Thiên đường sinh nở Nhật Bản: Ăn uống không kiêng cữ, viện phí nhà nước lo

Được chăm sóc từ ngày bắt đầu thai kỳ đến tận khi sinh xong, chị Bùi Hường ấn tượng với thiên đường sinh nở Nhật Bản.
 

Quyết định sinh nở tại bệnh viện Kikuyo Women's Clinic (tỉnh Kumamoto, Nhật Bản), chị Bùi Hường từng sống tại đây 4 năm chia sẻ trải nghiệm sinh nở rất khác biệt. Khi đi khám, bệnh viện báo tin chị đã mang thai, sau đó bệnh viện làm giấy tờ gửi lên chính quyền nhà nước. Người phụ trách sẽ hẹn ngày giờ đến thăm tận nhà, viết giấy chúc mừng gia đình, nói chuyện về tâm tự nguyện vọng và giúp giải quyết những vấn đề, lo lắng trong thai kỳ.

thien duong sinh no nhat ban an uong khong kieng cu vien phi nha nuoc lo
Chị Hường cùng chồng và con gái.

Chị Hường chia sẻ ngay từ đầu thai kỳ, chị được phát một cuốn sổ tay theo dõi mẹ và bé, quà cho bé để khi chào đời bé có thể sử dụng luôn. Ngoài ra chị còn nhận được 14 phiếu khám miễn phí cho 14 lần trong thai kỳ, phiếu khám sau sinh, chăm sóc sức khỏe cho mẹ, móc khóa để mẹ mang theo bên mình mỗi khi ra ngoài sẽ được hưởng sự ưu đãi từ dịch vụ công cộng, thẻ mua đồ luôn được giảm giá cho bé giới hạn đến năm 18 tuổi cùng với sách hướng dẫn chăm sóc, chế độ dinh dưỡng phù hợp cho mẹ và bé và tài liệu dành cho bố.

Khác với những mẹ bầu ở Việt Nam thường được kê thuốc vitamin tổng hợp, thuốc bổ sung canxi, sắt thì ở Nhật Bản, chị Hường được bác sĩ khuyên nên chú trọng vào bữa ăn, nếu kết quả xét nghiệm cho thấy thiếu sắt hoặc thiếu chất thì bác sĩ mới kê thêm thuốc uống. Lịch khám thai từ lúc cấn bầu đến khi 35 tuần là 2 tuần/lần, từ 35 tuần trở đi là 1 lần/tuần. Siêu âm tại đây cũng chủ yếu là đen trắng. Đặc biệt, lần nào đi khám bác sĩ cũng đo cân nặng và đường huyết để đảm bảo mình không tăng cân quá nhiều. Thế nên cả thai kỳ chị Hường chỉ tăng 11kg nhưng con sinh ra vẫn nặng tới 3,4kg.

thien duong sinh no nhat ban an uong khong kieng cu vien phi nha nuoc lo
Em bé chào đời với cân nặng 3,4kg.

3 giờ sáng ngày 8/1 chị Hường có dấu hiệu chuyển dạ, đến 15:45 phút hôm sau thì chị sinh nở thành công. Quá trình chuyển dạ khá dài, nhưng đội ngũ y bác sĩ luôn động viên và khẳng định chị có thể sinh thường được. Ngay khi em bé chào đời, em bé được đặt lên ngực mẹ da tiếp da, sau đó mới cắt dây rốn. Từ lúc nhập viện đến lúc sinh nở, chồng chị luôn túc trực bên cạnh động viên vợ.

Sau sinh gần như chị Hường không phải kiêng cữ gì, ăn uống đa dạng và tắm nước ấm hàng ngày. “Dịch vụ khiến mình ấn tượng nhiều vì không bao giờ nghĩ nó lại tốt đến thế. Phòng rất gọn gàng, sạch sẽ và như khách sạn”, chị Hường kể. Trong những ngày ở viện, bệnh viện chuẩn bị cho chị máy tính bảng để truy cập mạng, chỉ cẩn ấn chuông là có người giúp đỡ. Vừa vào viện chị đã được tặng một túi xách, trong đó có áo choàng, băng vệ sinh, đai nịt của mẹ, dụng cụ vệ sinh rốn cho bé, hộp gỗ lim cất cuống rốn.

