Trực tiếp phiên tòa vụ Hà Văn Thắm chiều 28/8: Quan hệ bộ ba Thắm, Danh và Phấn là gì?

Tiếp tục diễn biến tại phiên tòa xét xử lại theo trình tự sơ thẩm đại án kinh tế xảy ra tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank).

sáng 28/8, HĐXX làm thủ tục kiểm tra căn cước các bị cáo, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

Ngay tại phần khai tòa, thư ký thông báo cho biết, ba bị cáo vắng mặt gồm: Hứa Thị Phấn- cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Phát triển Phú Mỹ; Vũ Thị Thùy Dương - cựu Giám đốc khối kế toán và Giao dịch trong nước của Oceanbank; Nguyễn Viết Hiền - cựu Giám đốc Oceanbank - Phòng giao dịch Âu Cơ.

Theo trình bày của luật sư Trương Thị Minh Thơ - bào chữa cho Hứa Thị Phấn, hiện bị cáo đang nằm viện tại TP. HCM bị mất 90% sức khỏe. Bị cáo đang rơi vào tình trạng nửa mê nửa tỉnh, không đi lại được, tình hình sức khỏe rất nguy kịch.

Luật sư Trương Thị Minh Thơ cho biết, mình là người đã viết đơn kiến nghị tòa cho bị cáo Phấn được vắng mặt trong phiên xử.

Bị cáo Vũ Thị Thùy Dương xin xét xử vắng mặt vì mới sinh con. Bị cáo Nguyễn Viết Hiền thì đang bị bệnh nan y. Tuy nhiên, luật sư bào chữa cho bị cáo Hiền cho biết, nếu trong quá trình xét xử, những phần liên quan đến mình, bị cáo có thể xin có mặt tại phiên tòa.

Sau khi hỏi ý kiến của các luật sư, đại diện viện kiểm sát, tòa quyết định sẽ tiếp tục vì sự vắng mặt của các bị cáo trên không ảnh hưởng đến quá trình xét xử vụ án.

Khi phiên tòa chuyển sang phần kiểm tra căn cước thì bỗng trở nặng nề khi nhiều nữ bị cáo bỗng nhiên òa khóc không lý do.

Riêng bị cáo Hoàng Thị Hồng Tứ (SN 1983) – cựu Chủ tịch HĐQT Công ty BSC (doanh nghiệp do Hà Văn Thắm tạo lập) thì khi vừa cầm micro đã bật khóc nức nở, khiến vị chủ tọa Trần Nam Hà liên tục phải trấn an “bị cáo hãy bình tĩnh”.

Trong hàng nước mắt, Hoàng Thị Hồng Tứ cho biết từng tốt nghiệp Đại học Sân khấu điện ảnh. Sau đó, được cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank tuyển vào ngân hàng làm thư ký. Bị cáo đã có hai con và đã ly hôn chồng.

Trong phần kiểm tra căn cước sáng nay, nhiều đương sự được triệu tập đã không có mặt tại phiên tòa. Trong sáng nay, HĐXX kết thúc ở phần kiểm tra căn cước.

Theo cáo trạng, trong quá trình làm Chủ tịch HĐQT Oceanbank, Hà Văn Thắm cùng các đồng phạm là thuộc cấp tại ngân hàng có nhiều vi phạm trong hoạt động tín dụng gây thiệt hại cho ngân hàng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sách tiền tệ của Nhà nước.

Bên cạnh đó, các vi phạm pháp luật của Hà Văn Thắm và thuộc cấp góp phần gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng. Trong vụ án này, cơ quan tố tụng xác định, Hà Văn Thắm là chủ mưu.

Ngoài Hà Văn Thắm bị truy tố, hàng chục người còn lại chủ yếu là lãnh đạo tại hội sở ngân hàng và lãnh đạo các chi nhánh, phòng giao dịch của Oceanbank trên toàn hệ thống, lãnh đạo Công ty BSC bị cũng dính hệ lụy từ việc làm sai trái của sếp.

Đáng chú ý, trong các bị cáo bị truy tố có Nguyễn Xuân Sơn–là đại diện góp vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại ngân hàng.

Bị cáo Sơn đã có hành vi lợi dụng chức vụ được giao, ban hành, tổ chức và chỉ đạo các hoạt động trái pháp luật chiếm đoạt số tiền 246 tỷ đồng.

