy các dấu hiệu chóng mặt, buồn nôn, đau đầu, tê bì các chi, nửa người... thì phải vào viện để cấp cứu.

Để tránh bị đột quỵ trong thời tiết lạnh giá, phó giáo sư Tôn khuyên nên giữ ấm, tránh để cơ thể lạnh đột ngột; đặc biệt giữ ấm ngực và chân. Lưu ý không tập thể dục vào sáng sớm hay buổi tối ở ngoài trời. Ngủ dậy cần ra khỏi giường một cách từ từ, ra khỏi chăn là phải khoác thêm áo ấm để sẵn trong giường; không nên dậy vào 4-5h sáng vì lúc đó huyết áp hay tăng.

Bệnh nhân có tiền sử huyết áp cao, béo phì, tiểu đường cần tuân thủ điều trị nghiêm túc, phòng cơn tăng huyết áp kịch phát, gây vỡ mạch máu, đột quỵ.

troi ret dam keo dai khien nhieu nguoi ha noi bi dot quy Bệnh vàng da ở trẻ sơ sinh: Khi nào cần điều trị?

Vàng da là một hiện tượng thường gặp ở nhiều trẻ sơ sinh. Phần lớn đây là hiện tượng sinh lý và có thể tự ...

troi ret dam keo dai khien nhieu nguoi ha noi bi dot quy Mỗi người Việt chi 1,3 triệu đồng tiền thuốc trong năm 2017

Trong năm 2017, trung bình mỗi người Việt chi 56 USD tiền thuốc. Con số này sẽ lên đến 85 USD vào năm 2020 và ...

troi ret dam keo dai khien nhieu nguoi ha noi bi dot quy Những ngày cận Tết Nguyên đán, nhà vườn 'héo hon' vì cúc

Mặc dù Tết Nguyên đán đã cận kề, tuy nhiên người dân các tỉnh Tây Nguyên đang lo lắng khi hoa cúc liên tiếp mắc ...

chọn
Thân thế doanh nghiệp thế chân Viwaseen tại KĐT bên Vành đai 4: Vốn nghìn tỷ, từng tham gia thị trường vàng
BĐS Hồ Gươm (đơn vị thế chân Viwaseen tại dự án An Thịnh 6) nằm trong hệ sinh thái doanh nghiệp do doanh nhân Nguyễn Thị Loan phát triển. Doanh nghiệp này có vốn điều lệ 1.400 tỷ đồng, từng tham gia thị trường vàng.