Trọn bộ ‘bí kíp’ đảm bảo đi đẻ là suôn sẻ của bà mẹ ở Hà Nội

Chị Hoàng Hải Vân hiện sống ở Hà Nội chia sẻ kinh nghiệm chuẩn bị khi sinh nở và chăm sóc những ngày đầu sau sinh để cơ thể hồi phục nhanh, giảm nguy cơ mắc các bệnh sau này.
 

Chị Hoàng Hải Vân (quê Quảng Trị, hiện đang sống ở Hà Nội) áp dụng một số mẹo hồi phục sức khỏe sau sinh theo kinh nghiệm dân gian. Chị sinh thường cả hai bé, và cả hai lần sinh đều hồi phục sức khỏe khá nhanh. Sinh xong khoảng 1 tuần chị Vân đi lại bình thường, có thể làm một số việc nhẹ nhàng. 1 tháng sau sinh chị Vân làm các công việc như trước khi sinh, nhưng vẫn tránh bưng đồ nặng từ 10kg trở lên. Khoảng 3 tháng sau sinh thì hồi phục hoàn toàn. Sau đây là kinh nghiệm sinh nở của chị.

tron bo bi kip dam bao di de la suon se cua ba me o ha noi
Chị Vân chia sẻ kinh nghiệm sinh nở và chăm sóc sau sinh. (Ảnh: NVCC)

Chuẩn bị trước khi sinh

- Tiêm phòng uốn ván theo quy định

- Khi đến tháng thứ 6 thai kỳ, chuẩn bị 1 bình rượu giềng nghệ gấc hạ thổ 3 tháng 10 ngày (khoảng 3-4 lít) để sau khi sinh thì dùng.

Chuẩn bị đồ mang vào bệnh viện

- Trước khi đi sinh vài ngày chuẩn bị rang khoảng 1 cốc mè đen (vừng đen) với 1 cốc sữa bò, rang thơm, xay nhuyễn cho vào hộp kín.

-1 lon sữa đặc

- Phích nước

- Cao chè vằng

- Áo, quần, bỉm tã của bé

- Áo quần cho mẹ

- Dầu tràm nguyên chất

- Cốc uống nước, bình sữa cho con và 1 hộp sữa 0-6 tháng cho con

- Bông nhét tai, áo trùm khi ra gió, mũ đội đầu khi ra ngoài

- Thẻ bảo hiểm y tế, chứng minh thư nhân dân

tron bo bi kip dam bao di de la suon se cua ba me o ha noi
Chuẩn bị đồ đi sinh. (Ảnh: Marrybaby)

Khi đi sinh và thời gian trong viện

- Thấy bắt đầu ra dịch như bã trầu thì gọi người nhà để đi đến bệnh viện

- Nên hạn chế gào thét khi đau để giữ sức sau đó rặn đẻ. Nhiều mẹ đau cứ gào thét, đến lúc mở 7 phân bác sĩ cho đẻ thì không còn sức để rặn đẻ.

- Đau đẻ từng cơn vì thế khi nào hết đau thì tranh thủ ăn lấy sức.

- Khi vượt cạn thành công, con về nằm bên mẹ thì cho con bú trực tiếp, dù sữa chưa về cũng cho con bú. Điều này giúp kích thích tuyến sữa, giúp con tập ti mẹ, giúp sữa về nhanh và con được bú dòng sữa non quý giá.

- Uống 1 ly sữa nóng để sữa nhanh về.

- Lấy cơm hoặc xôi nóng cho vào 2 khăn, chườm lên ngực để gọi sữa về.

- Ngay sau khi sinh có thể pha khoảng 1/3 - 1/4 gói cao vằng hoặc nước đun lá vằng khô hãm trong phích nước. Nước chè vằng sẽ giúp co tử cung nhanh, đẩy sản dịch ra nhanh.

- 2 ngày đầu ra sản dịch nhiều, nhớ dùng miếng lót dành cho người già, dùng đến đâu bỏ đến đó. Từ ngày thứ 3 trở đi có thể dùng miếng mỏng hơn.

- Trong những ngày ở viện nếu có việc phải di chuyển từ khoa này qua khoa khác thì cho dù trời nóng hay mát cũng phải khoác áo chống nắng, chống gió, trùm mũ che kín đầu và kéo che gần mắt. Tránh sau này trời chưa lạnh mà cơ thể đã lạnh, mắt bị quáng gà. Vì khi sinh xong cơ thể sản phụ ví như rắn lột da, rất yếu.

tron bo bi kip dam bao di de la suon se cua ba me o ha noi
Sau sinh cơ thể người mẹ còn yếu, cần chú ý trong nghỉ ngơi và ăn uống. (Ảnh: Khám phá)

- Sinh xong vấn đề tiểu tiện và đại tiện rất khó khăn. Có thể lấy khăn ấm vắt khô chườm lên bụng hoặc lưng, làm vài lần như vậy, chỉ 1 lát sau sẽ đi tiểu được. Ngoài ra pha mè đen với sữa ông thọ uống, uống ngày 2-3 ly sữa mè đen (vừng đen). Cách này giúp mẹ sau sinh không bị táo bón.

- Lúc ở viện có thể rửa bằng nước ấm. Hòa ít nước ấm, cho chút muối để lau rửa mặt, tay chân. Nhớ không kỳ cọ tay chân mạnh mà chỉ dùng khăn xô vuốt nhẹ nhàng, tránh sau này tay chân nổi gân xanh. Tắm nhẹ nhàng như vậy trong vòng 1-2 tháng đầu.