16:46 16:33 16:00 15:55 15:35 15:04 14:51 14:05 13:54 13:28
16:46

Kết thúc phiên sơ thẩm ngày đầu tiên. 8h ngày mai (29/8) HĐXX sẽ tiếp tục làm việc.

truc tiep phien toa vu ha van tham chieu 288 quan he bo ba tham danh va phan la gi
truc tiep phien toa vu ha van tham chieu 288 quan he bo ba tham danh va phan la gi
truc tiep phien toa vu ha van tham chieu 288 quan he bo ba tham danh va phan la gi
16:33

Trong phiên tòa xét xử hôm nay, TAND TP Hà Nội đã triệu tập Phạm Công Danh – Cựu Chủ tịch HĐQT Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) –Chủ tịch HĐTV Tập đoàn Thiên Thanh ra phiên tòa xét xử đại án kinh tế tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (Oceanbank).

Cựu Chủ tịch VNCB liên quan đến Hà Văn Thắm trong việc chuyển nhượng Ngân hàng Đại Tín của bà Hứa Thị Phấn.

Trong phiên tòa xét xử đại án kinh tế xảy ra tại VNCB (trước đây là Ngân hàng Đại Tín), Phạm Công Danh nhận mức án 30 năm tù giam.

Theo cáo trạng của VKSND Tối cao, khi biết Ngân hàng Nhà nước (NHNN) có chủ trương tái cơ cấu và sát nhập các Ngân hàng TMCP yếu kém nên Thắm đã gặp Hứa Thị Phấn đại diện nhóm cổ đông của Ngân hàng TMCP Đại Tín (Ngân hàng Đại Tín) đặt vấn đề chuyển giao lại Ngân hàng Đại Tín cho Thắm.

Sau đó, Phấn đồng ý và ký Hợp đồng kinh tế (HĐKT) với Thắm để bán hơn 254 triệu cổ phần (tương đương 84,92% vốn điều lệ Ngân hàng Đại Tín) với tổng giá trị theo hợp đồng là hơn 4 tỷ đồng, kèm theo việc thừa kế toàn bộ nghĩa vụ trả nợ và quyền được sở hữu tài sản đảm bảo từ các khoản vay khoảng 3.553 tỷ đồng, khoản đầu tư khoảng 920 tỷ đồng và một số nghĩa vụ khác của Phấn tại Ngân hàng Đại Tín.

Biết có một số khoản vay lớn, dư nợ xấu không có khả năng thu hồi, cũng như nhiều mối quan hệ phức tạp giữa Phấn và nhóm khách hàng tại Ngân hàng Đại tín nên Thắm đã chuyển nhượng lại Ngân hàng Đại Tín cho Phạm Công Danh (Chủ tịch HĐQT Công ty TNHH MTV Tập đoàn Thiên Thanh).

Danh đồng ý mua lại nên ngày 9/10/2012, Phấn ký hợp đồng chuyển nhượng hơn 252 triệu cổ hần Ngân hàng Đại Tín cho Danh với tổng giá trị 4.619,610 triệu đồng. Sau đó, Danh đã làm thủ tục đổi tên thành Ngân hàng Xây dựng.

Giữa tháng 11/2012, Thắm - Danh và Phấn bàn bạc và đưa đến thống nhất việc Thắm sẽ cho Danh vay 500 tỷ đồng từ OceanBank và thế chấp bằng tài sản của Phấn với tài sản đảm bảo không đủ điều kiện để Danh tất toán 5 hợp đồng vay của nhóm Phấn tại Ngân hàng Đại Tín, đồng thời được ghi nhận vào việc Danh trả tiền mua cổ phần Ngân hàng Đại Tín.

Đến ngày 23/11/2012, OceanBank đã giải ngân 500 tỷ vào tài khoản của công ty Trung Dung tại Vietcombank chi nhánh Phú Thọ TP.HCM, sau đó chuyển tới tài khoản của công ty Trung Dung tại Ngân hàng Xây dựng.

Theo bản cáo trạng truy tố, tổng giá trị tài sản đảm bảo cho khoản vay 500 tỷ đồng của công ty Trung Dung tại thời điểm giải ngân là gần 70,8 tỷ đồng và tại thời điểm hiện nay là hơn 156 tỷ.

Trừ giá trị tài sản đảm bảo đã được định giá thì khoản vay của công ty Trung Dung còn thiệt hại hơn 343 tỷ đồng tiền gốc, chưa tính hơn 201 tỷ tiền lãi tại thời điểm 21/10/2014 (trong đó hơn 81 tỷ tiền lãi quá hạn, 16,8 tỷ tiền phạt quá hạn và hơn 103,7 tỷ đồng phạt gốc quá hạn).

