Chuyên gia Nhân tướng học Thiệu Vỹ Hoa trong cuốn sách Nhân tướng học của mình có viết: Ngũ quan chính là 5 phần trên khuôn mặt: Mi (lông mày), mắt, tai, mũi, miệng.
Và mắt còn được gọi là Giám sát quan (cơ quan giám sát). Sự quan sát có hai chiều: mình quan sát người, người quan sát mình.
Theo các nhà Nhân tướng học, từ đôi mắt họ có thể đoán được phẩm cách, sự sang giàu hay thọ yểu.
(Ảnh chỉ có tính chất minh hoạ) |
Bàn chung về mắt, Mạnh Tử viết: "Lòng ngay thẳng thì mắt sáng sủa, lòng tà vạy thì không giấu được thiện ác của tâm hồn".
Trong cuộc sống hiện đại, mắt bồ câu là một khái niệm tương đối chung chung chỉ đôi mắt to tròn, hai mí rõ ràng và lông mi cong tạo cảm giác đôi mắt long lanh và thu hút.
Mắt bồ câu vẫn được xem là chuẩn mực của một đôi mắt đẹp mà bất kỳ cô gái nào cũng mong muốn có được.
Đôi mắt như bồ câu còn là đôi mắt khỏe và long lanh, không vết thâm không bọng mỡ mắt và mí mắt không xuất hiện nếp nhăn cũng như vết chân chim.
Nói chung, đây là đôi mắt dành được nhiều mỹ cảm của mọi người.
Tuy nhiên, xét dưới góc độ của Nhân tướng học, mắt bồ câu có thực sự là đôi mắt đẹp?
Đặc điểm mắt bồ câu trong Nhân tướng học |
Nhà Nhân tướng học Hy Trương cho rằng mắt bồ câu có những đặc điểm sau: Hình dáng mắt nói chung tròn đẹp, mí trên rõ, mí dưới mờ nhạt, nhãn cầu tương đối tròn và nhỏ tiếp xúc vừa vặn với hai bờ mắt; lòng trắng đôi khi pha màu vàng rất nhạt.
Cũng theo nhà Nhân tướng học này, mắt bồ câu còn được gọi là Cáp nhãn được xếp vào loại Giám sát quan trung cách tức là tốt ở mức độ trung bình.
"Nếu Ngũ Quan toàn hảo, mắt bồ câu biểu tượng cho cuộc sống vinh hiển. Những người có mắt này thường thuộc loại tâm tính thực ít hư nhiều, khó tin cậy", sách Nhân tướng học viết.
Những người có lông mày với các đặc điểm này sẽ giàu sang và dễ thành đạt hơn người Theo các nhà Nhân tướng học, lông mày dài quá mắt là tướng tổng quát về phú quý; còn lông mày có sợi thô, quá nhỏ ... |
Cổ học 22:45 | 11/06/2019
Cổ học 09:25 | 10/06/2019
Cổ học 07:30 | 06/06/2019
Cổ học 08:25 | 04/06/2019
Cổ học 16:53 | 24/05/2019
Cổ học 09:41 | 23/05/2019
Cổ học 15:27 | 04/04/2019
Cổ học 21:10 | 14/03/2019