- Những lúc nằm nghỉ nhớ tập thở kết hợp co cửa mình. Hít vào thật sâu. Kết hợp co cửa mình. Giữ hơi thở vài giây kết hợp co cửa mình. Thở ra nhẹ nhàng và thả lỏng cửa mình. Mỗi lần tập co thả cửa mình khoảng 10 - 20 lần. Mỗi ngày cố gắng tập luyện 4-5 lần. Việc này giúp không bị mắc chứng tiểu són sau này.

- Mới sinh xong cơ thể rất lạnh, mặc dù mùa hè nắng nóng cũng nhớ đi, hạn chế tiếp xúc nước lạnh. Sau khi vệ sinh cá nhân, nên xoa dầu tràm quanh bàn chân mình, tránh chân bị phù lên.

- Vài ngày thì được xuất viện, nhớ làm thủ tục ra viện, thanh toán tiền, lấy thẻ bảo hiểm y tế, chứng minh thư nhân dân và lấy giấy chứng sinh cho con.

Ăn uống sau sinh

tron bo bi kip dam bao di de la suon se cua ba me o ha noi
Ăn uống sau sinh nên ăn đa dạng. (Ảnh: Baophunu)

Có thể ăn thịt xào với nghệ băm nhuyễn, canh rau ngót, chân giò hầm đu đủ, (không nên ăn gạo nếp khi vết thương ở bụng hay tầng môn sinh chưa lành, vì nếp làm mưng mủ vết thương, gây đau nhức) hoặc có thể uống tinh bột nghê ngày 2 lần với nước ấm. Nhớ tránh xa mật ong trong thời gian này cho đến khi bé trên 1 tuổi, vì mật ong làm bé nóng trong và dễ táo bón.

Về ăn uống, nên ăn đa dạng, nhưng tuần đầu tiên sau sinh nên ăn thịt thăn xào cùng nghệ tươi. Nghệ tươi phi lên cùng dầu ăn sẽ rất thơm chứ không bị hăng mùi hăng của nghệ.

Tuần đầu tiên sau sinh cũng không nên ăn cá, vì trong cá có chất tanh, chính chất tanh này làm cho vết thương lâu lành.

Nếu ai sinh mổ thì nên kiêng ăn chất tanh đến khi vết mổ lành.

Ăn nhiều canh rau ngót, để hỗ trợ đẩy hết sản dịch ra ngoài.

Nếu trong thời gian mang thai bị ngứa da bụng thì sau sinh nên kiêng không ăn trứng, hoặc ăn ít, 1 tuần 2 -3 quả. Sinh xong thay đổi nội tiết tố, cơ thể yếu, gan thận làm việc kém, do đó hạn chế ăn trứng và không ăn thịt trâu.

Lưu ý khi chăm sóc con

Nhớ theo dõi rốn của con, thấy rốn sưng hay có vấn đề gì bất an phải báo cho bác sỹ hay y tá ngay. Tuyệt đối không lấy tay hay bất cứ vật gì chọc hay chạm vào rốn của con. Chờ đến ngày rốn con rụng, khoảng 1 tuần là rốn sẽ rụng.

Khi con ngủ thì mẹ lấy 1 cái áo của người khác (bố, ông bà nội ngoại…) để đắp lên cho con. Việc này giúp bé sau này ai bế cũng được.

Lưu ý khi mẹ và bé ra viện về nhà

tron bo bi kip dam bao di de la suon se cua ba me o ha noi
Sản phụ sau sinh nên tắm với rượu gừng. (Ảnh: Sonialimphotography)

Đưa bé về nhà, việc đầu tiên là trải 1 cái chiếu xuống nền nhà, đặt bé nằm xuống chiếu vài phút, trước khi đưa lên giường. Theo kinh nghiệm dân gian cách này giúp đứa trẻ sau này dễ nuôi.

Nếu những ngày trong viện mẹ chưa tắm thì khi về nhà có thể tắm với rượu gừng. Cách tắm như sau:

1. Nếu có điều kiện thì lấy 1 kg lá tắm Dao đỏ chia làm 4 phần, mỗi lần dùng 1 lần, Đầu tiên cho 250 gram lá tắm vào nồi nước 2 lít, đun sôi.

2. Lấy chăn (mềm) trùm kín, xông hơi khoảng 15 phút.

3. Nhớ lau kỹ mồ hôi, và thay áo quần khô,.

4. Uống 1 ly nước chè vằng hoặc nước cỏ máu tía 1 vị (sau khi xông, cơ thể ra mồ hôi sẽ mất nước, nên xông hơi xong là uống nước luôn)

5. Chờ nước ấm rồi lấy nước đó rửa người (luôn nhớ vuốt nhẹ tay chân, không được kỳ cọ sẽ bị nổi gân tay chân sau này). Thay áo quần sạch.

6. Hơ lửa (không dùng than đá than tổ ong vì có khí CO và CO2 thải ra rất độc, chỉ được dùng than củi đã đỏ hồng, mẹ nằm riêng không cho con nằm cùng, khi hơ lửa không đóng kín cửa)

Khi than đỏ hồng thì rắc 1 ít muối và 2 quả bồ kết.

Lấy 100ml nước cốt rượu gừng nghệ gấc và xoa khắp người. Nếu đẻ mổ thì không xoa lên vết mổ và ngực. Nhớ xoa cả nách.

Để nồi than xuống giường và hơ tay chân, mặt mũi, lưng bụng.

Chỉ nằm hơ than khoảng 10-15 phút, không nằm lâu.

Cách này giúp cửa mình nhanh khô vết thương, sản dịch ra hết, sau này lạnh, đau nhức người. Nếu da bụng, da nách bị đen thì hơ lửa tầm 1-2 tháng sau sinh, da sẽ trắng hồng trở lại.

Lưu ý xông hơ chỉ trong 1 tháng.

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.