Sự lụi bại của Ngân hàng Đại Tín sau này là VNCB kéo theo việc Phạm Công Danh đứng trước vành móng ngựa với các tội danh: Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng; Vi phạm quy định về cho hay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng. NH VNCB sau đó cũng được NHNN mua lại với giá trị 0 đồng.

16:00

VKS xác định, trong vụ việc này Thắm là người chỉ đạo trực tiếp quyết định việc cho vay trái quy định còn Hoàn là đồng phạm giúp sức. Việc cho vay của Thắm và Hoàn đã trái với khoản 3, 4, 5 Điều 7 Quyết định 1627 ngày 31/12/2001 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) ban hành quy chế cho vay của các tổ chức tín dụng đối với khách hàng; trái với khoản 15 Điều 1 Quyết định 127/2005/QĐ – NHNN về kiểm tra trong và sau khi cho vay; trái với điểm 4.1 Quy trình số 2268/2012/QT – TGĐ ngày 6/9/2012 về cấp tín dụng đối với khách hàng doanh nghiệp và hộ kinh doanh tại OceanBank.

Không chỉ có vậy, cơ quan điều tra còn xác định được, Thắm đã trao đổi và bàn bạc với Nguyễn Xuân Sơn (SN 1962 – nguyên TGĐ OceanBank) để đề ra chủ trương thu thêm lãi suất vay tín dụng và chênh lệch tỷ giá dưới hình thức “thu phí” của khách hàng thông qua Công ty BSC (Cty BSC) trái quy định của NHNN để trả lãi suất ngoài hợp đồng trên số tiền gửi của Tập đoàn Dầu khí (PVN) tại OceanBank.

Từ đó, cả Thắm và Sơn đã đã chỉ đạo Hoàn, Nguyễn Minh Thu (SN 1973 – nguyên TGĐ OceanBank) và Phạm Hoàng Giang (SN 1975 – nguyên TGĐ Cty BSC Việt Nam) triển khai thực hiện, gây thiệt hại cho OceanBank và khách hàng tổng số hơn 68 tỷ đồng.

Đến cuối năm 2010, Sơn được điều chuyển, bổ nhiệm làm Phó TGĐ PVN. Theo Thắm thì thời điểm này Sơn đã giới thiệu với Thắm về Thu đồng thời đề nghị thắm giao cho Thu tiếp tục phụ trách công tác huy động vốn như Sơn đã bàn với Thắm trước đó. Do nguồn vốn huy động của OceanBank phụ thuộc vào phần lớn tiền gửi của PVN nên Thắm đồng ý với đề nghị này của Sơn. Sau đó Thắm ra chủ trương về việc chi lãi suất huy động vốn ngoài hợp đồng cho khách hàng trên toàn hệ thống OceanBank như đã chi cho PVN cũng như các công ty và công ty con thuộc PVN trong thời điểm Sơn làm TGĐ OceanBank.

Theo chủ trương của Thắm về việc chi trả lãi ngoài huy động vốn cho khách hàng gửi tiền trên toàn hệ thống của OceanBank, Thu (TGĐ) Lê Thị Thủy, Nguyễn Thị Minh Phương đều là Phó TGĐ đã chỉ đạo lãnh đạo các Khối/Ban nghiệp vụ thuộc Hội sở OceanBank và Giám đốc các Chi nhánh/Phòng giao dịch thực hiện chi lãi ngoài hợp đồng huy động vốn gây thiệt hại cho OceanBank tổng số tiền hơn 1.576 tỷ đồng và làm ảnh hưởng đến việc ra các chủ trương điều hành thị trường tiền tệ của NHNN, ảnh hưởng đến việc thực hiện chính sách tiền tệ của Chính Phủ.

15:55

VKS tiếp tục đọc cáo trạng

Theo bản cáo trạng truy tố của Viện kiểm sát nhân dân Tối cao (VKSNDTC), trong quá trình hoạt động, tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) đã xảy ra nhiều vi phạm pháp luật đặc biệt nghiêm trọng trong việc cho vay, huy động tiền gửi, chi lãi suất vượt trần lãi suất, chi lãi suất ngoài hợp đồng cho khách hàng, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng đội với OceanBank và các cổ đông ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc thực hiện chính sách tiền tệ của Nhà nước.

