Ảnh minh họa |
Từ năm 2003, cơ quan chức năng áp dụng biện pháp đánh dấu số lần vi phạm của lái xe bằng cách bấm lỗ. Nếu bằng lái bị bấm 2 lần thì phải thi lại Luật GTĐB khi đổi GPLX, bị bấm 3 lần thì GPLX hết giá trị sử dụng, tài xế phải thi lại cả lý thuyết lẫn thực hành để được cấp GPLX mới.
Tuy nhiên, về sau việc này được cho là không thể hiện được thời điểm vi phạm, bằng lái lem nhem, phản cảm, chưa kể nảy sinh tiêu cực. Đến năm 2007, Nghị định 146 được ban hành, quy định này được bãi bỏ.
Xét về mặt nào đó thì việc trừ điểm bằng lái gần giống như việc bấm lỗ bằng lái trước đây. Với Nghị định 46 được ban hành chưa lâu, trong đó đã nâng mức phạt lên rất nặng với nhiều lỗi.
Tuy nhiên, vẫn chưa đủ sức răn đe, nhất là đối với các hành vi là nguyên nhân trực tiếp dẫn tới TNGT. Bởi thế mà việc trừ điểm là biện pháp cần thiết, nên làm. Nó sẽ chấm dứt kiểu “phạt cho tồn tại”, nghĩa là phạt xong người vi phạm vẫn có thể tái diễn, chỉ cần nộp tiền là xong, dẫn tới nhờn luật.
Thậm chí, có những tài xế bỏ lại bằng lái, cố tình không nộp phạt và sau đó làm lại GPLX mới một cách dễ dàng.
Thực tế trên đi ngược xu hướng của thế giới. Ở Trung Quốc, người tham gia giao thông nếu mắc lỗi về nồng độ cồn sẽ bị trừ 6/12 điểm và nhận cảnh cáo, trường hợp bị trừ hết điểm sẽ phải thi lại bằng lái.
Thậm chí ở nhiều quốc gia, tài xế uống rượu lái xe, chạy quá tốc độ có thể bị đưa ra tòa chứ không phải chỉ xử phạt hành chính đơn thuần. So với các nước khác, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông của chúng ta còn quá nhẹ.
Vấn đề đặt ra bây giờ là để triển khai việc trừ điểm thì có khả thi hay không? Tôi cho rằng việc này không phải dễ, nhưng nếu quyết tâm làm thì vẫn khả thi.
Trước hết, Cục CSGT phải có báo cáo Bộ Công an, sau đó Bộ Công an lấy ý kiến bộ, ngành liên quan như: Bộ Tư pháp, Bộ GTVT..., sau đó tổng hợp để báo cáo Chính phủ, đề xuất sửa Luật GTĐB và các văn bản pháp luật liên quan.
Thứ hai, về thang điểm cũng cần tính toán kỹ, chẳng hạn như lỗi nào thì trừ nhiều điểm, đến mức nào thì tước bằng, bắt người vi phạm thi lại, đến mức nào thì tước bằng vĩnh viễn hay tước có thời hạn.
Cùng với việc sửa luật thì việc đồng bộ hệ thống cơ sở dữ liệu về GPLX trên cả nước cũng rất quan trọng, để làm sao khi xử lý, cảnh sát chỉ cần tra tên là trừ điểm được tài xế vi phạm trên hệ thống. Ngành chức năng khi tra trên hệ thống cũng sẽ biết được hiện trạng GPLX của người vi phạm để có bước xử lý thích hợp.
Thế nhưng, cần phải nói thêm là các quy định của phát luật dù đầy đủ, chặt chẽ đến đâu vẫn có thể bị bóp méo nếu những người thực thi công vụ cố tình làm sai, lợi dụng để nhũng nhiễu, tiêu cực. Vì thế, cần phải tiến tới việc công khai, minh bạch toàn bộ quá trình xử lý vi phạm.
Trong đó, việc có thể làm ngay là tăng cường phạt nguội. Việc này vừa giảm thiểu được sự có mặt của các lực lượng thực thi nhiệm vụ trên đường nắng bụi, mưa gió vất vả, vừa ngăn ngừa được tiêu cực phát sinh.
Tất nhiên, thực tế có thể phát sinh những trường hợp khó xử, chẳng hạn như camera ghi lại hình ảnh chiếc xe vi phạm, nhưng người lái xe không phải là chủ phương tiện...
Tuy nhiên, tất cả đều có thể giải quyết theo nguyên tắc người nào vi phạm thì xử phạt người đó, đủ sức răn đe nhưng cũng đúng quy định pháp luật.
Đại tá Trần Sơn Nguyên Phó phòng Hướng dẫn luật, Cục CSGT
Trừ điểm bằng lái: Hoan nghênh nhưng vẫn lo tiêu cực
Phần lớn ý kiến đều hoan nghênh đề xuất trừ điểm trên giấy phép lái xe của người vi phạm, vấn đề quan trọng nhất ... |
Trừ điểm vào bằng lái xe của tài xế vi phạm: Có 'chạy điểm' hay không?
Về đề trừ điểm vào bằng lái xe của tài xế vi phạm, có ý kiến lo ngại rằng sẽ phát sinh tình trạng "chạy ... |
CSGT sẽ trực tiếp 'trừ điểm' người vi phạm ngay trên bằng lái?
Đại tá Đỗ Thanh Bình - Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông (CSGT), Bộ Công an - cho biết, cách thức “phạt cho ... |