Để đảm bảo sau sinh có thể nghỉ ngơi nhiều nhất có thể, các công việc trông bé, tắm rửa, vệ sinh cho bé đều được các y tá, hộ lý đảm nhận. Cả đêm các y tá cũng chăm sóc con giúp, đến cữ thì họ sẽ cho con sang với mẹ để bú mẹ.

Một điều nữa khiến chị Hường rất ấn tượng là bệnh viện còn tặng bữa ăn tại khách sạn để chúc mừng hai mẹ con vượt cạn thành công và được mời thêm một người đi cùng đó (thường là chồng). Những bữa ăn sau sinh luôn được phục vụ tại giường và do chính tay nhân viên chuẩn bị chu đáo.

thien duong sinh no nhat ban an uong khong kieng cu vien phi nha nuoc lo
Sau sinh, chị Hường không phải kiêng cữ nhiều trong ăn uống.
thien duong sinh no nhat ban an uong khong kieng cu vien phi nha nuoc lo
Bài tập sau sinh cho sản phụ sinh thường. Ngày 1: Chân Ngày 2 (làm động tác ngày 1 và ngày 2) Ngày 3 (ngày 1+2+3) Ngày 4 (ngày 1+2+3) Ngày 5 (ngày 1+2+3+5) Ngày 6,7,8,9 tập lại các bài của ngày 5 Ngày 10 (ngày 1+2+3+5+10)

Trong ngày, chị Hường được phục vụ 3 bữa chính và một bữa phụ lúc 3 giờ chiều. Các món ăn có thay đổi liên tục, không hề lặp lại. Mỗi suất ăn chỉ một chút nhưng đa dạng nguyên liệu. Đồ ăn cũng được bày biện rất đẹp mắt, dễ ăn, nhìn không nhiều nhưng ăn đủ no. Nước uống được thay đổi giữa trà, nước ép táo, cam và nước đậu đen.

Ngoài ăn uống, các y tá cũng cực kỳ quan tâm xem cơ thể sản phụ sau sinh hồi phục thế nào. Y tá giúp kiểm tra sản dịch sau sinh hàng ngày. Được biết, chị Hường ở viện 4 ngày và trước khi xuất viện bác sĩ dặn dò, chỉ dạy cách chăm con. Khi rời khỏi phòng thì có người tới chụp ảnh gia đình để lưu lại làm kỷ niệm.

“Nhật Bản đúng là thiên đường sinh nở. Đi sinh sung sướng là thế nhưng mình cũng không phải lo lắng về tiền viện phí quá cao vì có nhà nước sẽ chi trả giúp 420.000 yên (khoảng 85 triệu VNĐ). Ở Nhật, ai đi làm cũng đóng bảo hiểm, nên khi sinh nở, bảo hiểm sẽ chi trả giúp 70%, còn lại 30% mình chịu. Riêng với trường hợp của mình thì mình không phải chi trả thêm gì, bảo hiểm thanh toán hoàn toàn 100%, chị Hường chia sẻ.

Xem thêm những bữa ăn sau sinh của chị Hường tại bệnh viện Nhật Bản:

thien duong sinh no nhat ban an uong khong kieng cu vien phi nha nuoc lo
thien duong sinh no nhat ban an uong khong kieng cu vien phi nha nuoc lo
thien duong sinh no nhat ban an uong khong kieng cu vien phi nha nuoc lo
thien duong sinh no nhat ban an uong khong kieng cu vien phi nha nuoc lo
thien duong sinh no nhat ban an uong khong kieng cu vien phi nha nuoc lo
thien duong sinh no nhat ban an uong khong kieng cu vien phi nha nuoc lo
thien duong sinh no nhat ban an uong khong kieng cu vien phi nha nuoc lo
thien duong sinh no nhat ban an uong khong kieng cu vien phi nha nuoc lo

Anh Đào

Ảnh: NVCC

chọn
Thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua (11/1 - 17/1): Thủ tướng yêu cầu khởi công toàn bộ cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng trong quý I
Thủ tướng yêu cầu khởi công cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng; Hà Nội khởi công đường Tây Thăng Long qua Đan Phượng; gần 4.000 tỷ đồng bồi thường, TĐC cao tốc Gia Nghĩa - Chơn Thành qua Bình Phước... là những thông tin quy hoạch nổi bật tuần qua.