Qua điều tra, cơ quan chức năng xác định nguyên nhân là do hành vi vi phạm pháp luật của Hà Văn Thắm – đại diện theo pháp luật của OceanBank, Ban Tổng giám đốc OceanBank trong các thời kỳ, lãnh đạo các Khối nghiệp vụ ở Hội sở xuống đến lãnh đạo Chi nhánh, Phòng giao dịch và các đối tượng có liên quan khác.

Vào tháng 11/2012 với trách nhiệm là chủ tịch HĐQT OceanBank Thắm đã chỉ đạo và cùng Nguyễn Văn Hoàn (SN 1977 – nguyên Phó TGĐ OceanBank) giải quyết cho Phạm Công Danh (nguyên chủ tịch HĐQT Ngân hàng Xây dựng) vay thông qua Công ty Trung Dung không đảm bảo điều kiện vay vốn, không có tài sản bảo đảm, khách hàng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, trái với quy định của Ngân hàng Nhà nước về quy chế cho vay về quy trình, thủ tục gây thiệt hại cho OceanBank hơn 343 tỷ đồng tiền gốc, chưa tính hơn 201 tỷ đồng tiền lãi đến thời điểm ngày 21/10/2014 (Trong đó có hơn 81 tỷ đồng tiền lãi quá hạn, gần 17 tỷ đồng tiền phạt quá hạn và hơn 103 tỷ đồng phạt gốc quá hạn).

15:35

HĐXX tạm nghỉ giải lao

15:04

Theo hồ sơ vụ án vào tháng 5/2014, để có tiền sử dụng vào mục đích cá nhân, Hà Văn Thắm đã chỉ đạo Nguyễn Thị Lan Hương, Thư ký HĐQT lập khống 24 hợp đồng chuyển nhượng căn hộ của Dự án StarCity Westlake giữa 9 cá nhân do Hà Văn Thắm chỉ định với Công ty Viptour – Togi làm chủ đầu tư (Hà Văn Thắm Chủ tịch HĐQT Oceanbank kiêm Chủ tịch HĐQT CTCP Khách sạn và Dịch vụ Đại Dương (OCH) là cổ đông lớn).

Sau đó Thắm chỉ đạo Nguyễn Thị Dung là người được Thắm thuê làm Phó tổng giám đốc CTCP Viptour – Togi ký vào các hồ sơ khống này. Đồng thời chỉ đạo Nguyễn Việt Hà, Giám đốc PGD Đào Duy Anh thực hiện thẩm định cho vay.

Đến ngày 29/5/2014, theo chỉ đạo của Thắm, Nguyễn Việt Hà giao Trần Trung Kiên – Trưởng Phòng và cán bộ tín dụng Nguyễn Anh Tuấn lập báo cáo thẩm định đề nghị duyệt cho vay.

Trong quá trình thẩm định hồ sơ cho vay, Nguyễn Anh Tuấn không liên hệ với khách hàng, không thẩm định khả năng tài chính, không định giá tài sản đảm bảo khoản vay mà đã lập 9 tờ trình thẩm định đề xuất duyệt cho vay đối với 9 khách hàng cá nhân, trình Trần Trung Kiên và Nguyễn Việt Hà ký, trình Hội sở xét duyệt khoản vay.

Bất chấp hồ sơ bị Phòng thẩm định cá nhân của Oceanbank trả lại do không đủ điều kiện, Hà Văn Thắm và Nguyễn Văn Hoàn vẫn đồng ý cho vay.

Cùng ngày, Phòng giao dịch Đào Duy Anh đã ký 9 hợp đồng tín dụng và 137,89 tỷ đồng đã được giải ngân. Tiền về tài khoản của Viptour – Togi, sau đó Hà Văn Thắm để trả nợ cho các khoản vay khác của Thắm.

Hiện tại, OceanBank đã thu hồi hơn 26 tỷ đồng tiền gốc và 1,53 tỷ đồng tiền lãi phạt do 2 cá nhân đã tự thanh lý, chuyển trả. Công ty Viptour - Togi đã chuyển nộp vào tài khoản tạm giữ của Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về kinh tế và tham nhũng 111,84 tỷ đồng để trả tiền nợ gốc.

Như vậy số tiền nợ gốc của khoản vay nói trên đã được thu hồi. Liên quan đến khoản vay này có Hà Văn Thắm, Nguyễn Việt Hà, Trần Trung Kiên và Nguyễn Anh Tuấn.

