Trung Quốc 'lăm le' đưa Bắc Cực vào tham vọng Con đường tơ lụa mới?

Trung Quốc gần đây có nhiều động thái cho thấy nước này đang “lăm le” miếng bánh Bắc Cực, trong đó có thể đưa khu vực này vào kế hoạch thương mại của chiến lược Con đường tơ lụa mới.
trung quoc lam le dua bac cuc vao tham vong con duong to lua moi
Một tảng băng trôi dọc theo đảo Devon ở vùng Bắc Cực và thuộc lãnh thổ Canada. Trung Quốc không phải là quốc gia vùng cực nhưng những năm gần đây tăng cường hoạt động ở khu vực này. Ảnh: AFP

“Chiến lược của Bắc Kinh không chỉ dừng ở một vành đai và con đường”, South China Morning Post dẫn lời Li Xiguang, giáo sư trường Đại học Tsinghua phát biểu tại một diễn đàn ở Hong Kong hôm 20/5. Li đang dẫn dắt cuộc nghiên cứu thực địa về hành lang kinh tế giữa Trung Quốc và Pakistan hiện được triển khai như một phần của tuyến đường thương mại trong Con đường tơ lụa.

"Tên đầy đủ của chiến lược sẽ là ‘Một vành đai, một con đường, một vòng tròn’, và vòng tròn ở đây đề cập đến Vòng Bắc Cực”, Li dẫn lời giáo sư Hu Angang từng phát biểu hồi tháng trước cho hay.

"Vùng Bắc Cực giàu vàng và nhiều tài nguyên khoáng sản khác chưa được khai thác. Vì vậy, khu vực này có thể nằm trong chiến lược của Trung Quốc ", Li nói, mặc dù thừa nhận thuật ngữ “một vòng tròn” không xuất hiện trong bất kỳ tài liệu chính thức nào.

Con đường tơ lụa mới, còn có tên "Một vành đai, một con đường” là sáng kiến được Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình lần đầu công bố vào năm 2013. Đây là dự án xây dựng qua hơn 60 nước, dựa trên ý tưởng hồi sinh Con đường tơ lụa từng kết nối Trung Quốc với Trung Á, châu Âu và các khu vực xa hơn nữa.

Bắc Cực có khoảng 30% khí tự nhiên và 13% lượng dầu chưa được phát hiện của thế giới, theo một báo cáo của Cục Địa chất Mỹ.

Theo các nhà chiến lược Trung Quốc, khu vực này có thể cung cấp nguồn năng lượng thay thế cho Trung Quốc, giảm sự phụ thuộc vào những nguồn hiện có.

Trung Quốc không phải là quốc gia vùng cực nhưng những năm gần đây tăng cường hoạt động ở khu vực này.

Năm 1994, Trung Quốc đã mua chiếc tàu phá băng Xuelong, hay Snow Dragon (Rồng tuyết) từ Ukraine, và đã thực hiện hơn một nửa nhiệm vụ nghiên cứu ở các vùng cực, dưới sự bảo trợ của Cục Bắc Cực và Nam Cực của nước này.

Trung Quốc tự nhận mình là một "quốc gia gần Bắc Cực" và coi khu vực này là "tài sản thừa kế của toàn nhân loại", theo Cơ quan Quản lý Hải dương của Trung Quốc. Trung Quốc cũng là quan sát viên của Hội đồng Bắc Cực từ năm 2013.

Trong chuyến công du Mỹ hồi tháng trước, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã dừng chân ở Phần Lan để tìm cách hỗ trợ cho sự hiện diện lớn hơn của Trung Quốc ở Bắc Cực.

Khi quay trở lại Bắc Kinh, ông Tập đã bất ngờ dừng chân tại Alaska và gặp Thống đốc Bill Walker. Ông Walker nói đã sẵn sàng cung cấp cho Trung Quốc một lượng khí đốt tự nhiên hoá lỏng “mang giá trị của cả thế hệ".

Trước chuyến dừng chân bất ngờ này của lãnh đạo Trung Quốc, tờ Los Angeles Times nhận định, động thái rõ ràng thể hiện tham vọng về nguồn tài nguyên của Bắc Kinh tại khu vực Bắc Cực.

trung quoc lam le dua bac cuc vao tham vong con duong to lua moi Vành đai và Con đường của Trung Quốc: Tham vọng và hoài nghi
chọn
5 điểm nổi bật trong quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030
Vĩnh Phúc là một trong những tỉnh được quy hoạch lên thành phố trực thuộc Trung ương đến năm 2050. Cùng điểm qua những điểm nổi bật về quy hoạch tỉnh này thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050.