Do thời hạn điều tra đã hết, Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an đã có quyết định tách ra để tiếp tục điều tra, xử lý hành vi vi phạm này trong giai đoạn II của vụ án cùng với 1 số khoản vay có dấu hiệu vi phạm khác.

14:51

Theo quyết định trưng cầu giám định của Cơ quan cảnh sát điều tra Bộ Công an, Cơ quan điều tra phối hợp với Đoàn giám định của NHNN và OceanBank rà soát đánh giá tình trạng toàn bộ các khoản nợ xấu có khả năng mất vốn, xác định hành vi vi phạm và hậu quả hoạt động cấp tín dụng tại ngân hàng này.

Đoàn giám định đã đánh giá và xác định hậu quả đối với các khoản vay của 8 khách hàng gồm công ty TNHH Bất động sản TNN; công ty CP BSC Việt Nam; Công ty CP Đầu tư và tư vấn tài chính Liên Việt; Công ty cổ phần tập đoàn Vina Megastar; Công ty CP Nam Định; Công ty CP Sân Golf Ngôi sao Chí Linh; Công ty CP Đầu tư Toàn Việt và Công ty CP Tư vấn đầu tư xây dựng và kinh doanh nhà với tổng dư nợ nhóm 5 tính đến 31/3/2016 là hơn 2.652 tỷ đồng, trong đó nợ gốc là hơn 1.785 tỷ và nợ lãi, tiền phạt hơn 866 tỷ.

Ngoài ra, cơ quan điều tra đang yêu cầu OceanBank rà soát, đánh giá, làm rõ tình trạng các khoản vay khác và xác định khả năng trả nợ của khách hàng, yêu cầu thu hồi nợ trước hạn và phối hợp với đoàn giám định NHNN xác định hậu quả đối với từng khoản vay không có khả năng thu hồi.

Do thời hạn điều tra đã hết, cơ quan cảnh sát điều tra Bộ công an quyết định tách hành vi trên, tiếp tục điều tra mở rộng và có hình thức xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật vào giai đoạn II của vụ án.

14:05

Viện kiểm sát công bố cáo trạng

Theo cáo trạng của VKSNDTC về vụ việc Hà Văn Thắm xảy ra tại Ngân hàng Đại Dương (OceanBank), ngoài sai phạm đối với các khoản cho công ty Trung Dung vay 500 tỷ đồng.

Hà Văn Thắm và các đối tượng tại OceanBank còn có các sai phạm trong việc thẩm định, phê duyệt, giải ngân, kiểm tra sau cho vay đối với nhiều doanh nghiệp, đến nay nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) khoảng 4.935 tỷ đồng và nợ khó có khả năng thu hồi là hơn 9.048 tỷ đồng.

Tài sản đảm bảo không đủ điều kiện pháp lý để định giá, công ty hoạt động thua lỗ hoặc không có nguồn thu, OceanBank xác định khó có khả năng thu hồi.

truc tiep phien toa vu ha van tham chieu 288 nhieu van de duoc tach ra de tiep tuc dieu tra
13:54

Tòa án Hà Nội tiếp tục xử sơ thẩm vụ Hà Văn Thắm và đồng phạm

Thẩm phán phiên tòa phổ biến quyền lợi trách nhiệm của các bị cáo. Đọc danh sáchh các luật sư bào chữa cho bị cáo trong vụ án.

Những người được triệu tập, những người có liên quan cũng được phổ biến quyền lợi trách nhiệm.

truc tiep phien toa vu ha van tham chieu 288 nhung mat xich chu chot trong dai an
truc tiep phien toa vu ha van tham chieu 288 nhung mat xich chu chot trong dai an
truc tiep phien toa vu ha van tham chieu 288 nhung mat xich chu chot trong dai an
truc tiep phien toa vu ha van tham chieu 288 nhung mat xich chu chot trong dai an
Các bị cáo được dẫn vào phòng xét xử.

Trước khi kết thúc phần thủ tục phiên tòa, Hội đồng xét xử khẳng định hồ sơ vụ án vẫn còn nguyên vẹn, không bị thay đổi.

13:28

Sáng 28/8, HĐXX làm thủ tục kiểm tra căn cước các bị cáo, những người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án.

truc tiep phien toa xu ha van tham dien vien quynh tu bit mat roi phien toa
Trong phiên tòa sáng 28/8 nữ diễn viên bật khóc nức nở.

Ngay tại phần khai tòa, thư ký thông báo cho biết, ba bị cáo vắng mặt gồm: Hứa Thị Phấn- cựu Chủ tịch HĐQT Công ty CP Đầu tư và Phát triển Phú Mỹ; Vũ Thị Thùy Dương - cựu Giám đốc khối kế toán và Giao dịch trong nước của Oceanbank; Nguyễn Viết Hiền - cựu Giám đốc Oceanbank - Phòng giao dịch Âu Cơ.

Theo trình bày của luật sư Trương Thị Minh Thơ - bào chữa cho Hứa Thị Phấn, hiện bị cáo đang nằm viện tại TP. HCM bị mất 90% sức khỏe. Bị cáo đang rơi vào tình trạng nửa mê nửa tỉnh, không đi lại được, tình hình sức khỏe rất nguy kịch.

Luật sư Trương Thị Minh Thơ cho biết, mình là người đã viết đơn kiến nghị tòa cho bị cáo Phấn được vắng mặt trong phiên xử.

Bị cáo Vũ Thị Thùy Dương xin xét xử vắng mặt vì mới sinh con. Bị cáo Nguyễn Viết Hiền thì đang bị bệnh nan y. Tuy nhiên, luật sư bào chữa cho bị cáo Hiền cho biết, nếu trong quá trình xét xử, những phần liên quan đến mình, bị cáo có thể xin có mặt tại phiên tòa.

Sau khi hỏi ý kiến của các luật sư, đại diện viện kiểm sát, tòa quyết định sẽ tiếp tục vì sự vắng mặt của các bị cáo trên không ảnh hưởng đến quá trình xét xử vụ án.

Khi phiên tòa chuyển sang phần kiểm tra căn cước thì bỗng trở nặng nề khi nhiều nữ bị cáo bỗng nhiên òa khóc không lý do.

Riêng bị cáo Hoàng Thị Hồng Tứ (SN 1983) – cựu Chủ tịch HĐQT Công ty BSC (doanh nghiệp do Hà Văn Thắm tạo lập) thì khi vừa cầm micro đã bật khóc nức nở, khiến vị chủ tọa Trần Nam Hà liên tục phải trấn an “bị cáo hãy bình tĩnh”.

Trong hàng nước mắt, Hoàng Thị Hồng Tứ cho biết từng tốt nghiệp Đại học Sân khấu điện ảnh. Sau đó, được cựu Chủ tịch HĐQT Oceanbank tuyển vào ngân hàng làm thư ký. Bị cáo đã có hai con và đã ly hôn chồng.

Trong phần kiểm tra căn cước sáng nay, nhiều đương sự được triệu tập đã không có mặt tại phiên tòa. Trong sáng nay, HĐXX kết thúc ở phần kiểm tra căn cước.

Theo cáo trạng, trong quá trình làm Chủ tịch HĐQT Oceanbank, Hà Văn Thắm cùng các đồng phạm là thuộc cấp tại ngân hàng có nhiều vi phạm trong hoạt động tín dụng gây thiệt hại cho ngân hàng và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chính sách tiền tệ của Nhà nước.

Bên cạnh đó, các vi phạm pháp luật của Hà Văn Thắm và thuộc cấp góp phần gây thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng. Trong vụ án này, cơ quan tố tụng xác định, Hà Văn Thắm là chủ mưu.

Ngoài Hà Văn Thắm bị truy tố, hàng chục người còn lại chủ yếu là lãnh đạo tại hội sở ngân hàng và lãnh đạo các chi nhánh, phòng giao dịch của Oceanbank trên toàn hệ thống, lãnh đạo Công ty BSC bị cũng dính hệ lụy từ việc làm sai trái của sếp.

Đáng chú ý, trong các bị cáo bị truy tố có Nguyễn Xuân Sơn–là đại diện góp vốn của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) tại ngân hàng.

Bị cáo Sơn đã có hành vi lợi dụng chức vụ được giao, ban hành, tổ chức và chỉ đạo các hoạt động trái pháp luật chiếm đoạt số tiền 246 tỷ đồng.

Nhật Anh - Phi Hùng

Theo Đời sống & Pháp lý

chọn
[Photostory] Vị trí khu đô thị 72.000 tỷ đồng đang tìm chủ tại Biên Hòa
Khu đô thị Hiệp Hòa có vị trí thuộc phường Hiệp Hòa, TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai, quy mô quy hoạch khoảng 293 ha, với tổng mức đầu tư hơn 72.000 tỷ đồng.